Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bi hài chuyện trúng số: Đừng chờ... sung rụng!

Báo Người Lao Động, 02/04/2019 07:45 Đã có bao nhiêu gia đình bị cái nghèo gặm nhấm, thậm chí tán gia bại sản vì lạm dụng trò chơi vé số Mỗi buổi chiều, dạo quanh một vòng không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều người ngồi trong quán nước hay đứng trước các đại lý vé số để trông chờ vận may. Những người sống về chiều Chứng kiến cảnh đủ kiểu hỷ nộ trước và sau giờ xổ số, bà Lê Thị Kim Lệ (72 tuổi; ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ) kể có lần bà thấy một người cầm trên tay cọc vé số bước vào quán. Mới đầu, bà nghĩ gần đến giờ xổ mà người này không may mắn bán hết vé số. Lân la hỏi thăm thì bà mới biết người này tốn hơn 1 triệu đồng mua số chỉ mong trúng để có tiền trả nợ. "Hôm đó, số xổ gần hết lô rồi, người này từ vẻ mặt đầy hy vọng chuyển sang buồn bã, giống như… trúng gió vậy" - bà Lệ nói. Hình ảnh thường thấy tại các đại lý vé số trước giờ xổ số Ảnh: Song Anh Theo người bán quán nước đối diện một đại lý vé số ở TP Cần Thơ, quán nước của bà chỉ đông khách vào sáng

Giao thông miền Tây: Thiếu vốn đầu tư - điểm nghẽn lớn nhất

Báo Tuổi Trẻ, 05/04/2019 09:09 GMT+7 TTO - Các đại biểu đã chỉ ra như vậy tại buổi làm việc ngày 4-4 để chuẩn bị nội dung báo cáo lên Thủ tướng về kết nối giao thông TP.HCM và các tỉnh miền Tây. ·          Đường về miền Tây xa lắm...! ·          13 tỉnh Miền Tây loay hoay thoát điểm nghẽn ·          Gỡ điểm nghẽn cho BOT giao thông Cầu Rạch Miễu (Bến Tre - Tiền Giang) nhỏ hẹp là một nút thắt giao thông ở miền Tây - Ảnh: M.TRƯỜNG Buổi làm việc gồm Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông với lãnh đạo UBND TP.HCM, Tây Ninh và các tỉnh Tây Nam Bộ. Khó khăn nhất là nguồn vốn nên phương thức đầu tư rất quan trọng. Có những dự án cần phối hợp đầu tư giữa các địa phương như đường sắt TP.HCM - Cần Thơ vì vừa đầu tư bằng BOT lẫn BT nên cần quỹ đất của các địa phương để thực hiện Ông Trần Vĩnh Tuyến (phó chủ tịch UBND TP.HCM) Tại buổi làm việc, lãnh đạo sở GTVT các tỉnh, thành đều kiến nghị tập trung vào việc đầu tư mới, cải tạo nâng cấp các tuyến giao thông hiện có. Hàng lo

3 NÚT THẮT LỚN GIAO THÔNG MIỀN TÂY CẦN THÁO GỠ

TS TRẦN HỮU HIỆP Pháp luật TPHCM, Thứ Hai, ngày 25/3/2019 - 06:55 (PL)- Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trải qua 10 năm, hai lần khởi công, nhiều lần khởi động rồi ngưng thi công, nay vẫn chưa xong.   Vì vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định sử dụng vốn ngân sách giải cứu công trình trọng điểm này, yêu cầu hoàn thành vào cuối năm 2020 đã thắp lên hy vọng cho người dân đồng bằng. TIN LIÊN QUAN §    Tiền Giang chính thức nhận cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận §    Thay nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận §    ‘Giải cứu’ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận §    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận coi chừng lỡ hẹn Nhưng đây chỉ là một trong nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ bằng giải pháp khả thi và quyết tâm mạnh mẽ. Bởi hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới. Nhưng nhìn tổng thể, trước yêu cầu phát triển thì “giao thông đi trước mở đường” của vùng này vẫn đang vướng các điểm n

Tăng sản lượng thì bán cho ai?

Trung Chánh Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ Ba,  19/3/2019, 14:25  (TBKTSG) - TBKTSG số ra ngày 28-2 đã có bài  Phải tăng sản lượng để... hạ giá cá tra xuống? , trong đó nêu đề xuất tăng sản lượng, giảm giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành cá tra Việt Nam trong bối cảnh các nước đang “rục rịch” đẩy mạnh nuôi. Thế nhưng, tăng sản lượng thì dễ, tìm người mua mới khó. Một số chuyên gia trong ngành tiếp tục nêu ý kiến về vấn đề này. Tăng sản lượng để nâng sức cạnh tranh cho cá tra Vì sao giá cá tra lao dốc mạnh? Tăng sản lượng để giảm giá bán chưa chắc đã là giải pháp khả thi để tăng sức cạnh tranh cho cá tra. Trong ảnh, người dân cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh Tăng sản lượng hay chú trọng cung - cầu? Trước sức hấp dẫn quá lớn về giá bán (giá cá nguyên liệu năm 2018 có lúc đạt 36.000 đồng/ki lô gam và lợi nhuận đạt 6.000-10.000 đồng/ki lô gam) mà ngành cá tra Việt Nam đã đạt được trong hai năm 2017-2018, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ c