Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐBSCL: Hơn 17.400 học sinh bỏ học

Tin trên báo Cần Thơ, Chủ nhật, 04/03/2012 18 giờ 11 GMT+7 Theo Báo cáo giao ban của Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng ĐBSCL, học kỳ I năm học 2011-2012 toàn vùng có 17.436 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,67%. Trong đó, khối trung học phổ thông có 6.614 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ cao nhất 1,82%, kế đến là trung học cơ sở có 8.907 em bỏ học, chiếm 1,07%, tiểu học: 1.915 em, chiếm 0,14%. So với cùng kỳ năm học trước, số học sinh bỏ học giảm 0,16%. Các tỉnh có số học sinh bỏ học giảm so năm trước là Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Đó là nhờ các địa phương tăng cường nắm tình hình, rà soát số học sinh có nguy cơ bỏ học để vận động, thuyết phục gia đình, tạo điều kiện cho các em khắc phục khó khăn tiếp tục đến trường. HỮU HIỆP

Bảo tồn nhà cổ miền Tây

Bài trên báo NHÂN DÂN , Chủ nhật, 04/03/2012 (GMT+7) Bùi Quốc Dũng Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ) Ngôi nhà gỗ cổ xưa truyền thống của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là sự kết tinh của trí tuệ và công sức lao động của nhiều thế hệ. Từ chỗ chỉ là những ngôi nhà đơn lẻ làm nơi cư trú của con người, theo thời gian, ngôi nhà cổ truyền thống đã trở thành di sản văn hóa, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất miền Tây. Thế nhưng những ngôi nhà cổ nơi đây cũng đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ nếu không được bảo tồn gìn giữ một cách quyết liệt và tích cực ngay từ bây giờ.

Vực dậy Đồng bằng sông Cửu Long

Báo Người Lao Động, Chủ Nhật, 04/03/2012 20:31 L.T.S: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất giàu tiềm năng với lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái… Tuy nhiên, qua nhiều năm tập trung khai thác, tài nguyên đã cạn dần. Cùng với sự đầu tư không tương xứng về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…, ĐBSCL trở nên lạc hậu toàn diện so với nhiều khu vực khác Nhiều thế mạnh mà vẫn yếu! Không phát huy được thế mạnh nên ở ĐBSCL, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nông thôn chậm phát triển, khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng        ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha, trong đó có 1,68 triệu ha đất phèn (chiếm 44% diện tích chung) tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Đất phù sa có 1,16 triệu ha (chiếm 30%) tập trung dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Đất mặn ven biển có 0,7 triệu ha (chiếm 18%), trồng rừng ngập mặn và các loại đất khác chiếm 8%. ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 27oC, lượng mưa trung bình hằng năm

ĐBSCL: THU HÚT THÊM 3 DỰ ÁN FDI

Báo Cần Thơ, thứ sáu, 02/03/2012 22 giờ 39 GMT+7 Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2012, toàn vùng ĐBSCL chỉ có tỉnh Long An và Tiền Giang thu hút thêm 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, tổng vốn đăng ký 1,63 triệu USD. Đến nay, toàn vùng có 668 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 tỉ USD, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước. Long An vẫn là địa phương dẫn đầu vùng ĐBSCL về vốn FDI, với 399 dự án, vốn đăng ký trên 3,6 tỉ USD; kế đến là TP Cần Thơ 57 dự án, vốn trên 852,8 triệu USD; tỉnh Tiền Giang xếp thứ 3 với 44 dự án, vốn đăng ký đầu tư trên 840 triệu USD...  HỮU HIỆP

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN III

Bài 3. THOÁT KHỎI "VÒNG KIM CÔ" Thứ Bảy, 12.3.2011 | 09:01 (GMT + 7) LÊ VŨ TUẤN Khi nghề nuôi cá da trơn phát triển cực thịnh, vùng hạ lưu sông Mêkông gánh chịu mỗi năm khoảng 500 triệu mét khối chất thải do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Đó là chưa kể lượng chất thải không nhỏ từ các nhà máy chế biến hầu hết đều được xây dựng ven sông Tiền, sông Hậu. Tuy nhiên, việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường xuất khẩu (CoC, SQF, Global GAP…) đã tạo sự chuyển biến căn bản cả trong khâu nuôi lẫn khâu chế biến ở VN. Đặc biệt, đã xuất hiện cuộc đua công nghệ giữa các doanh nghiệp chế biến ĐBSCL theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng cho con cá tra. Cuộc quật khởi mới Ngày 22.12.2010, đúng vào thời điểm dư luận bức xúc vì WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, Tập đoàn Sao Mai (An Giang) với Tập đoàn Desmet Balesstra (Vương quốc Bỉ) đã ký hợp đồng trị giá 15 triệu USD chuẩn bị cho sự ra đời của nhà máy tinh luyện dầu cá đặt tại Cụm CN Vàm Cống (xã B

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN II

PHÍA SAU ĐƯỜNG BƠI CỦA "ĐẾ NGƯ" Thứ Sáu, 11.3.2011 | 08:42 (GMT + 7) LÊ VŨ TUẤN Sức hấp dẫn của siêu lợi nhuận trong giai đoạn phát triển cực thịnh của cá da trơn 2003-2007 đã dấy lên phong trào “nhà nhà nuôi cá, người người nuôi cá”, dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa năm 2008.   Bài 1. Kỳ tích cá da trơn Chính phủ phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng để cứu lấy nghề nuôi. Nhưng cho đến bây giờ, phía sau đường bơi của “đế ngư”, vẫn còn không ít nông dân “chết chìm” trong biển nợ.  Gượng dậy sau khủng hoảng thừa Ở giai đoạn cực thịnh, nhiều “hai lúa” sau một đêm trở nên giàu có, xách giỏ đựng bạc tỉ ra phố thị sắm xe hơi đời mới, mua canô hạng sang. Nhưng khủng hoảng thừa năm 2008 đã đẩy không ít người nuôi cá tới khánh kiệt. “Năm 2008, tôi cũng lỗ nặng, cỡ 4-5 tỉ đồng” - ông Chương Văn Khanh (Út Anh) - một cựu tỉ phú từng bị vét sạch vốn trong cuộc khủng hoảng năm 2008 – cho biết. Không những thua lỗ, giá trị tài sản của các chủ trang trại cũng lao dốc không

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN

Lê Vũ Tuấn Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 10.3.2011 | 08:25 (GMT + 7) Trong vòng 10 năm, cá da trơn Việt Nam gia tăng sản lượng gấp 50 lần, tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 65 lần và hiện chiếm 99,9% thị phần toàn cầu. Trên thế giới, chưa có loại sản phẩm thuỷ sản nào đạt tốc độ phát triển nhanh như thế. Sau gạo và hơn cả gạo, cá da trơn đã tạo ra kỳ tích trong thời kỳ đổi mới. Kỳ tích ấy đang đứng trước triển vọng thăng hoa, nâng chuỗi giá trị lên gấp đôi, gấp ba nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, biến lượng mỡ dư thừa khổng lồ thành các loại sản phẩm cao cấp. Song, phía sau đường bơi của “đế ngư” vẫn còn không ít nông dân “chết chìm” trong biển nợ và phía trước là ẩn hoạ từ biến đổi khí hậu rập rình. Trong cuộc hành trình dài hơn 4.000 cây số từ cao nguyên Thanh – Tạng chảy ra biển Đông, băng qua lãnh thổ của 6 nước, sông Mêkông hào phóng ban phát biết bao lợi ích cho 90 triệu người thuộc hơn 100 dân tộc sống trong lưu vực, song vẫn dành riêng một món quà lớn cho vùng hạ lưu, mà