Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tháo điểm nghẽn xa lộ miền Tây

S. Trần Hữu Hiệp (ĐTTCO)- 17/03/2020 07:36 (GMT+7) Miền Tây đang phải gồng mình gánh chịu tác động kép do hạn mặn khốc liệt và dịch Covid-19. Người dân càng thêm lo lắng hơn trước những nút thắt các công trình giao thông trọng điểm đe dọa chậm tiến độ. Tháo điểm nghẽn, kết nối đồng bộ giao thông đồng bằng đang là thách thức lớn trong phát triển vùng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Vốn đã chạy, chờ đường thông Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến cao tốc duy nhất mở cửa ngõ vào miền Tây, một mắt xích quan trọng nối mạch cao tốc TPHCM - Trung Lương hiện tại và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong tương lai. Người dân chưa kịp mừng khi công trình trọng điểm đứng yên 10 năm này được khởi động lại, công nhân thi công xuyên Tết, thì lại bị vướng tín dụng chiếm hơn 50% tổng mức đầu tư dự án bị nghẽn.  Lo thủ tục, các bên liên quan phải mất hơn 6 tháng đàm phán để ký kết hợp đồng tín dụng; 3 tháng để tháo gỡ hơn 17 điều k

"Con tàu miền Tây"ra khơi

  TRẦN HỮU HIỆP TTO - 27/06/2018 15:51 GMT+7 Địa hình Tây Nam Bộ như một con tàu 3 mặt giáp biển với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, hơn 360 ngàn km2 vùng ven biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo. Ngư dân ở Phú Quốc (Kiên Giang) sau chuyến ra khơi. Ảnh: CHÍ QUỐC Địa hình Tây Nam Bộ như một con tàu 3 mặt giáp biển với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, hơn 360 ngàn km2 vùng ven biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo. Không gian phát triển của vùng không chỉ bó hẹp trong đất liền, cần được mở ra không gian biển rộng lớn hơn, kết nối với ASEAN năng động 600 triệu dân. Trong đó, Tây Nam Bộ chính là tâm điểm của vòng tròn bán kính 500 km nối liền các thành phố lớn trong khu vực.  Ngoài biển Đông, vùng này còn có tiềm năng kinh tế biển Tây, điều kiện tự nhiên thuận lợi, không bị gió bão, có đảo ngọc Phú Quốc gắn với vịnh Thái Lan, tạo ra thế địa kinh tế - quốc phòng quan trọng. Hướng ra biển mở cánh cửa

Đồng bằng vươn ra biển

  HIỆP THỦY TTO – 27/06/2018 15:45 GMT+7 Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo. Vùng biển ĐBSCL còn có lợi thế nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Khát vọng kinh tế biển Các ngành công nghiệp năng lượng, khai thác tiềm năng khí như Trung tâm khí - điện - đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, luồng hàng hải và cụm cảng biển 6. Một số khu kinh tế ven biển như Phú Quốc - Kiên Giang, Định An - Trà Vinh, nhóm cảng biển 6 ĐBSCL, bước đầu hình thành hạ tầng logistic, các cơ sở hậu cần nghề cá... tạo ra vị thế vươn ra biển. Tuy nhiên, vùng này đang nổi lên các thách thức lớn từ tư duy tiếp cận kinh tế biển, vẫn chưa giải quyết được căn cơ mối quan hệ giữa phát huy lợi thế bậc nhất về nông nghiệp (sản x

Nông nghiệp 4.0 giúp giảm tác động biến đổi khí hậu

  CHÍ QUỐC - TIẾN TRÌNH Báo Tuổi Trẻ - 19/04/2018 17:02 GMT+7 Làm sao để ĐBSCL phát triển thịnh vượng và bền vững? Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đến từ các tỉnh ĐBSCL đã có những hiến kế đầy tâm huyết tại buổi tọa đàm “Giải pháp ứng phó hạn mặn các tỉnh ĐBSCL” tổ chức ngày 17 - 4 tại Bạc Liêu. Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác nhiều xen kẽ vụ tôm ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) - Ảnh CHÍ QUỐC Các chuyên gia nhận định dù tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm nay không khốc liệt như năm 2015-2016, nhưng việc báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm vào đúng cao điểm của mùa khô để bàn giải pháp và đánh giá, nhân rộng những mô hình phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu là rất có ý nghĩa và thiết thực. Khi cây lúa "xuống hạng" Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia độc lập về sinh thái, cho biết ông tâm đắc với Nghị quyết 120 (2017) của Chính phủ với những nội dung trong đó như sản xuất "thuận thiên", tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên mà ô

Tọa đàm giải pháp ứng phó với hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Báo Tuổi Trẻ - Thứ Ba, 17/04/2018 22:05  |  Ngày 17/4, Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp ứng phó hạn, mặn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”.   Quang cảnh buổi tọa đàm. Tham gia tọa đàm có các chuyên gia, nhà khoa học, viện, trường, nhà quản lý, đại diện ngành chức năng các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Các chuyên gia đã tập trung đánh giá thực trạng, giải pháp, hiến kế ứng phó hạn, mặn trong mùa khô năm. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận tính hiệu quả của các mô hình kinh tế chuyển đổi đã và đang triển khai nhằm ứng phó hạn, mặn. Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế cho rằng buổi tọa đàm có ý nghĩa thiết thực bởi hiện đang là cao điểm của mùa khô năm nay. Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long vốn bị tác động nhiều nhất của tình trạng xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, giải pháp ứng phó hạn mặn tốt nhất là theo hướng “thuận thiên” l

Thư viện VideoClip: THVL_Gỡ nút thắt giao thông đồng bằng_Liên hoan truy...

Thư viện VideoClip: Q-TV_Góc nhìn hôm nay_Điệp khúc trồng chặt