Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nơi giá rẻ nhất nước: Mừng hay lo?

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 11/04/2018 21:58 Nhìn ở góc độ người dân nông thôn tại chỗ như Hậu Giang thì chỉ số tiêu dùng thấp là sự yếu thế Ngày 9-4, Báo Người Lao Động đăng bài "Một ngày ở nơi giá  rẻ nhất nước ", thông tin về giá cả sinh hoạt ở tỉnh Hậu Giang cực kỳ rẻ, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Từ câu chuyện này, nhìn rộng ra, còn có nhiều điều cần đặt ra với các nhà hoạch định chính sách. Nhóm cận nghèo nhất vùng Cuối quý I/2018, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2017 (SCOLI). Theo đó, ĐBSCL là vùng có chỉ số SCOLI thấp nhất nước, trong đó có tỉnh Hậu Giang thấp nhất vùng. Một góc TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Ảnh: DUY NHÂN SCOLI là một chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian, thường là một năm. SCOLI phục vụ đánh giá kết quả thực hiện chính sách và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hậu Giang

ĐBSCL nên là “Tuabin xanh”

Trần Hiệp Thủy, Ngụy T. Khanh Báo Tuổi Trẻ, ngày 11/04/2018 16:26 GMT+7 ĐBSCL không chỉ được xác định là “vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu” mà còn là một trong các “trung tâm năng lượng quốc gia”. ĐBSCL đang trở thành một trung tâm năng lượng lớn của cả nước, với tổng công suất phát điện vào năm 2030 lên đến 18.224 MW, gấp 7,6 lần nhà máy thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á (2.400 MW). Nhưng điều đáng lo ngại theo quy hoạch là phần lớn nguồn phát điện ở ĐBSCL phụ thuộc vào nhiệt điện than. Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh năm 2016, vùng này có 6 trung tâm nhiệt điện, gồm 14 nhà máy nhiệt điện than. Trong đó, có 8 nhà máy trong quy hoạch, 2 nhà máy đang vận hành là Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 và có 4 nhà máy đang xây dựng. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG Ba mối lo từ  nhiệt điện than Việc hình thành trung tâm điện lực ĐBSCL phụ thuộc vào nhiệt điện than đang đặt ra 3 mối lo lớn, cần giải quyết. Đó là ô nhiễm nguồn nước, không khí và tác đ

Không thể mãi “chân lấm tay bùn”!

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 10/04/2018 09:56 GMT+7 TTO - Thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt, công nghệ sản xuất mới ra đời liền liền như các mẫu điện thoại thông minh mới, vì thế cũng đòi hỏi cần có một lớp nông dân @. ·          Nông dân cần gì để an tâm sản xuất, giàu lên? Có lớp nông dân @, mới dần xóa đi hình ảnh nhà nông gắn liền với chân lấm tay bùn, cảnh được mùa mất giá, lúc đó mới nghĩ đến làm nông sẽ giàu. Nông dân chưa giàu vì còn lệ thuộc quá nhiều vào thời tiết, chưa làm chủ được công nghệ, chưa nắm bắt được thị trường, lệ thuộc vào thương lái…  Còn nông dân @ là những người phải biết tận dụng tối đa những tiến bộ của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, làm nông mà không phải lấm bùn, biết khai thác xu hướng tiêu dùng không hóa chất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mà người tiêu dùng đang săn tìm. Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên đối thoại với nông dân tại Hải Dương trong ngày 9-4 là cơ hội để đặt ra những nền tản

Nông dân cần gì để an tâm sản xuất, giàu lên?

Báo  Tuổi Trẻ, 09/04/2018 10:27 GMT+7 TTO - Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên có cuộc đối thoại trực tiếp với nông dân ở Hải Dương hôm nay 9-4, Tuổi Trẻ hỏi chuyện chính nông dân về những vướng mắc của họ. Xác định nông nghiệp phục vụ ai, đi về đâu * TS TRẦN HỮU HIỆP (chuyên gia kinh tế ĐBSCL): Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao Tôi đề xuất quan tâm thực hiện các giải pháp sau: Một là, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường.  Hai là, đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.  Ba là, tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao.  Bốn là, cần chọn đầu tư phát triển các phân ngành dịch vụ nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. * TS NGUYỄN MINH CHÂU (chuyên gia nông nghiệp): Nhà nước phải làm nhạc trưởng

Sứ mệnh cây lúa miền Tây

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 15/03/2018 11:50 GMT+7 TTO - Việc cây lúa từ vị trí hàng đầu, nay xếp sau thủy sản và cây ăn trái, cần được nhận thức đúng trong định hướng phát triển vùng, gắn liền với sứ mệnh của cây lúa miền Tây. Ảnh: THUẦN VÕ Việc cây lúa từ vị trí hàng đầu, nay xếp sau thủy sản và cây ăn trái, cần được nhận thức đúng trong định hướng phát triển vùng, gắn liền với sứ mệnh của cây lúa miền Tây. Dù ở vị trí nào trong cơ cấu kinh tế hay trong rổ tiêu dùng của các bà nội trợ, thì hạt gạo Việt vẫn không thể thiếu trong mỗi gia đình và mang sứ mệnh cao cả. Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn còn lâu hơn nữa, an ninh lương thực vẫn là vấn đề toàn cầu, Việt Nam vẫn là quốc gia có trách nhiệm. Song, trước thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai và nhân tai, chúng ta cần nhận thức lại về an ninh lương thực, về sứ mệnh của cây lúa. An ninh lương thực không chỉ là việc đảm bảo an toàn, chắc chắn nhu cầu ăn gạo cho mọi người dân, mà còn phải được tiếp cậ

Thông điệp cho nông dân khởi nghiệp

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 28/02/201821:47 GMT+7 TTO - Chính phủ kiến tạo, nông nghiệp sáng tạo, nông dân khởi nghiệp là những thông điệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền cảm hứng, ươm mầm sáng tạo cho giới trẻ, nông dân miền Tây thời gian qua. Một hệ sinh thái khởi nghiệp bước đầu đã được hình thành giúp chắp cánh cho những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Khởi nghiệp trở thành mệnh lệnh của phát triển, không phải từ ý tưởng cao siêu mà chính từ thực tiễn sinh động của người miền Tây.  Nhiều ý tưởng kinh doanh, mô hình khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đã xuất hiện. Hơn 2 năm nhận nhiệm vụ, người đứng đầu Chính phủ đã đến thăm và làm việc với hầu hết các địa phương trong vùng với nhiều chỉ đạo thiết thực: Cần Thơ phải trở thành thủ phủ khởi nghiệp của vùng, Bến Tre - Đồng Khởi khởi nghiệp, Long An đi đầu về kinh tế, Đồng Tháp xây dựng thương hiệu sáng tạo, liên kết tài nguyên bản địa với sức mạnh tri thức và công nghệ 4.0, Bạc Liêu phấn đấu trở thành "công

Đệ nhất khuyển vương đảo Phú Quốc

Kinh tế - Văn hóa - Thể thao Báo An Ninh Thế Giới, 16:20 22/02/2018 Những tài liệu cổ và thư tịch xa xưa có đề cập đến một thương cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam nằm tại cánh đồng rộng lớn giáp chân núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay, rồi bỗng dưng biến mất xuống lòng đất, bị xóa sổ một cách kỳ bí. Đưa chó Phú Quốc sang Paris thi đấu Chó Phú Quốc - báu vật bên bờ tuyệt chủng Huyền thoại về chó Phú Quốc Các nhà khảo cổ học từ Viện Bác cổ Đông Dương của Pháp và Việt Nam từng tiến hành nhiều đợt khai quật dưới lòng đất từ năm 1930 đến nay, đã phát hiện rất nhiều di chỉ, hiện vật cổ xưa có niên đại hàng ngàn năm từ lòng đất dưới cánh đồng này. Có giả thuyết cho rằng do thiên tai (biến đổi khí hậu) gây ra. Rất có thể một trận đại hồng thủy cách nay khoảng 8.000 năm, gây ra đợt xâm thực Đông Hải vô cùng lớn làm tách lìa một phần đất của lục địa Châu Úc tạo nên những hòn đảo trên Thái Bình Dương như Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu... Giống chó