Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Chín Rồng

Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền

SGGP, Thứ bảy, 14/06/2014, 01:01 (GMT+7) Biển Đông dậy sóng. Cả nước sục sôi. Hòa cùng dân tộc, văn nghệ sĩ đồng bằng lại hừng hực “Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền”. Đề tài biển Đông phủ trùm từng ngày từng giờ, trong mọi sinh hoạt của người dân châu thổ, làm nóng mọi bàn cà phê buổi sáng, làm mọi người xích lại gần nhau hơn. Bọc trứng Âu Cơ chia đôi. Hôm nay, bước chân của “50 người con xuống biển” luôn được dõi theo, quặn thắt dòng máu Lạc Hồng.  Người đồng bằng giận, thương rõ ràng, minh bạch.  Chơi là chơi trăm phần trăm cái trong lòng mình có/ mộc mạc như con cá kèo, cá nâu, con hàu, ba khía  (Lê Chí). Sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam khiến cả nước và “SGGP, miệt vườn nổi giận”.  Chỉ 2 ngày sau, nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên hoàn thành bài thơ  Trái tim Việt Nam ; nhạc sĩ Hồ Hoàng nhanh chóng phổ nhạc. Bài thơ 6 khổ ôm trọn ước mơ bình dị:  Dân nước tôi tay cuốc, tay cày/ Bạn bè tôi lưng trần bám biển/ Con cá

Miền Tây không có gì lạ

Vài lời: Một góc nhìn khác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - cũng là người miền Tây - về miền Tây của tôi ... Rượu đến độ hăng, cuộc nhậu cũng đủ lâu, hai nhà cùng xóm rủ rê đổi vợ chồng cho… mới, chung đụng cũ xèo hoài chán thấy mồ. Những người chứng kiến tưởng vì rượu nói chơi cho vui, nhưng sáng hôm sau hai bà vợ tỉnh bơ xách gói chuyển sang nhà của nhau sống với chiếu giường mới mẻ. Họ nói hết tháng ai lại về chỗ nấy, có sao đâu. Người kể chuyện nhẩm đếm bữa nay nữa là mười ba ngày họ đổi ngôi, chị nhớ vì buổi nhậu ấy ngay dịp đám giỗ má chồng mình. Mấy câu chuyện kỳ khôi bạt mạng kiểu vậy vẫn thường lửng lơ trên những chuyến xe buýt ngược xuôi liên huyện. Chỉ mấy bà già là còn kêu quỷ thần ơi, vợ chồng với nhau đâu phải cái áo. Nỗi mệt đường dài bay biến, thay vào đó là hoang mang, tự hỏi những gì xảy ra dưới gầm trời này ta biết được bao nhiêu, những giá trị đạo đức đang sấp ngửa đến độ nào. Hồi đầu tôi thường phản ứng bằng ý nghĩ thiên hạ đồn thổi chơi thôi, chắc gì thiệt.

Độc đáo Nhà hát Nón lá ở Bạc Liêu

Báo Người Lao Động, Thứ Tư, 30/04/2014 23:58 Dù là tỉnh nghèo nhưng Bạc Liêu đã xây được nhà hát hiện đại nhất khu vực miền Tây Kiến trúc sư Vương Hoàng Lê và Nhà hát Nón lá ở Bạc Liêu. (Ảnh do nhân vật cung cấp) Thanh Hiệp Du khách và nghệ sĩ đến với Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 trong những ngày qua không khỏi ngạc nhiên khi được chứng kiến ở đây đã mọc lên một nhà hát được gọi Nhà hát Nón lá. Nhà hát này nằm tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP Bạc Liêu, có tên chính thức trong văn bản là Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá, là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Khi công trình hoàn chỉnh sẽ được đưa vào khai thác tổ chức biểu diễn những chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa bảo tồn giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc”. Nhà  hát được khởi công ngày 24-12-2013 với

Khai quật mộ cổ hiếm thấy ở ĐBSCL

Ngày 26.4, Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bến Tre khai quật ngôi mộ cổ tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, H.Chợ Lách, Bến Tre (ảnh).   PGS-TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học - Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, người chủ trì khai quật, cho biết đây là ngôi mộ được hình thành trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thuộc dạng mộ hợp chất với các thành phần như vôi, cát, nhựa ô dước kết hợp với nhau. Mộ hiếm thấy ở ĐBSCL và có quy mô không thua kém mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), song mộ Trương Tấn Bửu chỉ là mộ đơn còn đây là mộ song táng. Dự kiến đợt khai quật diễn ra trong 10 ngày trên diện tích 100 m2. Các hiện vật thu được qua khai quật sẽ do Bảo tàng tỉnh Bến Tre bảo quản, gìn giữ. Tin, ảnh:  Khoa Chiến >> Bến Tre khai quật mộ cổ >> Khai quật mộ cổ bên sông Sài Gòn >> Phát hiện mộ cổ 3.500 năm ở Ai Cập >> Mộ cổ 300 năm ở Quốc Oai

Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả

Báo Cần Thơ, Thứ hai, 28/04/2014 08 giờ 45 GMT+0 Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014, ngày 27-4, Viện Âm nhạc quốc gia và UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT. Hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ nhân khu vực Nam bộ đã trình bày những hiểu biết, suy nghĩ về ĐCTT và thống nhất quan điểm cần phải hiểu đúng và yêu mến thì mới có cách bảo tồn và phát huy có hiệu quả Di sản của nhân loại. Báo Cần Thơ xin lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại hội thảo. Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê: Thuở nay, chưa có loại hình âm nhạc nào gọi là “chơi” như ĐCTT Nếu như những loại hình âm nhạc khác người ta gọi là trình diễn, biểu diễn thì ĐCTT được gọi là “chơi ĐCTT”. Điều này thể hiện tính ngẫu hứng, tâm tấu, đồng điệu giữa người đờn ca và người nghe. ĐCTT có 20 bài bản Tổ và một số bài nhỏ, người ta gọi là lòng bản. Nhưng khi chơi, người đờn không cần rập khuôn theo lòng bản mà thêm

Ngọt ngào giai điệu phương Nam

TRẦN HIỆP THỦY SGGP Chủ nhật, 27/04/2014, 00:30 (GMT+7) Festival đờn ca tài tử quốc gia đang diễn ra từ ngày 24 đến 29-4 trên đất Bạc Liêu - quê hương bài Dạ cổ hoài lang. Lịch sử ghi lại rằng, từ những thập niên giữa và cuối thế kỷ thứ 17, những đoàn người hướng về phương Nam, trong hành trang mang theo có cả những âm điệu quê nhà. Sự thay đổi của phong thổ, đất đai cùng sự hào phóng của thiên nhiên nơi vùng đất mới đã làm thay đổi tính cách những lưu dân, họ trở nên rộng mở hơn, thoải mái hơn… Lần hồi đã hình thành nên tính cách phóng khoáng, hào hiệp, nghĩa tình của những người dân phương Nam; hình thành nên văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn và hòa quyện trong giao thoa của nền văn hóa cộng cư Kinh, Khmer, Hoa…  Cùng với đó, một loại hình nghệ thuật mới ra đời trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế, nhạc lễ Nam bộ, cùng những điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng, đó là đờn ca tài tử Nam bộ. Để vơi đi nỗi nhớ cố hương, bớt đi sự vất vả cực nhọc, hiểm nguy, những lưu dân vùng đất mớ

Kinh tế ĐBSCL tiếp tục vượt khó

17/04/2014, 14:23:38   Từ đầu năm 2014, các tỉnh ĐBSCL tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, trong quý I/2014, cùng với cả nước, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương thu hoạch trên 976.000 ha lúa Đông Xuân (chiếm 60,8% diện tích xuống giống), năng suất bình quân 6,87 tấn/ha (có nơi lên đến 10 tấn/ha), sản lượng đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Các địa phương cũng đã xuống giống được 258.000 ha lúa Hè Thu. Sau quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có nhích lên. Tuy nhiên tình hình triển khai thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp còn chậm. Về sản xuất công nghiệp, mặc dù chỉ số sản xuất công nghi