Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên kết vùng - ANLT

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu tính liên kết trong phát huy lợi thế vùng

Báo Tin tức, TTXVN,  Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được triển khai nhưng thu lại kết quả không cao. Nguyên nhân là do tính liên kết vùng chưa được thực hiện chặt chẽ, cụ thể thiếu liên kết giữa các địa phương trong việc thực hiện chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng - kinh tế phục vụ sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu… Yêu cầu liên kết vùngLiên kết vùng ĐBSCL được đề cập đến từ lâu, trong thực tế việc liên kết vùng đã thực hiện thông qua một số mô hình: mô hình cánh đồng liên kết của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Võ Thị Thu Hà; mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín của Công ty Thủy sản Hùng Vương, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Tuy nhiên, sự liên kết này chưa đạt yêu cầu, việc nhân rộng còn hạn chế do chưa có sự nhất quán, định hướng, quản lý và tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho các mô hình phát triển. Theo GS.TSKH Nguyễn

Thành lập Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm

Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 24/12/2014 (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm  giao  Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm và quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong các vùng Kinh tế trọng điểm theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phó Thủ tướng yêu cầu thành lập Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm của từng vùng với thành viên là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm. Chủ tịch Hội đồng vùng do các thành viên Hội đồng đảm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo hình thức luân phiên với nhiệm kỳ từ 1-2 năm; riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu cơ cấu phù hợp với sự tham gia của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vào Hội đồng vùng trên cơ sở sự thống nhất của các địa phương trong vùng này. Bộ phận g

Gỡ nút thắt tái cơ cấu nông nghiệp

                                                                                                                  LÊ MINH HOAN                                                                                                           (Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp) Báo SGGP, Thứ hai, 01/12/2014, 00:59 (GMT+7) Chuyện tái cơ cấu nông nghiệp đã được bàn nhiều, bàn mãi, rồi đụng tới liên kết vùng, đụng tới cơ chế… Ai mà chẳng biết, muốn làm nông nghiệp hiệu quả cao thì phải liên kết vùng, rồi phân công hợp lý, tạo ra mô hình sản xuất lớn, năng suất cao, giá thành giảm… Tuy nhiên, trên thực tế mỗi tỉnh có một cơ chế, chính sách riêng; để thống nhất với nhau không hề đơn giản. Ngoài chuyện liên kết vùng, vấn đề cần được tính đến là biến đổi khí hậu. Nhưng để giải quyết việc này không phải cấp tỉnh làm được, mà phải Trung ương, tầm quốc gia, vĩ mô… Với hàng loạt chuyện như thế, nên tôi nghĩ rằng phải tính toán hợp lý để giải phương trình từng bước một. Ở Đồng Tháp, khi xây dựng đề án

Nông dân Tân Hiệp trồng lúa tăng thu nhập, bán khí thải

C.Quốc – Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 14/07/2014 07:57 (GMT + 7) TT - Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập. Bàn cách tăng thu nhập cho người trồng lúa Hợp tác để nâng cao giá trị nông sản   ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác Theo quy trình này, một phải là phải dùng giống lúa xác nhận, còn sáu giảm gồm: giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón và giảm phát thải khí nhà kính. Dự án do Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) hỗ trợ và Viện Nghiên cứu và phát triển ĐBSCL cùng hai hợp tác xã (HTX) tổ chức thực hiện. Giảm đầu vào Ai mua không khí? Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần 3 tại Tokyo (Nhật) xác định cơ chế “m

Không từ bỏ lợi thế cạnh tranh của cây lúa

Thứ Sáu,  4/7/2014, 21:42 (GMT+7) Trung Chánh Phải có sự đầu tư cho nghiên cứu, lai tạo để cho ra những giống lúa mới, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của nhà nhập khẩu. Ảnh: T.L (TBKTSG) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2020 chuyển hơn 200.000 héc ta đất lúa sang trồng màu, trong đó sẽ dành khoảng 53.000 héc ta cho cây bắp. Tuy nhiên, tại hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL”, tổ chức tại Cần Thơ giữa tuần rồi, TS. Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (DCRD), tỏ ra băn khoăn khi cho rằng chưa có căn cứ để xác định từ bỏ lợi thế cạnh tranh (cây lúa) sẽ đạt hiệu quả. Lách qua khe cửa hẹp Theo dự báo của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), sản xuất lúa gạo thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh thời gian tới nhưng thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng chậm hơn so với tốc độ phát triển sản xuất. Theo TS. Jong Ha Bae, Trưởng đại điện FAO tại Việt Nam, sản xuất lúa gạo thế giới tăng chủ yếu ở phân khúc cấp

Để nông nghiệp, nông thôn “đất Chín Rồng” cất cánh

(LĐ) - Số 114   TRẦN LƯU   - 8:50 AM, 20/05/2014 Sau 30 năm CNH - HĐH, nền nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Sau 30 năm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), nền nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, hàng loạt những bất cập đã và đang kiềm hãm sự phát triển của toàn vùng.  Cần có những giải pháp đồng bộ và thực sự đi vào chiều sâu để nền nông nghiệp “đất Chín Rồng” cất cánh. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo khoa học “CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL - 30 năm nhìn lại” diễn ra ngày 19.5 tại TP.Cần Thơ. Hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Cần Thơ phối hợp tổ chức...  Còn đó nỗi lo... ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, chiếm 33,2% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp l

Trăn trở từ vựa lúa quốc gia

TRẦN HỮU HIỆP Báo Nông nghiệp Việt Nam, 02/05/2014, 07:00 (GMT+7) Danh xưng “Vựa lúa quốc gia” dành cho ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng đã đến lúc cần nhận thức lại.  Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn. Vựa lúa hay gồng mình gánh lúa? Thực tế là, mỗi nông dân ĐBSCL đang phải gồng mình gánh hàng chục tấn lúa hàng hóa cần tiêu thụ mỗi vụ, trong khi chính sách tạm trữ lúa gạo đến hẹn lại lên, năm nào cũng được bàn tới bàn lui, để rồi những nỗ lực hỗ trợ đáng ghi nhận của Nhà nước vẫn chưa thực sự vào được nhà người nông dân. Đã đến lúc người miền Tây không cần tự hào về mỹ từ "vựa lúa". Sản xuất lúa hàng hóa của người nông dân hiện nay như “cây đòn gánh”. Một đầu gánh nặng nguyên liệu, v

Cần xây dựng chính quyền vùng kinh tế

Lâu nay vùng kinh tế chỉ là một phép cộng cơ học. Nếu có chính quyền vùng quản lý, hiệu quả vùng kinh tế mới được phát huy. Trong ngày làm việc thứ hai của hội thảo Kinh tế mùa xuân 2014 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Quảng Ninh ngày 29-4, các chuyên gia kinh tế tiếp tục thảo luận về cải cách thể chế. Phân quyền phải rõ ràng, cụ thể TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng khi nói đến thể chế gồm có bốn bộ phận bao gồm người chơi (Nhà nước, tổ chức sự nghiệp, dân sự...); cơ chế chơi hay cách thức chơi; luật chơi; và sân chơi (thị trường). Đổi mới thể chế chính là đổi mới cả bốn bộ phận đó trên tinh thần: Cái gì có lợi cho đất nước, dân tộc này thì làm; cái gì không lợi thì bỏ. TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: TP Trong bốn yếu tố đổi mới thể chế thì vai trò Nhà nước trong nền kinh tế được tập trung hơn cả. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà

Phát huy vai trò “đầu tàu” trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Báo Cần Thơ, Chủ nhật, 27/04/2014 21 giờ 29 GMT+0 Trong liên kết “4 nhà” (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân), Nhà nước đóng vai trò cầu nối gắn kết nông dân-doanh nghiệp (DN) và “đặt hàng” cho nhà khoa học nghiên cứu, sáng chế các tiến bộ kỹ thuật, giống lúa mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đồng thời, đề ra những chủ trương, chính sách định hướng giúp ngành lúa gạo phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Để phát huy vai trò “đầu tàu” trong liên kết cần sự thống nhất về chủ trương và quyết sách kịp thời của nhà nước. Định hướng sản xuất Những năm qua, mặc dù sản lượng lúa gia tăng hằng năm nhưng ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam thường thấp hơn gạo cùng nhóm của Thái Lan. Điều này làm giá lúa trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng giảm, nhất là vào những lúc nông dân thu hoạch rộ. Cùng với đó là tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, giá thành sản xuất liên tục tăng… Để từng bước khắc phục tình trạng này, Chính phủ,

Cấp bách cải thiện năng lực cạnh tranh

                                                                                                                                  Trần Hữu Hiệp Báo điện tử Dân Việt ngày 26-4-2014 Sau khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 được công bố, lãnh đạo nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã tổ chức họp đánh giá, phân tích nghiêm túc kết quả PCI, "đặt hàng” bộ máy tham mưu phải có giải pháp và quyết tâm cải thiện thứ hạng. Các cuộc hội thảo diễn ra liên tiếp tại các tỉnh... ĐBSCL - “vùng sáng” trong bản đồ PCI cả nước Mặc dù có sự trồi sụt về thứ hạng, nhưng nhìn tổng thể, ĐBSCL tiếp tục là “vùng sáng” trong bản đồ PCI cả nước. Mảng sáng chung của các địa phương dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp chính là tính năng động của chính quyền, chi phí thời gian, chi phí không chính thức thấp, gia nhập thị trường – các chỉ số thành phần cấu thành kết quả PCI của các tỉnh, thành trong vùng liên tục đạt điểm số khá tốt nhiều năm liền. Đó chính là “phần mềm bù lỗ” ch