Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

VTV1 - CHÀO BUỔI SÁNG 19-01-2013

ĐBSCL: K KHĂN TRONG ỨNG DỤNG KH - CN VÀO NÔNG NGHIỆP (Click vào) 

Nhiều bài thơ Việt trị giá tiền tỉ!

(Dân trí)- Trước thông tin bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ được bán với số tiền 300 triệu, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cho biết: “Nếu làm tốt việc bảo vệ bản quyền, nhiều bài thơ sẽ mang về tiền tỉ, ví dụ, Bài thơ về đôi dép có thể thu được hơn 2 tỉ!” “Bán đứt” hàng trăm triệu Lâu nay, nhiều người đã nghĩ “ai thèm mua thơ!”. Thơ ca từ bao giờ đã bị “thất sủng” giữa cuộc sống hiện đại. Nhà thơ cũng chẳng mấy khi bận tâm đến thu nhập từ thơ, mà phải bươn chải bằng nhiều công việc khác. Sự kiện bài thơ  Ở hai đầu nỗi nhớ  của tác giả Trần Hoài Thu (tức Trần Đình Chính) được một công ty mua bản quyền với giá 300 triệu khiến nhiều người giật mình. Có người còn chép miệng không tin: Thơ thì lấy đâu ra tiền triệu? Trên thực tế,  Màu tím hoa sim , bài thơ của thi sĩ Hữu Loan cũng được một công ty điện tử (có liên quan đến phát hành các bản karaoke) mua độc quyền với mức giá 100 triệu. Rồi có ai đó lại cho biết, bài thơ  Lá diêu bông  của thi sĩ Hoàng Cầm cũng bán được 200 triệu, kh

BÌNH LUẬN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008

17/01/2013   by Civillawinfor LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC – Chủ tịch Công ty Luật BASICO Bài này bình luận một số vấn đề trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Báo cáo về sự cần thiết, mục đích, quan điểm chỉ đạo và định hướng lớn trong việc xây dựng Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) của Vụ Các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp. 1.  Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật : 1.1. Bộ trưởng chỉ ban hành Thông tư là trái hiến pháp: Điều 2 “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật” Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định giảm bớt nhiều hình thức văn bản quy phạm pháp luật so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 hoàn toàn là cần thiết và hợp lý để đơn giản hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong số đó, có việc bỏ bớt hình thức văn bản Nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ. Tuy nhiên việc n

Quyền tự do kinh doanh

BLOG' S NVP Những cấm cản trong kinh doanh vàng miếng, bắt đầu từ cuối tuần trước, là một bước nữa nhưng là bước thụt lùi trên con đường trao quyền tự do kinh doanh cho người dân. Trước và ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hệ thống luật lệ, cách suy nghĩ, cách điều hành nền kinh tế được điều chỉnh theo hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế, tạo nên một kỳ vọng từ nay Việt Nam sẽ xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dựa trên luật lệ chứ không dựa vào các rào cản hành chính nữa. Thế nhưng những năm gần đây tiến trình này bị chựng lại, thậm chí đảo ngược ở nhiều lãnh vực để quay về cơ chế điều hành dựa trên mệnh lệnh hành chính – một cơ chế tưởng đâu đã biến mất cùng nền kinh tế tập trung bao cấp. Mới nhất trong chuỗi sự kiện như thế là lệnh cấm kinh doanh vàng miếng ở những nơi không hội đủ điều kiện – có hàng chục ngàn điểm như thế trước đây là tiệm vàng mua bán lẻ vàng miếng nay buộc phải đóng cửa, ngưng giao dịch. Nhìn

VTV Cần Thơ: CÙNG CHÚNG TÔI ĐỐI THOẠI

Kỳ 1: NHÌN LẠI KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2012, HƯỚNG ĐẾN 2013 (Click vào)

Chống chuyển giá và chuyện “cái lý người Mèo”

Hiện tượng chuyển giá có phải là hệ quả của một quá trình xây dựng chính sách thuế chưa phù hợp thực tế Việt Nam?... Chưa rõ chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có được điều chỉnh về căn bản trong thời gian tới hay không, nhưng một điều chắc chắn là, ngành thuế đang phải đối mặt với một bài toán khó mang tên “chống chuyển giá”. Chuyển giá và câu chuyện phối hợp vĩ mô Lỗ hổng chống chuyển giá nhìn từ Keangnam Big C nói gì về “nghi ngờ chuyển giá”? “Từng có thương vụ gian lận chuyển giá 80 triệu USD” Chống chuyển giá: Khi đại gia vào tầm ngắm   Khi được Chính phủ Lào mời sang tư vấn cho nước này về xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, các chuyên gia thuế của Việt Nam đã lưu ý nước này về câu chuyện chuyển giá, điều mà ngành thuế Việt Nam đã nhìn thấy, nhưng chưa giải quyết được. Một chuyên gia từng tham gia công tác tư vấn này kể rằng, sau khi thảo luận, phía Việt Nam đã đề nghị Lào nên đánh thuế theo doanh thu.  “Khi đó chúng tôi tư v

Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế

TTXVN, 6:47' 30/12/2012 Hạt ngọc Việt Mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực vượt bậc trong năm 2012, ngành nông nghiệp đã giành được những kết quả khá toàn diện. Sản xuất lúa tiếp tục được mùa, đạt mức sản lượng kỷ lục (43,7 triệu tấn), xuất khẩu tăng cao góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. *8 mặt hàng vượt ngưỡng 1 tỷ USD   Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2012 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn là điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm nay. Dù giá nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới liên tục giảm, đặc biệt là đối với những nông sản chủ lực của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su… nhưng nhờ có những giải pháp tháo gỡ kịp thời nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng mạnh về khối lượng.   Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,5 tỷ U

Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ĐBSCL

Báo Cần Thơ, Thứ tư, 04/04/2012 21 giờ 50 GMT+7 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp giáp biển Tây, biển Đông, nhưng tiềm năng kinh tế biển của vùng mới chỉ dừng lại ở khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Theo nhận định của các nhà khoa học, chuyên gia, tiềm năng kinh tế biển của ĐBSCL nếu được đầu tư, khai thác đúng mức sẽ làm thay đổi lớn diện mạo vùng; Thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa với các quốc gia trên thế giới. Mới khai thác một phần của biển ĐBSCL là một trong những đồng bằng Châu thổ rộng lớn ở Đông Nam Á và thế giới; vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả nước, có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của Quốc gia. Nhưng tiềm năng lớn của vùng chính là kinh tế biển, chiều dài bờ biển trên 700km với khoảng 360.000km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam và 345km đường biên giới đất liền rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác nguồn tài nguyên phong phú dưới lòng biển. Ngoài ra còn mở rộ