Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

PHÚ HUÂN - BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VN: THẬT GIẢ LẪN LỘN

LIÊN KẾT SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững: Bài 2 - Định hình các giải pháp then chốt

SGGP, thứ năm, 03/12/2015, 12:46 (GMT+7) Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện sắp tới, ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các bước đi thích hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau hay giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân để phát huy thế mạnh của mỗi bên nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh, thương hiệu, uy tín thị trường là một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, việc rà soát lại cơ chế chính sách, thúc đẩy kinh tế hợp tác, tái cơ cấu và đổi mới toàn diện ngành nông nghiệp cũng là những vấn đề mà các đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” bàn thảo, kiến nghị nhiều giải pháp quan trọng. Liên kết - yếu tố sống còn “Chúng ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nhưng đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức vì nền nông nghiệp rất dễ bị tổn thương. Đã đến lúc chúng ta khôn

TS Trần Du Lịch: cái gốc là chính sách với nông nghiệp

  TBKTSG, thứ Ba,  1/12/2015, 17:26 (GMT+7) Trung Chánh (TBKTSG Online) – Để giải quyết được bài toán liên kết chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp thì phải đi từ cái gốc của vấn đề, tức phải thay đổi chính sách, chứ không thể có được thành công từ việc bàn đến phần ngọn, theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM. Phát biểu tại hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” được tổ chức tại Bến Tre hôm nay 1-12, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, đặt một loạt câu hỏi: “Tại sao có một bộ phận nông dân phải dùng hóa chất trong sản xuất? Tại sao chúng ta để nông dân làm như vậy? Chính sách chúng ta như thế nào?” Ông Lịch cho biết, ông không trách người nông dân vì họ phải cạnh tranh để tồn tại, nhưng cho rằng cần phải thay đổi cách làm bởi giá cả tuy là yếu tố quan trọng, nhưng chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn vì nó mới là yếu tố để cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh hội

Tái cơ cấu và phát triển bền vững nền nông nghiệp đồng bằng

Báo Đồng Khởi, ngày 01 tháng 12 năm 2015 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, có địa bàn nông thôn rộng lớn, lực lượng nông dân đông đảo, là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, đặc biệt là các loại nông sản chủ lực lúa gạo, thủy sản và trái cây nhiệt đới.  Hội nhập, cạnh tranh, phát triển hay tụt hậu đang là thời cơ và thách thức lớn của nền nông nghiệp Việt Nam mà ĐBSCL là trọng điểm. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế và khu vực ASEAN như thế nào phụ thuộc vào việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của vùng này trong thời gian tới. Tình hình phát triển nông nghiệp ĐBSCL thời gian qua Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL”, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong vùng ĐBSCL đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đã đ

ĐẤT QUÊ KHÔNG THỂ NÍU CHÂN NGƯỜI QUÊ ?

Xây dựng thương hiệu gạo ‘Made in Việt Nam’

Báo Công an nhân dân, 08:02 06/10/2015 Tuy chiếm giữ vị trí xuất khẩu cao nhưng cho đến nay, gạo “Made in Vietnam” vẫn không có bước chuyển biến đáng kể nào về chất và vẫn đang đối mặt với những khó khăn rất lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường thế giới Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới Hạt gạo Việt Nam xuất ngoại "Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam" Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, từ một quốc gia thiếu đói liên miên, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới chỉ 3 năm sau công cuộc đổi mới có lẽ là “độc nhất vô nhị”. Trong 2 thập kỷ trở lại đây, Việt Nam không những giữ được vị trí rất đáng tự hào mà còn cùng với Thái Lan cung cấp khối lượng ổn định đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Trong đó, phải kể đến vai trò của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong gần ¼ thế kỷ đến nay, trong tổng sản lượng tăng 25,75 triệu tấn của cả nước thì riêng ĐBSC

Diễn đàn kinh tế ĐBSCL

Báo Cần Thơ, thứ tư, 14/10/2015 20 giờ 42 GMT+0 Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Hợp tác phát triển ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao TP Cần Thơ, các tỉnh vùng ĐBSCL đã hình thành một số liên kết trong nông nghiệp với cụm nhà máy chế biến, xuất khẩu lúa gạo, tôm, cá tra, trái cây gắn với vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, sự vận hành của các mối liên kết này đang gặp trở ngại do hạ tầng kinh tế-kỹ thuật chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ còn yếu... Thực trạng này đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách pháp lý để hoạt động liên kết trở nên hiệu quả, thực chất hơn. Đặc biệt, TP Cần Thơ cần hợp tác với các tỉnh vùng ĐBSCL phát triển ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, sản xuất nông nghiệp được định hướng sản xuất hàng hóa nông sản với mô hình đa canh bền vững trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; h