Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng vọng Thơ Văn

Màu tím hoa sim

HỮU LOAN Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê… Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa… Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái

'Bật mí' hợp đồng mua bài thơ giá kỷ lục 300 triệu

Bán đứt con, mấy ai vui! (Thethaovanhoa.vn) -  Ngày 22/1, hợp đồng mua bài thơ  Ở hai đầu nỗi nhớ  của nhà thơ Trần Đình Chính đã được chuyển vào TP.HCM. Ông Nguyễn Xuân Hàn đã chính thức ký vào bản hợp đồng có giá trị lớn nhất từ trước đến nay về việc mua một bài thơ. Ngày 30/1 tới đây, 300 triệu đồng mua bài thơ này sẽ được trao cho tác giả tại Hà Nội. Như  TT&VH  đã thông tin, nhà thơ Trần Đình Chính, tác giả bài thơ  Ở hai đầu nỗi nhớ  được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng cùng tên, đang mắc bệnh hiểm nghèo. Nhà thơ Trần Đình Chính cần tiền chữa bệnh nên đã rao bán bài thơ tâm đắc nhất của mình. Đọc báo biết chuyện, ông Nguyễn Xuân Hàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (MASECO), đã liên lạc với nhà thơ Trần Đình Chính để mua bài thơ này. Trước đây, một doanh nhân đã chủ động mua bài thơ Màu tím hoa sim  của Hữu Loan với giá 100 triệu đồng và chính doanh nhân này mua 10 nốt nhạc của Phạm Duy cũng với giá 100 triệu đồng. Việc mu

Ngõ Cấm Chỉ - Hà Nội

Mình dân trong Nam, mãi năm 2001 mới được ra Hà Nội, hơn 10 năm qua đã hàng trăm lần trở lại Thủ đô, hàng chục lần ngồi phố Cấm Chỉ ăn hàng, khi bát phở, lúc bát bún. Con phố ẩm thực hàng quán bán suốt đêm. Hồi nhỏ, nghe người lớn nói câu "Nợ như chúa Chổm", không biết căn nguyên, lớn lên mới rõ. " Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ. Đây là một con phố ẩm thực. Ai muốn ăn bún bò Huế với sợi bún to, thịt bò, giò heo, nước dùng ninh từ xương bò ngọt lự, lại thoang thoảng hương vị cay cay của sả, của ớt và sa tế thì đến đó mà ăn".    Thêm chú thích Năm 1527 Mạc Đăng Dung làm phản bắt giam rồi giết vua Lê Chiêu Tông và tự xưng làm vua. Thời ấy nhiễu nhương, vua không ra vua mà quan cũng chẳng r

Nhiều bài thơ Việt trị giá tiền tỉ!

(Dân trí)- Trước thông tin bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ được bán với số tiền 300 triệu, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cho biết: “Nếu làm tốt việc bảo vệ bản quyền, nhiều bài thơ sẽ mang về tiền tỉ, ví dụ, Bài thơ về đôi dép có thể thu được hơn 2 tỉ!” “Bán đứt” hàng trăm triệu Lâu nay, nhiều người đã nghĩ “ai thèm mua thơ!”. Thơ ca từ bao giờ đã bị “thất sủng” giữa cuộc sống hiện đại. Nhà thơ cũng chẳng mấy khi bận tâm đến thu nhập từ thơ, mà phải bươn chải bằng nhiều công việc khác. Sự kiện bài thơ  Ở hai đầu nỗi nhớ  của tác giả Trần Hoài Thu (tức Trần Đình Chính) được một công ty mua bản quyền với giá 300 triệu khiến nhiều người giật mình. Có người còn chép miệng không tin: Thơ thì lấy đâu ra tiền triệu? Trên thực tế,  Màu tím hoa sim , bài thơ của thi sĩ Hữu Loan cũng được một công ty điện tử (có liên quan đến phát hành các bản karaoke) mua độc quyền với mức giá 100 triệu. Rồi có ai đó lại cho biết, bài thơ  Lá diêu bông  của thi sĩ Hoàng Cầm cũng bán được 200 triệu, kh

Kiến trúc độc đáo của ngôi nhà ‘Bá Kiến’

Bài trên VnExpress Toàn bộ cột kèo được làm bằng gỗ lim, chạm khắc rồng phượng tinh xảo… Hơn 100 năm qua ngôi nhà của Bá Bính, nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao, vẫn rất vững chãi. Men theo con đường nhỏ bên bờ đê sông Châu, ngôi nhà Bá Bính nằm cuối xóm 11, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (xưa kia gọi là làng Đại Hoàng, xã Nhân Hậu, phủ Lý Nhân, Hà Nam). Tọa lạc trên mảnh đất rộng hơn 900 m2, ngoảnh theo hướng Đông Nam, ngôi nhà khá thoáng đãng và khô ráo. Nhiều năm qua, cụ Trần Bá Huấn (80 tuổi, xóm 11, xã Hòa Hậu) luôn tìm tòi và ghi chép những câu chuyện về ngôi nhà đặc biệt này. Theo cụ Huấn, tồn tại hơn một thế kỷ, ngôi nhà Bá Bính chỉ bạc màu chứ không hề hư hại. Nhà có 3 gian theo truyền thống người Việt Nam. Bốn hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim to ôm cả 2 tay mới hết. Chân cột kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu. Ngôi nhà Bá Bính, nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Ảnh:

Thơ Lâm Thao: HIẾN NGỌC

8/01/2013 10:45 Vài lời : Cám ơn nhà báo Huỳnh Kim đã có bài giới thiệu một tác phẩm đáng trân trọng của nhà thơ quá cố Lâm Thao. Tôi có một kỷ niệm đẹp với nhà thơ mà tên tuổi gắn với tuyến lửa Vòng Cung. Năm 1983, lúc tôi ở nội trú Trường cấp III - TP. Cần Thơ (Trường Châu Văn Liêm bi giờ), một chiều chủ nhật không về quê Ô Môn mà vẫn ở lại trường, bỗng ghe bảo vệ bảo "có khách". Ra cổng gặp, trước mắt tôi là người đàn ông trung niên, dáng vẻ gầy gò, nói chuyện từ tốn như nông dân, dẫn xe đạp cũ kỹ. Đó là nhà thơ Lâm Thao, cũng là ông Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ (nhỏ) đã kết nạp tôi vào Hội và cho đăng 3 bài thơ ngờ nghệch của tôi trong tập san Văn nghệ Cần Thơ ngày 28-02-1985 (Kỷ niêm ngày thành lập Hội). Lần gặp đầu tiên đó, nhà thơ Lâm Thao tìm đến tôi - một thằng học trò 15 tuổi - gửi bài cộng tác viết tay, chỉ vì muốn trao đổi với tác giả về "mấy chữ trong bài thơ" mà ông muốn biên tập lại. Một thái độ nghiêm túc đáng kính trọng. N

QUÊ HƯƠNG

Quê Hương Nhạc: Giáp Văn Thạch, Thơ: Đỗ Trung Quân Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Điệp khúc: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá ngiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá ngiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một Mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Nhà thơ Võ Văn Trực: Một "Vườn thu" tồn tại bên đời

Đời thơ Võ Văn Trực có ba bài thường được người đời nhắc tới nhiều hơn cả. Đó là bài "Vĩnh viễn từ nay", bài "Chị" và bài "Vườn thu". Nhà thơ Võ Văn Trực.  Không hẹn mà gặp, tất cả các bài nói trên đều thể hiện tình cảm thắm thiết, nồng hậu của tác giả với những người thân yêu nhất trong gia đình mình, và trong những tình huống đáng chia sẻ nhất của cuộc đời. Võ Văn Trực không chỉ làm thơ, ông còn là người viết truyện - một người viết truyện giàu nội lực. Vậy chúng ta hãy cùng xem nhà văn Võ Văn Trực đã hỗ trợ nhà thơ Võ Văn Trực ra sao trong mấy bài thơ trên.   Trước nhất, là một nhà văn, Võ Văn Trực đã biết lọc lựa chi tiết ngoại cảnh, đặng từ đó xây dựng nên những cảnh huống ấn tượng, hỗ trợ cho phần thể hiện tình cảm của nhân vật (mà đa phần là chính tác giả). Bài "Vĩnh viễn từ nay" nói về nỗi đau mất mát, tâm trạng bơ vơ, trống vắng của một cậu con khi người mẹ của mình giã biệt dương thế. Đó là một bức tranh buồn, loang lổ

Why you calling me colored ???

BÀI THƠ TUYỆT VỜI CỦA MỘT CẬU BÉ DA ĐEN Bài thơ được tổ chức Liên hợp quốc (UN) bình chọn là bài thơ hay nhất. Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi Nominated by UN as the best Poem,  Written by an African Kid  When I born, I black When I grow up, I black : When I go in Sun, I black When I scared, I black When I sick, I black And when I die, I still black And you white fellow When you born, you pink When you grow up, you white When you go in sun, you red When you cold, you blue When you scared, you yellow When you sick, you green And when you die, you grey And you calling me colored??? Dịch: Khi tôi sinh ra, tôi màu đen Khi tôi lớn lên, tôi màu đen Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen Khi tôi sợ, tôi màu đen Khi tôi đau, tôi màu đen Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen ._. Anh nói rằng anh trắng Khi anh sinh ra, anh màu hồng Khi anh lớn lên, anh màu trắng Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ Khi anh lạnh, anh màu xanh Khi anh sợ, anh màu vàng Khi anh đau, anh màu tá

Hai Sắc Hoa Tigôn

T.T.K.H. Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người đến với yêu đương Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong, Và phương trời thẳm mờ sương, cát Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi Thở dài trong lúc thấy tôi vui Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ Anh sợ tình ta cũng thế thôi!" Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng, Là chút lòng trong chẳng biến suy!" Đâu biết một đi một lỡ làng, Dưới trời đau khổ chết yêu đương Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm, Trong một ngày vui pháo nhuộm đường... Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ.. Lòng tôi còn giá đến bao giờ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi, Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim bóng một người Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhưng hồ

Nhà thơ Kiên Giang: Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng    Xem tiểu sử Kiên Giang - Hà Huy Hà trên Wikipedia Hơn nửa thế kỷ trước, bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1958) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài thơ còn được biết đến nhiều hơn khi được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc. Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách” Kiên Giang là nhà thơ, soạn giả cải lương (tác giả các vở tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Sơn nữ Phà Ca… ), nhà báo - chứng nhân còn sót lại của sự kiện “Ngày ký giả đi ăn mày” (xảy ra vào năm 1974, báo giới miền Nam xuống đường với nón lá, bị, gậy của dân “cái bang” để chống đối chính quyền Thiệu ra sắc luật đàn áp báo chí)… Người viết chơi thân với ông đã gần hai mươi năm nhưng muốn gặp ông thật khó bởi ông luôn dịch chuyển (rất giống với ông bạn thân cùng lứa, cùng làng là nhà văn Sơn Nam). Năm nay (2011) đã 84 tuổi, mái tóc gội tuyết sương đến bạc trắng nhưng nếu có ai hỏi về thời niên thiếu, về Sơn Nam, về