Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng khớp với tìm kiếm "sở hữu đất đai"

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Nhiều bất cập, chưa đồng thuận

SGGP, Thứ năm, 15/05/2014, 01:29 (GMT+7) Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có nhiều đổi mới sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn với một số quy định trong dự thảo và cho rằng, nếu không sửa sẽ chưa tạo ra môi trường kinh doanh tốt.         Thiếu quy định về hậu kiểm Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này nhằm tiếp tục tháo gỡ những rào cản, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN), người dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng chú ý đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động của DN.  Tuy nhiên, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng: “Luật lần trước cũng như luật lần này vẫn nói DN được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng không nói rõ

Hiến kế làm giàu cho người trồng lúa ĐBSCL

 Báo  Thanh Niên         07:09 - 19/11/2022       3   THANH NIÊN Là cường quốc lúa gạo nhưng người nông dân trồng lúa chưa giàu; Chuyển đổi thế nào để phát huy lợi thế của cây lúa; Làm sao để thu hút vốn đầu tư vào vùng đồng bằng trù phú bậc nhất  thế giới  của VN?... Tất cả những vấn đề nóng bỏng nhất về  phát triển kinh tế  của vùng ĐBSCL đã được các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu phân tích, hiến kế, đề xuất tại Hội thảo “Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa” do Báo Thanh Niên phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức sáng qua (18.11). Đại diện ban ngành,  doanh nghiệp  và những chuyên gia hàng đầu tham dự hội thảo Người nông dân muốn bỏ cây lúa vì nghèo? Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Quốc Phong, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đánh giá chưa bao giờ ĐBSCL nhận được sự quan tâm nhiều như hiện nay. Với vị thế của một vùng đất nông nghiệp, vựa lúa lớn nhất nước, ĐBSCL đang kỳ vọng chờ đón nhiều chính sách, giải pháp để bứt phá, phát triển. Dẫn Báo cáo kinh tế thường n

Vượt qua dấu chân lấm bùn của nông nghiệp truyền thống

  Sáu Nghệ Báo Nông nghiệp Việt Nam -  Thứ Sáu 31/07/2020 , 06:20 (GMT+7) Nhiều ứng dụng mà cách đây vài năm như chuyện đùa, nay là sự thật trong nông nghiệp ĐBSCL. Các Hai Lúa ngồi quán cà phê miệt vườn vẫn theo dõi mọi công việc. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Ứng dụng công nghệ số để sinh tồn và đột phá sau dịch Covid-19 Đường hướng chi tiết cho vùng cây ăn quả lớn nhất nước Các 'chiến sỹ áo xanh' và thời điểm tuyệt vời nhất để số hóa nông nghiệp TS Trần Hữu Hiệp ở Trường Đại học FPT Cần Thơ. Ảnh:   Chí Quốc . Trong đó, nổi lên vấn đề khá mới mẻ là cơ chế, chính sách, giải pháp liên quan đổi mới sáng tạo, kinh tế số và kinh tế chia sẻ. Phóng viên trò chuyện với TS Trần Hữu Hiệp ở Trường Đại học FPT Cần Thơ. “Nông nghiệp số” của Hai Lúa Thưa ông, có thể nói ngắn gọn về kinh tế số và kinh tế chia sẻ? Kinh tế số, theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford là “kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qu

PCI năm 2011: “BẢNG ĐIỂM” CHÍNH QUYỀN VÙNG ĐBSCL

Phân tích từ kết quả PCI 2011 do VCCI công bố Đọc thêm bài đăng báo Đại Đoàn kết ngày 28-02-2012: "PCI vùng ĐBSCL năm nay có gì mới?" (Click vào)                                                                                 Trần Hữu Hiệp Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI năm 2011) vừa được VCCI công bố là kết quả “chấm điểm chính quyền địa phương” của 6.922 doanh nghiệp trong nước và 1.970 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tuy “nhiệt kế cảm nhận của doanh nghiệp” mới cho thấy kém lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng so các năm trước, giảm đáng kể từ mức 76% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng qui mô kinh doanh vào năm 2006 xuống còn 47,4% vào năm 2011, nhưng họ cũng ghi nhận sự tiến bộ, nỗ lực vượt qua khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác điều hành của chính quyền địa phương. PCI vùng ĐBSCL năm nay có gì mới?   “Điểm sáng” và những cuộc đổi ngôi ngoạn mục “Điểm sáng” đầu tiên trong bảng xếp hạng PCI năm nay của đất Chín Rồng là các chỉ số thành phần t

KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TỔ HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bài trên TẠP CHÍ CỘNG SẢN (Chuyên đề cơ sở) số 51 (3-2011), được giải báo chí quốc gia năm 2012 (Giải khuyến khích)       Trần Hữu Hiệp [1]                           Sự phát triển của kinh tế trang trại ở ĐBSCL n hững năm gần đây, mặc dù còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn, nhưng đã tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế hộ nông dân, trở thành một mô hình sản xuất mới, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hoá tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thanh long vươn mình. Ảnh: Trần Minh Đức (dự thi ảnh đẹp Tây Nam Bộ do BCĐ TNB phát động)       Số liệu thống kê cho thấy, ĐBSCL có số lượng trang trại đông đảo nhất trong 6 vùng kinh tế với 65.745 trang trại, chiếm hơn 48,5% số trang trại cả nước. Mặc dù xét về qui mô (đầu tư vốn, tích tụ ruộng đất và thu hút lao