Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Điện mặt trời có thể “sống chung” với nông nghiệp

TS. Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Thứ Hai,  15/4/2019, 19:35  (TBKTSG) - Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Mô hình sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng cho Việt Nam” mang tính gợi mở, giải quyết xung đột sử dụng đất cho việc phát triển năng lượng tái tạo và nông nghiệp, thủy sản. Mô hình điện mặt trời trên đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.Ảnh: M.L Xung đột từ hai thế mạnh Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, điện gió của Việt Nam rất lớn. Theo quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016, công suất điện gió nước ta năm 2020 sẽ đạt 800 MW, năm 2025 là 2.000 MW và năm 2030 là 6.000 MW; tổng công suất điện mặt trời năm 2020 đạt 850 MW, năm 2025 đạt 4.000 MW và năm 2030 là 12.000 MW. Tuy nhiên, nhờ công nghệ năng lượng phát triển nhanh chóng, suất đầu tư cho năng lượng tái tạo giảm nhan

"Cổng trời" Tây Đô đã mở

TS . Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, 15/04/2019 07:46 Chỉ trong 2 tuần đầu tháng 4-2019, sân bay Cần Thơ đã mở thêm 6 đường bay kết nối các điểm đến trong nước và quốc tế, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của vùng đất giàu tiềm năng này Cùng với Phú Quốc (Kiên Giang), sân bay Cần Thơ là sân bay thứ 2 ở ĐBSCL trong tổng số 11 sân bay quốc tế của cả nước. Trước đây, sân bay này chỉ có một vài chuyến bay Charter Flight (thuê chuyến) nối Bangkok (Thái Lan), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc) nhưng không thể duy trì. Kỳ vọng và thách thức Đầu tháng 4-2019, "cổng trời" Tây Đô đã mở thêm 6 đường bay, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, sau 10 năm đưa vào khai thác, lần đầu tiên sân bay Cần Thơ có đường bay quốc tế kết nối Kuala Lumpur (Malaysia) với sự tham gia của AirAsia. Hãng hàng không giá rẻ này được Skytrax bình chọn tốt nhất thế giới năm 2009, đang khai thác hơn 500 chuyến bay/ngày tới 66 thành phố. Hãng này sẽ mở thêm đường bay Cần Thơ - Bangkok

CÁNH ĐỒNG LỚN… HỤT HƠI: Để cánh đồng lớn thật sự lớn

Báo Người Lao Động, 09/04/2019 07:33 Muốn cánh đồng lớn phát triển thì phải tổ chức lại sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, hợp tác giữa người sản xuất, chứ không làm phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay Chủ trương xây dựng mô hình cánh đồng lớn (CĐL) một thời được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Không lớn mà còn nhỏ dần Thời điểm đó, cả doanh nghiệp (DN), người nông dân và chính quyền đều háo hức với viễn cảnh những cánh đồng có sự liên kết bền chặt giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm đi tình trạng ai sản xuất thì cứ sản xuất, ai thu mua thì cứ đi thu mua. Nhưng nhìn lại, CĐL hình như không lớn ra mà đang nhỏ dần. DN thì than khát vốn, người nông dân thì than đầu ra gặp khó. Rồi cứ mỗi mùa vụ lại có tình trạng "lật kèo", hợp đồng liên kết bị phá vỡ, khi thì do bên bán khi thì lại do bên mua. Niềm tin gầy dựng được mùa trước lại mất đi ở mùa sau. Chính quyền đôi khi lại loay hoay, bất l

BI HÀI CHUYỆN KHOE CỦA: Rước họa vào thân

SONG ANH Báo Người Lao Động, 14/04/2019 07:59 Nhiều người thừa biết đeo nhiều vòng vàng ra đường sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng bởi nạn trộm cướp nhưng họ vẫn bất chấp. Sở thích đeo nhiều vàng mỗi khi hội hè, đám tiệc lâu nay dường như là nét "văn hóa" của nhiều người ở vùng nông thôn miền Tây. Đeo vàng để thể hiện Về sở thích đeo vàng mỗi khi đến chỗ đông người, ThS Ngô Thành Thuận, chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc Hội Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, lý giải đó là nét văn hóa nhưng đó là "văn hóa đám đông". Mỗi khi đến chỗ đông người, nhiều người muốn thể hiện mình, chứng tỏ sự sung túc, giàu có. Hơn nữa, khi đi dự tiệc thì dĩ nhiên là phải ăn mặc đẹp, vậy nên đeo thêm nhiều trang sức quý mới xứng với trang phục. Bà Lê Thị Hoa (54 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) kể rằng nhiều lần đi đám thấy có người đeo vàng hết 10 ngón tay. Dù nhìn thấy hơi kỳ nhưng đa số người ngồi trong bàn đều tỏ vẻ ngưỡng mộ sự "giàu có" của người này. "Biết đeo vàng nh

Mở đường cho miền Tây phát triển

TS TRẦN HỮU HIỆP Báo Người Lao Động, 05/04/2019 07:55 Cả nước có 740 km đường cao tốc nhưng ĐBSCL nối với trung tâm lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương Phát biểu tại hội nghị "Nghiên cứu kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL" vào cuối tháng 12-2018 tại Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng: Vùng này có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chậm phát triển so các vùng miền trong cả nước. Nguyên nhân do kết cấu hạ tầng giao thông hạn chế, còn nhiều điểm nghẽn. Cầu Cao Lãnh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh ĐBSCL Ảnh: SONG ANH Đó là vấn đề đã được nhận diện từ nhiều năm qua nhưng thực tiễn đang đòi hỏi "tư lệnh" ngành giao thông và lãnh đạo các địa phương phải tập trung tháo gỡ để giao thông phát huy vai trò đi trước mở đường phát triển đồng bằng. Phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của ĐBSCL, thời gian qua được tập trun