Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giải "cơn khát" cao tốc

  Trần Hữu Hiệp NLĐ, 24-02-2020 - 09:00     Cho đến nay, miền Tây Nam Bộ vẫn là vùng "đói" đường cao tốc nhất. Trong khi cả nước có khoảng 1.000 km đường cao tốc thì vùng trọng điểm ĐBSCL, một trong 2 "nút kép" kết nối với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có hơn 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Trạm thu phí cao tốc Sài Gòn - Trung Lương  Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư hạ tầng giao thông cho ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 12,2% cả nước và giai đoạn 2016-2020 khoảng 15,5%. Hệ thống hạ tầng giao thông kém tạo ra các điểm nghẽn, kìm hãm phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Vì vậy, thông tin về 2 tuyến cao tốc ở miền Tây: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu đang được nghiên cứu triển khai là mong đợi bấy lâu nay của chính quyền, nhà đầu tư và người dân. Xét về không gian phát triển và liên kết vùng, đây sẽ là 2 tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên kết nối 2 tuyế

Doanh nghiệp vui khi gạo được xuất khẩu trở lại

Thanh Liêm/TTXVN 20:40' - 11/04/2020   Bnews  Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định đồng ý cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ Công Thương. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long bày tỏ vui mừng trước thông tin này. Theo đó, Văn phòng Chính phủ ngày 10/4 đã có văn bản 2827/VPCP-KTTH về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán xâm nhập mặn. Trong văn bản do ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký nêu rõ, xét đề nghị của Bộ Công Thương tại văn bản số 2412/BCT-XNK ngày 6/4 về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, phương án xuất khẩu gạo như đề xuất của đơn vị này. Điều này có nghĩa, trong tháng 4/2020, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được phép xuất khẩu 400.000 tấn. Trả lời phóng viên TTXVN qua đi

Xây phà "giải cứu" kẹt xe cầu Rạch Miễu chưa giải quyết căn cơ

Trung Chánh TBKTSG, Thứ Bảy,  18/1/2020, 16:26  (TBKTSG Online) – Liên quan đến đề xuất chi 100 tỉ đồng xây dựng bến phà để giải quyết ách tắc giao thông cho cầu Rạch Miễu, một số chuyên gia đã lên tiếng đồng tình. Thế nhưng, đó chỉ là bài toán tình thế, còn về lâu dài rất cần bài toán phát triển giao thông đồng bộ. Hạn chế xe lưu thông liệu có hết kẹt xe ở cầu Rạch Miễu? Cần xây phà "giải cứu" kẹt xe qua cầu Rạch Miễu, nhưng cần bài toán đồng bộ cho giao thông ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể diễn ra chiều 17-1 về giải pháp chống kẹt xe cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trên quốc lộ 60, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đề xuất chi 100 tỉ đồng xây dựng bến phà trong khi chờ xây cầu Rạch Miễu 2. Theo ông Trọng, vị trí bến phà tạm thời được đề xuất xây dựng tại bến đò Song Thuận, nơi cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 10 km, nối từ đường ĐT 864 của tỉnh Tiền Giang và quốc l

Hạt gạo Việt: Tâm thế hội nhập

https://www.youtube.com/watch?v=osb1nWH_8j8&t=41s

Hành động mới cho nông nghiệp, nông dân

Ts. Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, 15-12-2019 - 10:22 PM|Miền Tây Chúng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, hỗ trợ nông dân nhưng "thúc" thì nhiều mà "đẩy" chưa đủ mạnh mẽ Lần đầu tiên tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đối thoại với đại diệncủa hơn hàng chục triệu nông dân cả nước. Cuộc đối thoại lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua gợi mở nhiều vấn đề mới trước yêu cầu nông nghiệp sáng tạo, nông dân sáng tạo và Chính phủ hành động, kiến tạo. Còn nhiều điểm nghẽn Nhiều nông dân đã chuyển tải những khúc mắc từ đồng ruộng, thương trường khi các rào cản, điểm nghẽn trong liên kết 6 nhà, chuỗi giá trị nông sản được đề cập nhiều năm qua nhưng các cuộc "giải cứu" nông sản vẫn diễn ra. Đất nước đang cần một lớp nông dân đổi mới, tự cứu mình hơn là sự trông chờ các cuộc “giải cứu”. Ảnh: NGỌC TRINH Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, dư địa đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta còn rất l

Bảng đối chiếu tên đường của Saigon trước và sau năm 1975

nhacvangonline, 25/12/2019 Từ sau tháng 4 năm 1975, rất nhiều tên đường ở thành đô đã bị đổi thành tên khác, làm cho việc đối chiếu tài liệu, hình ảnh của Saigon xưa và nay gặp chút khó khăn. Trong bài hát Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn than thở về việc con phố bị đổi tên đường đã làm cho đôi tình nhân lạc lối tìm nhau như sau: Mất từng con phố đổi tên đường khi hẹn nhau ta lạc lối tìm…   Ở dưới đây ghi lại những tên đường Saigon cũ (trước 75) và mới (sau 75) để bạn đọc tiện so sánh, hy vọng sẽ không còn trường hợp các đôi tình nhân bị lạc nhau giống nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nữa. Bản đồ Thành Đô Saigon trước năm 1975 (click vào đây để xem hình lớn hơn) Tên đường trước 75 —> Tên đường sau 75   Bến Chương Dương —-> Võ Văn Kiệt Bến Hàm Tử —-> Võ Văn Kiệt Bùi Chu —-> Tôn Thất Tùng Chi Lăng —-> Phan Đăng Lưu Công Lý —-> Nam Kỳ Khởi Nghĩa Cộng Hòa —-> Nguyễn Văn Cừ Cường Để —-> Tôn Đức Thắng Duy Tân —->

Không để doanh nghiệp miền Tây tụt hậu

Ts. Trần Hữu Hiệp Báo người Lao Động, 14-10-2019 - 08:48 AM, Thời sự trong nước Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, 27 doanh nghiệp (DN) xuất sắc đạt "Cánh sếu vàng", 28 DN và 53 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho hơn 50.000 DN và hàng trăm ngàn doanh nhân của vùng ĐBSCL được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tôn vinh, trao danh hiệu, ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ này trên mặt trận kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển vùng. ĐBSCL vốn là cái nôi của đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình làm ăn "xé rào", "phá cơ chế" mang đậm dấu ấn doanh nhân miền Tây một thời. Bước sang kinh tế thị trường, đội ngũ DN của vùng không ngừng lớn mạnh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, xuất khẩu gạo, tôm, cá tra và trái cây, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản hằng năm của cả nước. Nhiều doanh nhân thể hiện bản lĩnh kinh doanh, kiến thức, kinh nghiệm, nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật, quản trị D