Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người đồng bằng

Nhạc lễ, đờn ca tài tử: Nét văn hóa đặc sắc của Nam bộ

SGGP:: Cập nhật ngày 02/10/2007 lúc 23:55'(GMT+7) Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Sư Nguyệt Chiếu (30-9-1947 – 30-9-2007), hội thảo “Sư Nguyệt Chiếu cuộc đời và sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ”, do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu tổ chức vừa qua tại chùa Long Phước (thị xã Bạc Liêu). Hội thảo với sự tham dự của 180 đại biểu gồm chư tôn thiền đức thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh Bạc Liêu, các ban ngành hữu quan, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, giới nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh, cùng các phật tử. Nhạc lễ và đờn ca tài tử có mối quan hệ mật thiết nhưng vẫn khác nhau tùy theo tính chất phục vụ xã hội. Đó là một nét văn hóa khá đặc sắc của vùng đất Nam bộ đã khởi sắc từ những năm đầu thế kỷ XX. Tìm lại “lò” nhạc cổ Nam bộ Ban nhạc chuẩn bị hoà tấu bài Lưu thủy trường “Bá Nha, Tử Kỳ” do GS-TS Nguyễn Thuyết Phong biểu diễn minh họa trong hội thảo. Nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà sư yêu nước Ng

Nhậu miền Tây lan man ký

Vài lời: Góc nhìn khác của người không phải dân Miền Tây về người Miền Tây (Thethaovanhoa.vn) -   (Ghi chép lan man về chuyện ăn nhậu giải trí thời nay ở một ấp thuộc xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Xong một ngày làm mướn (tức làm thuê, nói theo kiểu miền Tây) cánh thợ hồ “quất” vài ba xị với mồi màng đơn giản, bữa nào chủ nhà hay chủ thầu hứng lên rủ nhậu thì có bia bọt cá tôm gà bò. Nhìn chung, có ba loại cáp độ (chữ dùng ở Mỹ Đức Tây) nhậu trong tuần, cáp loại 1 bia mồi hoành tráng do chủ nhà đãi, cáp loại 2 yếu hơn một chút thường vào cuối tuần do chủ thầu đãi, và cáp loại 3 do anh em thợ hùn vô. Vậy là đủ loay hoay suốt tuần rồi, cần gì nghĩ đến chuyện ca nhạc, phim ảnh, thậm chí vợ con, bồ bịch có khi cũng quên luôn.  Thợ mộc, thợ sắt, thợ điện, thợ nước, thợ đụng (mỗi thứ đều biết sơ sơ) thường không nhiều lắm, tính chung mỗi xã chỉ độ vài mươi người, do đặc thù công việc nên thường phải liên minh với thợ hồ, nên nhóm này thường xuyên giải trí bằng cách c

Một trí thức miệt vườn

(LĐ) - Số 254 - Thứ bảy 02/11/2013 09:54 Hữu Hiệp Anh Ba Châu - PGS.TS Nguyễn Minh Châu - là mẫu trí thức miệt vườn sông nước Cửu Long: Chân chất, giản dị, lăn lộn thực tiễn nhiều, chơi với anh em hết mình, nhưng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo. PGS.TS. Nguyễn Minh Châu tại 1 hội thi trái cây ngon, giống tốt Nam Bộ Từ lúa sang cây ăn trái Tôi biết anh Ba Châu khi anh đã là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cây ăn trái của Việt Nam . Có điều kiện gần anh trong công việc - kể cả ngồi chung nhiều tiệc nhậu “xả láng” - càng quý mến anh bởi sự gần gũi, chân tình. Anh Châu người gốc Sài Gòn, học nông nghiệp chuyên ngành trồng lúa ở Đại học Cần Thơ, vào nghề ở Viện Lúa ĐBSCL, từng là học trò thân cận của các GS Võ Tòng Xuân, Nguyễn Văn Luật. Song, cuộc đời anh lại gắn chặt với ngành cây ăn quả. Cơ duyên của anh Châu với ngành này lại đến từ... ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Xây dựng một trung tâm nghiên cứu cây ăn quả hàng đầu cả nước. Anh Châu là Viện trưởng

Bài 1. Người có nhiều vợ và bồ bậc nhất Sài Gòn: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng

Bài trên Báo Lao Độn g Cho tới ngày nay ở Sài Gòn, ngoài Hùng Cường, chưa có nghệ sĩ nào nổi bật trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như: Tân nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh... Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài thi đấu... Nghệ sĩ Hùng Cường. >> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & đời sống số 18 Ông cũng là nam nghệ sĩ được cho là có nhiều vợ và bồ nhất ở Sài Gòn. Vậy mà khi chết đi, ông nằm trong ngôi mộ nhỏ ven con đường làng ở Bến Tre. Làm sôi động sân khấu cải lương Cho tới ngày nay, chưa có ai làm được chuyện “kinh thiên động địa” trên sân khấu cải lương như Hùng Cường. Đó là vào năm 1959, một nghệ sĩ chưa từng được biết trong giới cải lương, chưa từng đảm nhận bất cứ vai phụ nào, bỗng bất ngờ xuất hiện trong vai chính và thành công vang dội.  Đó là điều không thể hiểu nổi, bởi một người theo nghề cải lương phải mất ít nhất 2-3 năm làm “giàn bao” mới lên được vai phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài và khổ luyệ

Đọc Hồ Biểu Chánh

Quãng 10 năm nay, sách của nhà văn Hồ Biểu Chánh được tái bản nhiều; gần đây, một số tác phẩm văn học phản ánh đặc sắc xã hội Nam bộ đầu thế kỷ 20 của ông cũng được dựng phim. Vì sao trong thời buổi “số hóa” hôm nay, cái “cốt cách quê mùa” trong văn chương Hồ Biểu Chánh lại phục sinh trong lòng người mạnh như vậy? Có thể tìm được câu trả lời qua cuốn Hồ Biểu Chánh - người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của nhiều tác giả, do NXB Văn Nghệ ấn hành từ tháng 3.2006, mà nay không còn thấy trong nhiều nhà sách. Trước hết, xin đọc đoạn văn cụ Hồ Biểu Chánh miêu tả cảnh chợ đêm ở Sài Gòn năm 1937 mà tập sách này trích in ở bìa 4 như một điển hình về văn phong của cụ: “Tại các cửa lớn, người ta tụ lại chật nức, trai chải dầu láng mướt, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà khói bay tưng bừng, mẹ dắt tay bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi, tốp chen lấn mua giầy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng, chung

Mùa không trăng sao

Thứ Bảy, 20/07/2013 23:27 Hôm đi dự hội chợ nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, tình cờ trông thấy mô hình mấy cây rơm trong hội chợ, anh bỗng thấy lòng xốn xang. Cái ngày xưa ấy đã qua lâu rồi mà sao anh vẫn nhớ đến quay quắt trong lòng. Nhớ những buổi tối mùa hè, khi ngôi sao hôm bắt đầu nhú lên ở chân trời, anh lại thấy lòng nôn nao vì biết có người đang đợi mình ở gốc rơm sau hè. Mỗi năm chỉ có 3 tháng. Mỗi tháng chỉ có mấy ngày con trăng hoàn toàn bị che khuất. Đó là những ngày thầm kín nhất của đôi ta... Đối với anh, những mùa hè khi còn thơ bé ở quê nhà là hạnh phúc nhất. Khi ấy, anh chẳng phải lo toan, chẳng phải học hành, chẳng phải thức khuya dậy sớm. Khi ấy anh chỉ có những thú vui bình dị mà bây giờ rất nhiều đứa trẻ không có được: thả diều, nơm cá, bẫy chim, mót khoai...   Những năm tháng tuổi thơ của anh còn lấp lánh niềm vui bởi bên anh có cô bé con bác Tư ở cạnh nhà. Cô bé ấy học hết lớp 9 trường làng thì ở nhà phụ mẹ làm ruộng hoặc theo ba đi buôn những kh

Núi vàng tiêu tan, kết cục bi đát của Công tử Bạc Liêu

(LĐĐS) - Số 12 - Thứ ba 02/07/2013 16:06 Với cả một núi tài sản do ông Trần Trinh Trạch để lại ước tính tương đương trên 5 tấn vàng, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy tha hồ hoang phí suốt cuộc đời. Đến khi ông lìa đời, khối tài sản ấy cũng vừa cạn. Cô gái bệnh tâm thần tên Trần Thị Phượng, bên cạnh là Ba Đức. Đến đời các con của Công tử Bạc Liêu, cái nghèo đã quay lại với gia tộc Trần Trinh. Tính ra từ lúc phát giàu đến khi khánh kiệt, gia tộc Trần Trinh trải qua chưa tới 3 đời, ít hơn cổ nhân đã đúc kết. Công tử Bạc Liêu hết “linh” Vào cuối thập niên 1960, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đã về sống hẳn ở Sài Gòn với cô vợ cuối cùng, nhỏ hơn ông 40 tuổi, có với ông 4 người con, cùng những mối tình “vắt vai” chợt đến rồi chợt đi. Chuyện về Công tử Bạc Liêu cũng nổi tiếng ở đất Sài Gòn không kém gì ở xứ Bạc Liêu hay vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ. Cuộc đời của Ba Huy dành thời gian nhiều nhất cho 2 thứ: Rượu và gái. Các nhà hàng sang trọng bậc nhất ở Sài Gòn như Soái Kình

Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng

24/06/2013 12:42  |  Giải trí Thuộc chuyên đề:    Kỳ nữ Sài Gòn trước 1975: Những bí ẩn cuộc đời (VTC News) – Kỳ nữ đa tài hiếm có xót xa bảo danh vọng của nghệ sỹ cũng như tấm huy chương, mặt trái của nó có rất nhiều cay đắng và buông nó được thì mới hết khổ. » Đàm Vĩnh Hưng: Cám ơn đời vì có NSND Kim Cương » Bất ngờ nhan sắc Thẩm Thuý Hằng sau nhiều năm ở ẩn » Những nữ diễn viên Việt đúng chất minh tinh nhất Hẹn mấy lần mới gặp được chị, NSND Kim Cương vui vẻ tiếp phóng viên tại căn nhà riêng khang trang nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận, TP HCM. Cởi mở đúng tính cách người Nam Bộ, Kim Cương chủ động cách xưng hô chị - em, dù so với người viết, tuổi tác của chị gấp vài lần.  'Gọi vậy cho nó trẻ chứ tự dưng thấy tui già quá! Nghệ sỹ là không có tuổi' , NSND Kim Cương cười giải thích. 3 may mắn lớn trong đời Rời xa sân khấu hơn 15 năm và chính thức nói lời tạm biệt khán giả trong liveshow  Tạ ơn đời  vào năm 2012 vừa qua nhưng Kim Cương vẫn bận