Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bí kíp dạy con theo kiểu Do Thái

TP - Nhiều câu chuyện nhẹ nhàng, ý nghĩa được Lại Thị Hải Lý - chuyên gia giáo dục Phương án 0 tuổi - xen kẽ với những hình ảnh giới thiệu về đất nước Israel của người Do Thái trong Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” mới đây tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm người nghe. Lại Thị Hải Lý tại Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” hôm 30/6. Tháng 8 tới, chị Hải Lý trở lại đất nước 13 triệu dân của một dân tộc sản sinh ra 30% số nhân tài đoạt giải Nobel của thế giới, để hoàn thành Dự án những cuốn sách giới thiệu về Kinh Torah, khởi nguồn của phương pháp Thai giáo, Phương án 0 tuổi dành cho các bậc cha mẹ Việt Nam. Trước khi tới dự hội thảo, mọi người đều đã được rõ Hải Lý thành thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Esperanto (Quốc tế ngữ), Trung Quốc và Tây Ban Nha, nhưng ít người thấu hiểu trong tay chị hiện có hai “vũ khí” khá sắc bén để chứng minh rõ rệt nhất cho kết quả Phương án 0 tuổi của chị.   Không thỏa mãn trước, không thỏa m

Lập quỹ hỗ trợ sản xuất cứu nông dân

Chủ nhật, 07/07/2013, 08:06 AM (GMT+7) Thêm chú thích Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất lập quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo đảm lợi nhuận cho nông dân khi giá thấp và bình ổn giá khi giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao. Ngày 5/7, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo và thủy sản cho vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2013. Không thể quản giá đầu vào Ông Nguyễn Phong Quang, Phó ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết khó khăn lớn nhất lúc này của người nông dân là giá lúa gạo, thủy sản bán ra ở mức thấp, không có lợi nhuận. Ngoài nguyên nhân từ nguồn cung sản xuất trong nước vượt quá cầu còn do giá nguyên liệu đầu vào, giá vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa gạo. Cụ thể, theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, hiện người nông dân đang lỗ 3.000 đồng/kg đối với cá tra nguyên li

Triển khai đề án truyền thông Phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL: Tập trung làm chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng

Báo Đại Đoàn Kết (22/06/2011) Đề án truyền thông "Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long” vừa được Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ ban hành nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giáo dục-đào tạo, dạy nghề và học nghề cho người dân ĐBSCL, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức học tập, chăm lo cho giáo dục-đào tạo, dạy nghề và học nghề.  Báo Đại Đoàn Kết có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ về nội dung này.   Xin ông  cho biết cơ sở để thực hiện và nội dung chính của đề án này? Giáo dục-đào tạo và dạy nghề là một trong 3 lĩnh vực đột phá phát triển của vùng ĐBSCL. Các năm qua, được quan tâm đầu tư, lĩnh vực trên của ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã có bước phát triển về qui mô, chất lượng được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, giáo dục-đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế so các vùng miền khác, tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao, tỉ lệ lao động qua đà

Hội thảo xúc tiến thương mại – Liên kết để phát triển

(HGTV) Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực ĐBSCL, ngày 26/6, Hội nghị Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL đã diễn ra tại Hậu Giang.   Tham dự hội nghị có ông Bùi Ngọc Sương – Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Trần Công Chánh – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và gần 300 doanh nghiệp đến từ TP. HCM và các tỉnh ĐBSCL. Hội nghị một lần nữa nhấn mạnh liên kết vùng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSCL, nhưng cái thiếu hiện nay chính là cơ chế thực hiện.               Hội nghị đã phân tích những thế mạnh và tiềm năng của vùng ĐBSCL. Đây là  vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế ở vùng chưa phát triển bền vững, sức cạnh tranh còn thấp. Trong đó, vốn, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, lao động, nhân lực, thuế là 4 yếu tố khiến cho kinh tế chậm phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa có định hướng rõ ràng, thế mạnh của vùng chưa được khai thác nhiều. Vì vậy, liên kết nội vùng và

Liên kết vùng - Tìm tiếng nói chung

IRV -  Vấn đề liên kết vùng, nội vùng nhằm hỗ trợ chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương đã được bàn rất nhiều tại hội nghị tổng kết ở các khu vực, vùng miền. Tuy nhiên, đến nay, kết quả liên kết vùng giữa các địa phương chưa được như mong đợi. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân hạn chế là do các địa phương chưa tìm được tiếng nói chung và hơn hết đó là chưa có một “tổng chỉ huy” để điều phối việc liên kết vùng. Cần tiếng nói chung trong việc liên kết vùng và nội vùng - Ảnh: Lệ Hằng Tìm tiếng nói chung Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng do thiếu sự liên kết nên các địa phương chưa thật sự phát huy và khai thác được tiềm năng, lợi thế sẵn có về đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thủy điện... vì vậy mà các địa phương chưa thật sự bứt phá đi lên. Đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của vùng chưa ổn định và vững chắc,

Phát huy thế mạnh liên kết vùng

Báo Hậu Giang,  01/07/2013 07:38:05 Nhiều ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo “Xúc tiến thương mại - đầu tư khu vực ĐBSCL” vừa diễn ra tại Hậu Giang cho rằng, để hoàn thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư thì các tỉnh, thành    ĐBSCL cần liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh của toàn vùng. Tiềm năng và thách thức ĐBSCL là vùng đất có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản mà còn là cái “rốn” của nền nông nghiệp Việt Nam. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vùng ĐBSCL 10 năm qua tăng từ 56.000 tỉ đồng lên 110.000 tỉ đồng, tăng bình quân gần 7%/năm. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng năm 2011 đạt 9,5 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 6,7 tỉ USD. Trong khi cả nước luôn nhập siêu 27 năm qua thì ĐBSCL liên tục xu

Điểm sáng ... điểm thi

Hữu Hiệp ĐBSCL là địa bàn tổ chức thi tốt nghiệp (TN) “an toàn” nhất nhiều năm qua. Trong khi cả nước có tỉ lệ học sinh (HS) TN trung học phổ thông (THPT) năm 2013 giảm thấp nhất (97,52%) sau 5 năm liên tục tăng, thì nhiều tỉnh, thành ở miền Tây - “vùng trũng” lâu nay - tỉ lệ học sinh TN cao hơn nhiều bình quân cả nước; một số địa phương vươn lên vị trí dẫn đầu, trở thành điểm sáng... điểm thi. TP.Cần Thơ trở thành địa phương có tỷ lệ HS TN THPT cao nhất nước với 99,91%, có 24/28 trường THPT tỉ lệ đậu TN 100%; 4 trường còn lại cũng đạt từ 91,48% đến 99,67%. Tây Đô năm nay cũng có tỉ lệ TN cao nhất trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội (97,12%), TPHCM (98,94%), Hải Phòng (97,37%) và Đà Nẵng (98,68%). Đồng Tháp là tỉnh có tỉ lệ HS TN cao thứ 2 trong vùng với  99,76%. Kế đến là Hậu Giang, Cà Mau (99,6%), Kiên Giang (99,47%), Bến Tre (99,05%); còn lại tỉ lệ TN từ 98,97% (An Giang) đến thấp nhất cũng đạt 97,84% (Long An) - cao hơn bình quân chung cả nước. Hiên

Giữ lửa truyền thống gia đình nông thôn

SGGPThứ bảy, 29/06/2013, 08:09 (GMT+7) TRẦN HỮU HIỆP Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì cộng đồng, xã hội mới tốt; xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Tuy nhiên, gia đình nông thôn miền Tây Nam bộ đang mang trong nó nhiều thay đổi tích cực lẫn tiêu cực. Đáng quan tâm là những thách thức về kinh tế và áp lực xã hội mạnh mẽ, đe dọa những giá trị truyền thống. Hà Nguyên - con gái tôi Về mặt xã hội, nạn bạo hành, ngược đãi, ly hôn, trẻ em hư hỏng ngày càng tăng. Sự vô cảm “đèn nhà ai nấy sáng” tưởng đâu chỉ có ở phố chợ, nay bắt gặp nhiều hơn ở làng quê. Hiện tượng hàng loạt phụ nữ nông thôn miền Tây lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc... đang đặt ra nhiều “đầu bài” cho các các nhà kinh tế, xã hội học, hoạch định chính sách tìm lời giải. Vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình trở nên quan trọng hơn. Nhưng trước nhiều vấn đề lớn, nhỏ, dường như các thành viên trong gia đình ít ai chịu ai. Những tác động từ bên ngoài của kiểu sống thực dụng, mặt trái của truyền thông, int