Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giáo dục đại học, cao đẳng ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và vài khuyến nghị từ góc nhìn thực tiễn

Trần Hữu Hiệp TCCS, ngày 07/12/2017 TCCSĐT - Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, công tác giáo dục - đào tạo bậc đại học, cao đẳng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực về qui mô trường lớp, số lượng người học, chất lượng lao động qua đào tạo,… Tuy nhiên, từ góc nhìn thực tiễn, lĩnh vực này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, lộ diện những “mảng tối” cần được định hướng lại và can thiệp bằng những chính sách, giải pháp phù hợp trong tình hình mới.  Những “điểm sáng”  Thời gian qua, giáo dục đại học, cao đẳng cùng với trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Toàn vùng hiện có 17 trường đại học (trong có 6 trường đại học ngoài công lập), 26 trường cao đẳng, 62 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên ng

‘Hội nghị Diên Hồng’ cho đồng bằng sông Cửu Long

Báo Pháp luật TPHCM, Thứ Ba, ngày 26/9/2017 - 03:00 (PL)- Nhiều đại biểu kỳ vọng vào sự kiến tạo từ Chính phủ sẽ tháo gỡ các nút thắt cho vùng ĐBSCL cất cánh. Hôm nay (26-9), Hội nghị định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được chính thức khai mạc tại TP Cần Thơ với sự tham dự của trên 500 đại biểu. Đây được coi là  “Hội nghị Diên Hồng”  cho ĐBSCL, nhằm hiệu triệu các tư tưởng lớn giúp Chính phủ và các địa phương vùng ĐBSCL xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm  phát triển bền vững  ĐBSCL với  tầm nhìn đến năm 2100 . Cụ thể, hội nghị lần này nhằm định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với các nguy cơ hiển hiện từ biến đổi khí hậu; cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế;   cũng như việc sử dụng nước đầu nguồn sông Mekong và các vấn đề nội tại của ĐBSCL. Đánh thức tiềm năng một cách tương xứng Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các

Bão số 16 với mức độ “thảm họa”: Nhà cửa sẽ bay như lá?

LĐO  | 25/12/2017 | 11:18 Người dân Cà Mau chằng chống nhà cửa ứng phó với bão số 16. Ảnh: Nhật Hồ. Tại nông thôn ĐBSCL, trên 90% nhà cửa thuộc loại bán kiên cố và nhà đơn sơ. Những căn nhà này chỉ cần một luồng gió xoáy tương đương cấp 5, cấp 6 (trong thang cấp gió Beaufort) là đổ sập tức thì. Trong khi đó, bão số 16 đang dự báo gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13. Những con số thống kê là của PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ. Còn thực tế, đó là những ngôi nhà kiểu “nhà đá, nhà đạp”, dựng bằng lá, bằng tôn, đạp là đổ.  Nếu bão 16 vào ĐBSCL, có thể hình dung ra một kịch bản thảm họa là nhà cửa sẽ bay như lá. Nhớ hồi kỷ niệm 20 năm “thảm họa” Linda, có một sự chủ quan lớn đã được nhắc tới. Nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Huy Ngọ kể: Khi các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương gọi điện đến lãnh đạo địa phương cảnh báo, họ đều nói, trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng. Một cán bộ địa phương cho

Làm sao có 'nông dân triệu đô'?

t iến Trình, Hạnh Nguyễn Báo Tuổi Trẻ, 17/01/2018 21:16 GMT+7 "Muốn phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp ĐBSCL, điều đầu tiên phải thay đổi là từ lối nghĩ của nông dân" - các nhà khoa học, nhà quản lý có cùng quan điểm trên khi phát biểu tại tọa đàm Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Công ty CP Tôn Đông Á diễn ra ngày 16-1 tại TP Cần Thơ. Đừng bỏ rơi nông dân Chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp nhắc nhớ câu chuyện cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng chủ trì một hội nghị liên quan đến vấn đề phát triển ĐBSCL và đặt ra các vấn đề bức thiết nơi đây là giao thông, hạ tầng và nguồn nhân lực. Đến nay, sau 14 năm các vấn đề này vẫn là điểm yếu của vùng. Không hẹn mà gặp, các chuyên gia, nhà quản lý đều có chung quan điểm thay đổi của ĐBSCL phải bắt đầu thay đổi từ người dân, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Ông Lê Bá Phước - chủ tịch Hội Nông dân TP Cần Thơ - chỉ ra rằng "nông dân gặp

Nhân lực là động lực phát triển đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 16/01/2018 20:28 GMT+7 TTO - Mô hình phát triển ĐBSCL lấy con người làm trung tâm, chú trọng chất lượng hơn số lượng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp cận chủ động, linh hoạt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh. ·          Khắc phục 'gót Asin' về nguồn nhân lực ·          Các tỉnh thu hút nguồn nhân lực ·          Cần chính sách mạnh để phát triển nguồn nhân lực TS. Trần Hữu Hiệp - Ảnh: Chí Quốc Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã xác định tầm nhìn dài hạn, yêu cầu thay đổi tư duy, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, chủ động thích ứng, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển vùng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, bảo đảm cuộc sống khá giả của người dân ĐBSCL. Mô hình phát triển ĐBSCL lấy con người làm trung tâm, chú trọng chất lượng hơn số lượng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp cận chủ động, linh hoạt tr

Hội đồng điều phối vùng - Phòng thí nghiệm chính sách

Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Hai, 18/12/2017 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP (NQ 120) về “Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chuyển đổi mô hình, thay đổi tư duy, tôn trọng quy luật tự nhiên, kiến tạo phát triển bền vững vùng ĐBSCL là quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược quan trọng.  Lần đầu tiên, một nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng được Chính phủ ban hành thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, sự tiếp cận hệ thống và tầm nhìn dài hạn đến năm 2050. Tư duy, tầm nhìn, cách tiếp cận là quan trọng. Song cách thức tổ chức triển khai, bố trí nguồn lực và bộ máy thực thi để đưa nghị quyết vào cuộc sống còn quan trọng hơn. Nhìn ở góc độ đó, NQ 120 đang đứng trước 2 thách thức lớn cần phải vượt qua là nguồn lực ở đâu và bộ máy nào để vận hành theo cơ chế liên kết vùng, phát triển vùng!  Đi tìm kiếm mô hình Liên kết vùng là vấn đề lớn, khó, được thực hiện trên hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý điều hành, các nguồn lực phân tán, cơ chế, chính sách,

Ì ạch du lịch đồng bằng

Thứ Hai, 27/6/2016 10:09 Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không phải đi xuống, vẫn đang phát triển, chỉ có điều sự phát triển không được như kỳ vọng, chưa xứng với tiềm năng…  Bao năm… chưa lớn Theo Tổng cục Du lịch, năm 2014, ĐBSCL thu hút 1,7 triệu lượt khách quốc tế; trong khi đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đạt 8,2 triệu lượt khách, duyên hải Nam Trung bộ 4,3 triệu lượt khách; vùng Đông Nam bộ 5,1 triệu lượt khách. Năm 2015, vùng ĐBSCL đạt 1,8 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với 8,4 triệu lượt khách; duyên hải Nam Trung bộ 4,9 triệu lượt khách và Đông Nam bộ 5,6 triệu lượt khách. Vẻ đẹp hấp dẫn của biển Phú Quốc Trong khi đó, lượng khách nội địa đến với ĐBSCL tuy có nhỉnh hơn vùng duyên hải Nam Trung bộ và Bắc Trung bộ, nhưng chưa bằng 40% lượng khách nội địa của vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Giữa các địa phương ở ĐBSCL cũng có chênh lệch rất lớn. Tiền Giang, Bến Tre chiếm đến 50