Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế

Vai trò của đô thị trong phát triển kinh tế ĐBSCL

Doanh nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 05/07/2013  Đô thị là một loại môi trường xã hội, ở đó cộng đồng dân cư tập trung sinh sống với mật độ khá cao. Đô thịở nước ta thường là hạt nhân của một vùng dân cư rộng lớn xung quanh (vùng nông thôn), nơi mà người dân sinh sống cơ bản bằng nghề nông. Đọc E-paper Bến Ninh Kiều, Cần Thơ về đêm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 13 tỉnh thành với diện tích rộng 40 ngàn km 2 , chiếm 12% diện tích cả nước và dân số khoảng 17,3 triệu người (khoảng 20% cả nước). Theo số liệu thống kê của Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp – nông thôn, ĐBSCL có chín thành phố thuộc đô thị loại 1 hoặc loại 2, mười thị xã thuộc đô thị loại 3 hoặc loại 4, năm quận, 106 huyện, 182 phường, 124 thị trấn và 1.306 xã. Như vậy, 23% dân số của ĐBSCL (khoảng 4 triệu người) sống ở đô thị và khoảng 13 triệu người sống ở nông thôn. Với xu thế phát triển trong tương lai, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn thay đổi, quá trình đô thị hóa sẽ chuyển hóa

Giải pháp nào tiêu thụ lúa hàng hóa?

SGGP,  Thứ ba, 25/06/2013, 06:48 (GMT+7) Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã triển khai thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ (quy lúa) vụ hè thu được hơn 1 tuần. Thế nhưng, những ngày qua nông dân ĐBSCL lại lãnh trọn “mùa mưa” do áp thấp - bão, khó khăn chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh đầu ra hạt gạo chịu nhiều áp lực, việc triển khai các giải pháp mang tính chiến lược để giúp nông dân trụ lại nghề trồng lúa là rất cần thiết. Nhiều nông dân may mắn thu hoạch lúa hè thu trước khi mưa dầm. “Chết đứng” vì lúa... ngã!  “Chưa bao giờ hạt lúa buồn như lúc này. 10 ngày qua, mưa liên tục, nước ngập nặng chân ruộng, gần 10 thửa ruộng hè thu bị ngập hết 8, máy gặt đập liên hợp không vào được. Giá công cắt, từ 300.000 đồng/công nhảy vọt lên 500.000 đồng/công”, anh Hai Thức ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang than thở. Anh Hai Thức vừa thuê công cắt một ít, còn lại phải huy động anh em và vợ con để cắt 6 công lúa chạy mộng! Đây cũng là tình cảnh chung của hàng trăm ngàn n

Cần cuộc đại phẫu ngành nông nghiệp

SGGP, Thứ ba, 25/06/2013, 06:09 (GMT+7) Lâu nay, đầu ra cho nông sản luôn là nỗi trăn trở và bức xúc của nông dân. Nông sản được mùa mất giá, được giá mất mùa là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm”, được dư luận đề cập khá nhiều nhưng vẫn không xoay chuyển được tình hình. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp tổ chức sáng 24-6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tâm tư: Chúng ta mong muốn mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng để tăng thu nhập cho nông dân, nhưng với tình trạng như hiện nay thì không thể “chạy theo lượng” được nữa. Bộ trưởng nói: “Chỉ có chừng này (nông sản) mà bà con đã không bán được rồi thì nếu tăng thêm nữa, làm sao bán được”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định: “Để giúp nông dân nâng cao thu nhập, làm giàu từ sản phẩm của mình, chúng ta không thể nói với bà con là hãy sản xuất ít đi để có giá bán cao hơn”. Một trong những nguyên nhân làm ứ đọng hàng hóa nông sản là kim ngạch xuất khẩu giả

Đào đâu ra lãi 30%

Đại Đoàn Kết  -  25/06/2 Theo quy định của Chính phủ, sản xuất lúa hàng hóa (nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long) phải tạo ra mức lãi tối thiểu 30% cho hộ nông dân. Quy định đã ban hành từ nhiều năm nhưng với số đông bà con nhân dân, mức lãi nói trên vẫn đang là niềm mơ ước. Ý kiến của bà con nông dân (không thể có lãi 30%) là có căn cứ. Không chỉ bà con nông dân mà kể cả nhiều chuyên gia đã lên tiếng khẳng định vấn đề này bằng cách đưa ra "những con số biết nói” đầy sức thuyết phục. Năm nào cũng vậy, lúa đông xuân trở thành chính vụ, dẫn đầu cả về diện tích gieo trồng cũng như năng suất và tổng sản lượng. Tại khu vực ĐBSCL (vựa lúa của cả nước) bình quân giá thành sản xuất vụ lúa đông xuân vừa qua được xác định ở mức 3.600 đồng/kg. Với giá thành như vậy, để bảo đảm cho nông dân có lãi 30%, giá mua thóc tối thiểu từ phía doanh nghiệp phải là 4.700 đồng/kg. Thế nhưng, tính bình quân kể cả thóc chất lượng cao và thóc loại thấp, bà con nông dân chỉ bán được với mức giá

Kinh tế biển xanh - Nhìn từ Đồng bằng sông Cửu Long

Bài trên báo Cần Thơ, Thứ năm, 27/06/2013 22 giờ 38 GMT+7      Đất Mũi Cà Mau ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước; hơn 360 ngàn km 2  vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, mà còn có tiềm năng kinh tế biển to lớn đang mở ra phía trước. Đồng bằng liền biển lớn Vùng ĐBSCL có 2 lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế biển. Đó là tiềm năng tự nhiên (lợi thế tĩnh) với bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, nguồn lợi tự nhiên phong phú, đa dạng (thủy sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo…). ĐBSCL còn có vị trí địa - kinh tế - chiến lược (lợi thế động) do nằm kề tuyến hàng hải Đông - Tây, là một cửa ngõ quan trọng,

Có liên kết mới làm giàu

Trình nghe đọc bài đăng (cũ) trên báo Tuổi Trẻ (Click vào)

TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông dân, nông thôn bị lấy đi quá lớn so với được trả lại

TS Đặng Kim Sơn. SGTT.VN - Chúng tôi thực hiện bài ghi ý kiến TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, người luôn nhấn mạnh cần nhìn nhận đúng vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cách đối xử với lĩnh vực quan trọng này chưa công bằng. Nông dân hy sinh quá nhiều Từ đầu năm 2013 đến nay, chúng ta nói nhiều đến công lao điều hành kinh tế vĩ mô giữ cán cân thương mại ổn định, lạm phát giảm, nhưng có một điều không ai nói đến đó là phần hy sinh to lớn của nông dân. Giá lúa gạo, nông sản rẻ thê thảm, trong khi nông dân thiệt hại thì lại giúp cho rổ hàng hoá khả quan lên, lạm phát giảm đi. Lạm phát giảm nên Chính phủ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành điều chỉnh chính sách tiền tệ. Hy sinh của nông nghiệp đã bù đắp cho nợ xấu ngân hàng, khó khăn của doanh nghiệp. Trong khi đó, đáng lẽ công nghiệp hoá và đô thị hoá thì phải lấy công nghiệp có năng suất cao, giá trị gia tăng lớn để đẩy đất nướ

Ngân hàng Nhà nước chỉ độc quyền hai cái

Đất Việt,  Cập nhật: 15:06, 24/06/2013 (GMT+7) ( ĐVO ) - "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt chẽ hơn trước khi có Nghị định 24. Nhà nước chỉ độc quyền 2 cái. Thứ nhất là độc quyền xuất nhập khẩu vàng. Thứ hai là độc quyền thương hiệu vàng" - TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết. Vài ngày tới, giá vàng còn 30 triệu đồng/lượng? TS Vũ Đình Ánh:Không thể đòi hỏi công khai,minh bạch về vàng Vàng, dầu Việt Nam thích ngược với thế giới NHNN muốn miễn kiểm tra, báo cáo vàng nhập khẩu NHNN muốn làm gì? PV: Một trong những phương thức để quản lý thị trường vàng được NHNN sử dụng là tổ chức các phiên đấu thầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là một hình thức để NHNN kinh doanh vàng thì đúng hơn. Xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?   TS. Võ Trí Thành:  Đấu thầu vàng được tổ chức trước mắt là nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thư

Trồng lúa không thể lãi 30%!

Nguyễn Khởi THời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ Sáu,  14/6/2013, 11:06 (GMT+7)         Một người dân đang thu hoạch lúa, Ảnh: Ngọc Hùng (TBKTSG Online) - Trồng lúa có lãi tối thiểu 30% chỉ là một ước muốn phù phiếm, không chỉ trong bối cảnh hiện nay mà chắc chắc sẽ còn nhiều năm nữa. >>> Cần giải pháp mạnh giúp nông dân >>> Chuyển lúa vụ 3 sang trồng màu: Ai lo đầu ra cho nông dân? >>> VFA chấp nhận bán gạo giá rẻ để kiếm hợp đồng Khi đề nghị Chính phủ thông qua chương trình tạm trữ một triệu tấn gạo (quy ra lúa) trong vụ đông xuân, và nay cả hè thu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đều khẳng định việc mua tạm trữ sẽ đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30%. Trong thời gian đầu, đúng như lời khẳng định của quan chức VFA, người trồng lúa vẫn có mức lãi tối thiểu này. Song cứ sau mỗi lần tạm trữ thì lợi nhuận của người nông dân giảm dần. Vì vậy, trong phiên trả lời chất vấn của kỳ họp Quốc hội ngày 12-6, trước câu hỏi của một đại biểu có

Cảng biển Việt Nam đối diện khó khăn

SGGP,  Thứ sáu, 21/06/2013, 06:51 (GMT+7) Theo lộ trình gia nhập WTO, đến năm 2015, hoạt động cảng biển Việt Nam cùng các dịch vụ đi kèm phải “mở cửa hoàn toàn”. Còn trong thời gian từ nay đến thời điểm ấy, lần lượt từng ngành dịch vụ sẽ phải từng bước hội nhập. Thế nhưng, đến nay còn rất nhiều điều đáng lo. Cảng Cái Mép - Thị Vải vắng tàu neo đậu. Ảnh: Cao Thăng Cung vượt cầu Cụm cảng biển số 5 là cụm cảng của ba địa phương TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Cụm cảng biển này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của cả hệ thống cảng biển Việt Nam. Nhiều năm qua, cụm cảng biển số 5 luôn đón nhận khối lượng hàng hóa thông qua đạt xấp xỉ 50% tổng lượng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam. Riêng về hàng container chiếm hơn 60% tổng lượng container thông qua cả hệ thống. Thế nhưng ở cụm cảng quan trọng này, chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui. Thời gian qua, cảng biển SP-PSA - liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và Tập đoàn PSA Singapore - là một trong

NÓNG LẠNH … CHUYỆN MUA LÚA TẠM TRỮ

Hữu Hiệp Phóng viên Đài PT-TH Hậu Giang vừa có mặt ở huyện Long Mỹ để phản ánh tình trạng lúa tồn đọng, giá thấp mức kỷ lục , có nơi chỉ còn 2.500 đ/kg lúa mà vẫn vắng bóng thương lái, trong khi giá thành sản xuất công bố 4.816 đồng/kg. Nông dân lỗ cầm chắc. Nỗi bức xúc của người trồng lúa đang làm nóng dư luận. Nó cũng được mang vào nghị trường Quốc hội. Song, việc mua tạm trữ (TT) vẫn đang còn … lạnh. Bán lúa vụ này, nông dân có còn cười được nữa không? Thực tế cho thấy, chính sách TT gạo chưa đạt được mục tiêu kích giá lên, giúp nông dân có lãi. Những yếu kém nội tại từ nhiều năm qua của sản xuất – tiêu thụ lúa gạo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Mặc dù “liên kết 4 nhà” được nói nhiều, nhưng kết nối cung – cầu lúa gạo vẫn chưa tốt. Chuỗi sản xuất - chế biến - tồn trữ và xuất khẩu gạo đang “bị chặt” ra thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân. Cũng cần thừa nhận mặt tích cực của chính sách mua TT và sự cần thiết của nó