Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Con cá tra chặt làm mấy khúc? (phần 2)

Bài 2: Đưa cá tra trở lại bầy đàn để vươn xa Trần Hữu Hiệp Đề án cá tra ĐBSCL đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: “Phát triển nuôi cá tra theo hướng công nghiệp, phấn đấu trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước”. Mục tiêu: “Đến năm 2015, sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 750 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 150 nghìn tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tạo việc làm cho 23 vạn lao động”. Chế biến cá tra xuất khẩu Bài 1: Phía sau đường bơi kỳ tích của kình ngư  Đến cuối năm 2011,sản xuất cá tra đạt hơn 600.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD.So với chỉ tiêu đến 2020 của “Đề án cá tra”,thì“đế ngư nước ngọt” này đang bơi trong chặng về đích. Nhưng thực trạng phát triển thì ai cũng biết, nhất là trước yêu cầu phát triển bền vững. Ngó người, soi mình để vươn xa Giá trị của ngành sản xuất cá tra mang lại rất lớn, nhưng thử hỏi trong kim ngạch 1,8 triệu USD xuất khẩu được, thì ngư

Con cá tra chặt làm mấy khúc? (phần 1)

Bài 1. Phía sau đường bơi kỳ tích của kình ngư Trần Hữu Hiệp Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra đã tạo ra kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ trong một thập niên, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang mà không bất kỳ cây, con nào đạt tốc độ phát triển nhanh như thế.  Có một kỳ tích Vũ điệu người nuôi cá Sản lượng tăng hơn 50 lần, kim ngạch xuất khẩu hơn 65 lần, chiếm 99% thị phần cá tra, cá basa toàn cầu. Với hơn 5.000 ha mặt nước, đã tạo ra 600.000 tấn, hơn 1,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011, góp khoảng 2% GDP cho quốc gia; tạo việc làm cho hàng chục triệu công nhân, người nuôi và “lao động phụ trợ” khác. So với sản xuất lúa gạo, làm bài toán đơn thuần, thì sản xuất cá tra có giá trị hơn nhiều. Xuất khẩu 1 tấn gạo chỉ khoảng 400 – 500 USD, tức 1 ký gạo thu từ 0,4 – 0,5 USD. Trong khi 1 ký fillet cá tra 3-4 USD, hơn gần 10 lần.  Nông dân nuôi cá tra năng suất cao, 1 ha mặt nước đạt năng suất 3-4 trăm tấn, c

Kết cấu hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long: “Nút thắt” giao thông

Bài TTXVN Cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL thời gian qua đã được đầu tư xây dựng mạnh mẽ, diện mạo đã có nhiều thay đổi đáng kể góp phần vào lưu thông và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” làm hạn chế sự phát triển của vùng ĐBSCL. Nếu những nút thắt này được tháo gỡ, hệ thống giao thông liên hoàn từ đất liền ra biển đảo, kinh tế ĐBSCL mới thức sự “cất cánh”… * Chưa phát huy liên kết vùng trong xây dựng Theo ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ kinh tế xã hội, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, hiện tại, tuyến đường quan trọng, “lối ra” chủ yếu của ĐBSCL là QL1A vẫn đang chiếm thế độc đạo từ miền Đông đến miền Tây, gây không ít trở ngại trong vấn đề lưu thông, vận chuyển vào những giờ cao điểm. Hơn nữa, nhiều phương tiện cùng đổ về trên một con đường nhất định làm tăng sức tải đường. Hiện đã có con đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương chia sẻ bớt gánh nặng vận tải cho QL1A, tuy nhiên, từ đoạn Trung Lương đổ về các tỉnh ĐBSCL không thể đi qua một con đường nào khác ngoài tuyến QL này.

Lưu Hữu Phước & mối tình dành cho cô gái Huế

Vài lời: Cụ này cùng quê Ô Môn (Cần Thơ) với tôi. Ngôi trường cũ năm lớp 10 tôi học nay mang tên Lưu Hữu Phước. Cụ là niềm tự hào của người dân quê tôi. Tiếng nhạc và ca từ của nhiều bài hát nổi tiếng như: Bạch Đằng Giang , Lên Đàng , Tiếng gọi thanh niên , Hội nghị Diên Hồng , Giải phóng Miền Nam , Tiến về Sài Gòn , Hồn Tữ sĩ ,  ... như mang theo hơi thở của sông nước, đồng ruộng, miệt vườn và khí chất bao đời của con người Ô Môn được bậc kỳ tài này thổi hồn non sông, đất nước.   (Tạp chí Sông Hương)15:48 | 23/06/2010 HƯƠNG CẦN      (Chuyện ít ai biết trong làng âm nhạc)Nhạc sỹ, Giáo sư viện sỹ Lưu Hữu Phước (1921-1989) là tác giả của rất nhiều hành khúc nổi tiếng. Với tài năng của mình, từ bài hát này đến bài hát khác, ông đã góp phần nuôi dưỡng những phong trào cách mạng to lớn. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Ảnh: nhantai.thv.vn Những bước đi rầm rộ của hàng vạn, hàng triệu đồng bào theo nhịp hát “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Học sinh hành khúc”. .. trước đây và sau

Cha đã CAN mà cô vẫn LỘ LỘ

Vài lời nói leo chuyện bên Tàu: Trên Blog này tôi đã lỡ truyền bá cái kết quả nghiên cứu của một bà đầm Đức về LỢI ÍCH CỦA VIỆC DÒM VÚ PHỤ NỮ (đọc lại bài DÒM VÚ PHỤ NỮ THÊM TUỔI THỌ) . Thực hư chẳng biết, nhưng đây lại là bài có lượng truy cập nhiều nhứt (hy vọng nhiều người sẽ tăng tuổi thọ). Song, những hình ảnh mà quý vị bị xem sau đây (ai không muốn giảm tuổi thọ thì đừng xem) có lẽ sẽ tác dụng ngược với kết quả nghiên cứu khoa học đã nêu. Đã có người xem xong cảm thấy mỏi mắt và nhứt đầu. Ai có gan thì tiếp tục ... nhìn.  Cô Lộ này (chắc ông cha đón trước nên mang họ CAN), nhưng cô này vẫn quyết tâm LỘ LỘ.    23/5/2012 09:05 Can Lộ Lộ lại mặc váy khoe da thịt "gây náo loạn" ở triển lãm xe Can Lộ Lộ nguy cơ bị cấm quảng bá ở Bắc Kinh Can Lộ Lộ đọ 'da thịt' lấm lem bùn đất với các hotgirl Sốc với 2 bộ trang phục "tản nhiệt" ngày hè của Can Lộ Lộ! Sao và những pha bị giật tụt ngực (Ngoisao.vn) - Người đẹp Can Lộ Lộ tiếp tục tìm ra những

Sắc hương xứ miệt vườn Nam bộ

                               Bùi Văn Bồng Du lịch xứ miệt vườn trái cây Nam bộ Cuối mùa xuân, sang hè là mùa trái cây Nam bộ. Trên các cù lao và vùng ven sông Tiền, sông Hậu nơi đâu cũng bày bán nhiều loại trái cây. Xứ gọi là vùng miệt vườn nổi tiếng phải kể đến cù lao Ngũ Hiệp, Tân Phong, Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao Bình Hòa Phước, An Bình (Vĩnh Long), vùng Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre), Lai Vung (Đồng Tháp)… Từ lâu đời, nghề làm vườn ở vùng này đã thành nghề cha truyền con nối qua nhiêu thế hệ. Nhà vườn phải biết đặc điểm, mùa vụ từng loại trái cây, cách trồng, chăm sóc, thu hái. Con gái xứ miệt vườn do ít phơi lưng ra nắng gió, ít khi lội bùn, làm lụng trong vườn cây xanh mát, nên có làn da trắng trẻo, duyên dáng, tính nết hiền dịu như hương vị trái cây. Thường là vào dịp Tết có quýt hồng Lai Vung (Đống Tháp), cam sành Tam Bình (Vĩnh Long), bưởi 5 roi Chợ Lách (Bến Tre), Phú Hữu (Hậu Giang) và nhiều loại trái cây khác. Sang cuối mùa xuân có thanh tràVĩnh Long,

ĐBSCL: Chiến lược FDI mới

Bài trên Diễn đàn đầu tư - Tạp chí Đầu tư nước ngoài ngày 21-5-2012 Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội   Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ   (DĐĐT) - Trong giai đoạn 2006-2010, vùng ĐBSCL đã vượt qua khó khăn thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đạt 13%, cao hơn gần gấp đôi bình quân chung cả nước. Thành quả này có sự đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp FDI. Vùng ĐBSCL đã thu hút được 358 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 289 dự án, tổng vốn đăng ký 3,75 tỉ USD, chiếm 80,7% số dự án và 49,3% vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản có 10 dự án với số vốn đăng ký 1,87 tỉ USD, chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện có 4 dự án, tổng vốn gần 800 triệu USD, chiếm 10,5% tổng số vốn. Còn lại là các ngành lĩnh vực khác. FDI phân theo địa phương: Long An giữ vị trí dẫn đầu với 226 dự án,