Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn lặng lẽ của tôi

Còn đó những cảnh đời bất hạnh

Nhìn để suy ngẫm, để sống tốt hơn ... Gánh những bó rau từ lúc trời tờ mờ sáng Bán hàng tới lúc 1 giờ đêm dưới trời mưa Đôi chân trần mải miết bước đi trong mưa gió Gánh nặng trên vai những thứ quà lặt vặt và rất rẻ tiền "Gia-Tài của Mẹ": 2 chiếc làn nhựa và mấy đôi giày. Dù cả ngày chỉ kiếm thêm được vài ba đồng vẫn còn hơn không có. Dù những món hàng đem bán chỉ là dăm ba mớ rau muống. Số tiền lãi chỉ được tính bằng 1-2 nghìn lẻ. Mẹ ơi ! Mẹ đủ tiền mua cơm chưa ? Mẹ ơi ! Mẹ cười hay mếu ? ....Tuổi già đè nặng trên vai nhưng không có ai chăm sóc nên dù tuổi cao, dù lưng mỏi, các cụ vẫn phải lặn lội sớm khuya để kiếm thêm miếng cơm ăn, kiếm manh áo mặc... Mẹ ơi ! Mẹ đang làm gì thế , lụm rác hay bới rác ? Phố đã lên đèn , trời tối rồi , Mẹ ngủ ở đâu ?

Vài dòng muộn cho ngày 21 tháng 6

Dù viết báo như tập thể dục hàng ngày, làm báo "cho vui" (không biết có "mua vui cũng được một vài trống canh" như cụ Tố Như  viết Truyện Kiều hay không), nhưng hàng năm đến ngày 21-6 mình cũng nhận được nhiều lời chúc mừng, động viên (ăn ké mà). "Tự sướng" cũng được.  Đã qua ngày 21-6 rồi, đã có nhiều bài viết về ngày này rồi. Nay chỉ ghi thêm vài dòng muộn. Bài viết mình trích dẫn dười đây ( Paul Krugman phá sản, nợ ngập đầu? ) từ Blog' s NVP  là một thí dụ hay cho kiểu làm báo "lười biếng" của một số phóng viên. Họ sục sạo trên mạng để "săn tin", cóp nhặt rồi sửa chút ít để đăng báo, có người tận dụng vốn ngoại ngữ để "vịt tin", bài (đúng ra là dịch) như một cách "chuyển thể", phóng tác nghiêm túc, mà không cần tốn công kiểm chứng, nên dễ dính bẫy kiểu bài "Paul Krugman phá sản". Cho dù vậy, cũng có chút công sức. Tệ hơn, kẻ lười biếng đến nỗi "cọp" nguyên si bài viết của người k

Những nghịch lý hàng ngày

1.Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng… 2. Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với các lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều… 3.Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây… 4. Người ta có thể ngồi cả buổi với người yêu tâm sự mọi chuyện, rồi an ủi, sẻ chia… nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe Bố mẹ , nói trọn câu: dạo này Bố/ mẹ thấy hơi mệt, khó thở và tức ngực lắm, hôm nào con rảnh đưa Bố/ mẹ đi khám nhé… 5. Người ta có thể sẵn sàng “bo” cho một “chân dài” nào đó với số tiền không nhỏ, nhưng lại không thể cho bà lão xin số tiền chỉ bằng 1/50 số tiền đó… 6. Người ta có thể gọi điện tâm sự với người yêu hàng ng

VĂN HÓA ỨNG XỬ

“ Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong bài phát biểu thường kỳ trên Đài phát thanh KBS ngày 26-7, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình cô dâu Việt Nam Thạch Thị Hoàng Ngọc , đồng thời cho biết chính phủ sẽ tìm cách cải thiện hành động và nhận thức sai lầm của một số trung tâm môi giới hôn nhân quốc tế. Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, hiện có hơn 180.000 người nước ngoài, trong đó phần lớn phụ nữ là công dân Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, định cư tại Hàn Quốc sau khi kết hôn với người địa phương ” – Báo Tuổi trẻ ngày 28-7-10.  Tổng thống Hàn Quốc khóc vì vụ đắm tàu Cheonan Nhiều người đã viết, nói rất hay về VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC CHÍNH KHÁCH rồi. Mặc kệ họ thật lòng hay đang "diễn" khi cầm khăn lau nước mắt hay nghẹn ngào phát biểu trước một vụ tử nạn của đồng bào họ; tôi vẫn có ấn tượng mạnh với hành động của Tổng thống Hàn Quốc về việc chính thức chia buồn vụ cô dâu Việt Nam bị sát hại. Không phải vì nạn nhân là

MỘT THOÁNG XỨ HÀN

Đi Hàn Quốc từ đầu năm 2010, đến Seoul, ra đảo JeJu, về Gwangyang - một trong 2 thủ phủ của Tập đoàn thép Posco, cũng đã viết một bài trên Tạp chí Đầu tư nước ngoài rồi, nhưng chưa chuyển tải được cái nhìn của mình, dù chỉ một thoáng xứ Hàn, nay up lên mấy tấm ảnh, thêm một góc nhìn khác: * Xứ Hàn hiện đại: Cầu Incheon dài 21,7 Km Cầu Incheon dài 21,7 Km, khánh thành tháng 10-2009, sau 4 năm xây dựng, tổng đầu tư hơn 1,4 tỉ USD. Cầu nối eo biển dài 65km tiếp giáp Hoàng Hải, nối sân bay quốc tế Incheon - Khu đô thị mới Songdo - Khu kinh tế tự do Incheon với trung tâm Seoul. Khu đô thị mới Songdo - khu đô thị kiểu mẫu của Hàn Quốc - có quy mô 5.000 ha, với giai đoạn 1 trên 1.500 ha do tập đoàn POSCO Hàn Quốc và Gale của Mỹ hợp tác đầu tư với tổng 24 tỉ USD. Những toà nhà chọc trời ở thủ đô Seoul 12 triệu dân.

DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG

Sinh ra ở miền quê sông nước Nam Bộ, lớn lên từ sự chắt chiu của ba, má tôi - những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chân lấm tay bùn, ít được đi đó, đi đây. Những ngày còn cắp sách đến trường làng, dù thằng học trò nghèo với nhiều ước mơ tuổi nhỏ có khi vượt khỏi không gian ruộng đồng, từ nhà quê ra ngoài phố chợ; nhưng cũng chưa một lần tôi dám nghĩ, có ngày những bước chân mình đi qua những vùng đất lịch sử trên thế giới này. Miền quê nghèo khó Với đôi chân còn lấm bùn đất của miền quê Sông Hậu, tôi - thằng nhà quê nghèo đã may mắn đặt chân lên vết tích của Bức tường Berlin, ngồi thuyền trên sông Rhein, vào những lâu đài cổ xưa của Cologne, Aachen, Saarbuecken hay vào Bảo tàng bia với 5.000 năm văn hóa bia của Đức ở Dortmund - những miền đất của nước Đức huyền thoại. Nhớ buổi trưa trên những thành quách hùng vĩ của Luxemburg, vào trong lòng Atom ở Brucxen hay ngồi trên những chiếc ghế uy nghi trong Nghị viện châu Âu ở Bỉ, nơi đã từng thông qua nhiều quyết định quan tr

Tôi là ... chiếc bóng của tôi

Lặng lẽ quan sát, suy ngẫm và viết. Từ những trang báo tường thắm đượm chất học trò cho lớp học ngày nào hơn 30 năm trước, đến những trang báo, trang văn, và cả những mẩu tin, bài báo bằng tiếng Đức nữa chứ. 15 tuổi với chùm 3 bài thơ đầu đời trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ, những dòng thơ có lúc “bốc đồng, hô hào” cũng như nhiều người hô hào thời đó. Rồi những trang văn, truyện ngắn, truyện vụ án, chuyện cảnh giác … trên trang Công an Nhân dân, báo Minh Hải, Công an Hậu Giang, Tư pháp Hậu Giang … vừa viết để “phản ánh hiện thực” nhưng cũng để “kiếm cơm” – nhuận bút - ngày nào thuở sinh viên đói ăn (Sáng ra cổng trường nhìn xe/Chị bán hàng thương tình cho ăn “bánh mì ký). Đó là những trang văn đầy ắp kỷ niệm với "gạo tiền công chức nhà nước",  lúc ra trường “lương ba cộc, ba đồng”, rồi “vợ sinh con, mỏi mòn lương tháng”... Nhớ một dạo từ Sài Gòn về qua bắc Cần Thơ, nghe em bán báo rao "chuyện vụ án" trên trang báo vừa phát hành, chi tiết có vẻ quen quen, mua một

NGÀY QUỐC TỔ 10-3

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba Nén tâm hương dâng lên Quốc Tổ Lối lên núi Nghĩa Lĩnh

HÀ TIÊN QUA GÓC NHÌN CỦA TÔI

Là dân Miền Tây chính gốc, nhưng mãi đến tháng 8-2010, lần đầu tiên mình mới đặt chân đến "thăm miền ước mơ", năm 2011, lần thứ hai trở lại ... Đây bến Tô Châu không quên niềm lưu luyến ... Tôi đã lang thang trong một buổi bình mình, thẩn thơ nghĩ về những bậc tiền nhân mở cõi ... Chợ ẩm thực Hà Tiên Sức sống Hà Tiên? Bến Tô Châu sáng sớm Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông: Thạch Động ở Hà Tiên không lớn hơn thạch động ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dĩ nhiên không thể kỳ bí như thạch động ở Hạ Long hay Tam Cốc - Hạ Long trên cạn - ở Hoa Lư. Nhưng Thạch Động Hà Tiên có nét riêng tư, có cái hồn của biển Tây Phương Nam, gió núi miền biên ải Tây Nam ... Tháng tám mưa dầm, nhưng đêm nay Hà Tiên chỉ lất phất mưa bay, cơn gió lạnh thổi vào từ biển, ... vẫn còn đó những mảnh đời lam lũ mưu sinh. Nhưng người Hà Tiên nói chung, dường như cũng vô tư, chan hòa và thật thà như chú bé này. Vào chợ, shop mua hàng, du khách ít gặp ai nói th

TÂM SỰ TUỔI GIÀ CỦA NGƯỜI CÒN TRẺ

  Chu Dung Cơ đời thường  (Wikipedia) Người đời thường cạnh ảnh Chu Dung Cơ 1. Các cụ bảo: “ thất thập cổ lai hy ” – thọ 70 tuổi xưa nay hiếm. 60 tuổi người ta đã mừng “Lục tuần”. Nay ta đã 45, nói trẻ không đúng, gọi già cũng sai. Nếu lấy mốc đời người lúc mới sinh ra đến tuổi 70 “xưa nay hiếm”, thì mình quả là đang rơi phía bên dốc phải cuộc đời. Gặp anh cán bộ lãnh đạo cao tuổi bảo “ chú em còn trẻ, ráng phấn đấu ” – không biết đang khen, chê hay động viên? Các em, các cháu “tuổi teen” có phần ngưỡng mộ (hay chê ta già?) mà mới năm ngoái còn gọi anh ngọt xớt, nay đã thưa chú lễ phép rồi.   2. Nghe Chu Dung Cơ – nguyên Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc – có mấy lời tâm huyết Tâm sự tuổi già hay lắm – mấy năm qua phát tán trên mạng được (đa số là người có tuổi) truyền miệng hoặc in ra giấy gửi biếu nhau đọc để suy ngẫm. Đã đọc nhiều lần (Bản dịch của Lê Thanh Dũng, 12.2008). Cuối tuần rãnh, đọc lại vẫn thấy hay. (Đọc thêm: DỊCH GIẢ LÊ THÀNH DŨNG TRẢ LỜI QUỐC THƯỜNG

MỘT THOÁNG ANGKOR (Ký sự ảnh)

Vẫn một ngày đầu năm 2010, có dịp đến đất nước Chùa Tháp, vào Angkor, đi bên những thành quách nguy nga một thời nay hoang phế, nghĩ về thời hoàng kim "Văn minh Angkor". Quần thể Angkor trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những tượng người tạc trên vách tường rào mất đầu ... . Angkor vẫn đẹp, kỳ bí và có sức hấp dẫn lạ lùng. Ăngkor - 1/6 kỳ quan thế giới (chứ không phải kỳ quan thiên nhiên do người ta vận động, nài nỉ, ép buộc, hăm dọa ... phải bỏ phiếu!) đang hiển hiện, trầm mặc, suy tư, không chỉ là những hoài niệm của quá khứ vinh quang mà dường như đang nhìn về một tương lai đang còn ở phía trước ... Dấu chân lịch sử Nụ cười Angkor? Nụ cười Angkor? Tây học sử Phương Đông Những đứa trẻ đường phố ở Siêm Riệp mời chào mua hàng bằng 3 thứ tiếng (Anh, Việt, Khmer)  Những đứa trẻ bán hành đường phố Hoàng Cung ở Phnom Penh vẫn tĩnh lặng  Bayon trầm mặc Bayon có còn cười?