Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lập quỹ bình ổn giá lúa gạo, tại sao không?

Trần Hữu Hiệp Bài trên Báo Lao Động, số thứ ba ngày 9-7-2013 Theo quy định, các loại Quỹ bảo vệ môi trường, bảo trì đường bộ đã được thành lập để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, bảo dưỡng, duy tu và phát triển các công trình đường bộ. Tương tự, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, được khẳng định đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần phải “hỗ trợ” tài chính từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Các loại quỹ đó hình hình từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, doanh nghiệp đóng góp, kể cả từng người dân phải nộp. Cái l‎ý hình thành các loại Quỹ này cũng phải thôi, người có sử dụng, được hưởng lợi thì phải có nghĩa vụ “trả tiền” để đầu tư cho việc hưởng lợi tốt hơn. Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II - Sóc Trăng năm 2011 với nhiều hoạt động vinh danh cây lúa và người trồng lúa, nhưng đầu ra lúa gạo vẫn bấp bênh, trồng lúa khó kiếm lãi Ai mà không cần môi trường trong lành, không đi lại bằng đường bộ? Cũng như, là người Việt Nam, ai mà không ăn cơm? So với xăn

Chương trình Xúc tiến Thương mại 2013: Hội Doanh Nhân Trẻ TPHCM tiếp Đoàn Công Tác Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ

Website Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM (YBA) 8/7/2013 Chiều ngày 04/7/2013, tại Văn phòng Hội doanh nhân Trẻ TPHCM (YBA) đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Ban Xúc tiến Thương mại nội địa YBA, các đại diện YBA và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Buổi gặp gỡ nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại, gắn kết hoạt động giao thương giữa YBA - các doanh nghiệp tại TPHCM và 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tới tham dự chương trình có ông Bùi Ngọc Sương - Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (Nguyên Chủ tịch tỉnh Kiên Giang), ông Phan Anh Vũ - Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế phụ trách Miền Tây Nam Bộ, ông Phạm Thành Khôn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Kiêm Giám đốc Trung tâm XTTM - ĐT). Về phía YBA có ông Nguyễn Hoàng Hà - Phó Chủ tịch YBA, ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó Chủ tịch YBA, ông Dương Công Đức - Ủy Viên BCH YBA - Ban Xúc tiến Thương mại Nội địa, bà Nguyễn Minh Châu – Uỷ Viên BCH, Trưởng ban Truyền thông, ông Nguyễn Quang Toán - Phó Ban Truyền thông &a

Ảnh không bình luận

  

Còn đó những cảnh đời bất hạnh

Nhìn để suy ngẫm, để sống tốt hơn ... Gánh những bó rau từ lúc trời tờ mờ sáng Bán hàng tới lúc 1 giờ đêm dưới trời mưa Đôi chân trần mải miết bước đi trong mưa gió Gánh nặng trên vai những thứ quà lặt vặt và rất rẻ tiền "Gia-Tài của Mẹ": 2 chiếc làn nhựa và mấy đôi giày. Dù cả ngày chỉ kiếm thêm được vài ba đồng vẫn còn hơn không có. Dù những món hàng đem bán chỉ là dăm ba mớ rau muống. Số tiền lãi chỉ được tính bằng 1-2 nghìn lẻ. Mẹ ơi ! Mẹ đủ tiền mua cơm chưa ? Mẹ ơi ! Mẹ cười hay mếu ? ....Tuổi già đè nặng trên vai nhưng không có ai chăm sóc nên dù tuổi cao, dù lưng mỏi, các cụ vẫn phải lặn lội sớm khuya để kiếm thêm miếng cơm ăn, kiếm manh áo mặc... Mẹ ơi ! Mẹ đang làm gì thế , lụm rác hay bới rác ? Phố đã lên đèn , trời tối rồi , Mẹ ngủ ở đâu ?

Nguyên Phó Thủ tướng: Không thể để người trồng lúa tiếp tục hy sinh

  Mua tạm trữ lúa gạo: Nông dân có thực lãi 30%? Giá lúa tăng, nông dân vẫn thiệt TP - Trao đổi với Tiền Phong, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, nền nông nghiệp đang gặp khó khăn do những tiềm năng về đất đai, con người đã được khai thác hết trong khi chúng ta bị động, lúng túng tìm hướng đi mới. Có chính sách được coi là đột phá trước đây giờ lại kìm hãm nền nông nghiệp. Phải đưa giá lúa gạo lên để nông dân yên tâm trồng lúa. ẢNH: hồng vĩnh. Điệp khúc “được mùa, mất giá” - Vì đâu? Sau thành tựu lớn như vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, những năm gần đây nông nghiệp Việt Nam đã chững lại thậm chí, đối mặt với khó khăn và điệp khúc “được mùa rớt giá”. Điều này bắt nguồn từ đâu, thưa ông? Nếu vẽ một biểu đồ phát triển của nông nghiệp chúng ta có thể lấy mốc năm 1981 với khoán 100 đã tạo ra sự thay đổi ban đầu. Đặc biệt, đến năm 1988, chính sách khoán 10 đã tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1998 đến 2000 là những

Đức: Sự thật đớn đau về 'mại dâm hợp pháp'

Tăng gái gọi để giảm nạn hiếp dâm Thiên đường gái 'lậu' ở Bangkok TP - Khi Đức hợp pháp hóa nghề bán dâm cách đây hơn 1 thập kỷ, các chính trị gia hy vọng chính sách này sẽ tạo điều kiện tốt hơn và tự chủ hơn cho lao động tình dục. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Có khoảng 200.000 gái mại dâm làm việc ở Đức, nơi có ngành công nghiệp mại dâm trị giá khoảng 14,5 tỷ euro/năm, theo Công đoàn Dịch vụ Ver.di. Nhiều người bị đối xử tồi tệ, bị trả giá rẻ mạt và bị tước mất tự do (người trong ảnh là Alina). Ảnh: Spiegel. Tại ngôi làng nghèo Sanandrei ở Romania, phần lớn ngôi nhà rách nát, còn đường thì lầy lội. Khoảng 80% thanh niên ở đây thất nghiệp; gia đình nào có một mảnh vườn để trồng rau, khoai tây là đã cảm thấy may mắn lắm. Nhắm mắt đưa chân Alina, đi bốt lông và mặc quần bò, đang đứng trước nhà của bố mẹ, những người thuộc lứa cao tuổi nhất làng. Cô kể về lý do cô muốn đi khỏi nhà cách đây 4 năm, khi vừa bước sang tuổi 22. Cô kể về bố mình, một người

Bí kíp dạy con theo kiểu Do Thái

TP - Nhiều câu chuyện nhẹ nhàng, ý nghĩa được Lại Thị Hải Lý - chuyên gia giáo dục Phương án 0 tuổi - xen kẽ với những hình ảnh giới thiệu về đất nước Israel của người Do Thái trong Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” mới đây tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm người nghe. Lại Thị Hải Lý tại Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” hôm 30/6. Tháng 8 tới, chị Hải Lý trở lại đất nước 13 triệu dân của một dân tộc sản sinh ra 30% số nhân tài đoạt giải Nobel của thế giới, để hoàn thành Dự án những cuốn sách giới thiệu về Kinh Torah, khởi nguồn của phương pháp Thai giáo, Phương án 0 tuổi dành cho các bậc cha mẹ Việt Nam. Trước khi tới dự hội thảo, mọi người đều đã được rõ Hải Lý thành thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Esperanto (Quốc tế ngữ), Trung Quốc và Tây Ban Nha, nhưng ít người thấu hiểu trong tay chị hiện có hai “vũ khí” khá sắc bén để chứng minh rõ rệt nhất cho kết quả Phương án 0 tuổi của chị.   Không thỏa mãn trước, không thỏa m

Lập quỹ hỗ trợ sản xuất cứu nông dân

Chủ nhật, 07/07/2013, 08:06 AM (GMT+7) Thêm chú thích Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất lập quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo đảm lợi nhuận cho nông dân khi giá thấp và bình ổn giá khi giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao. Ngày 5/7, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo và thủy sản cho vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2013. Không thể quản giá đầu vào Ông Nguyễn Phong Quang, Phó ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết khó khăn lớn nhất lúc này của người nông dân là giá lúa gạo, thủy sản bán ra ở mức thấp, không có lợi nhuận. Ngoài nguyên nhân từ nguồn cung sản xuất trong nước vượt quá cầu còn do giá nguyên liệu đầu vào, giá vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa gạo. Cụ thể, theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, hiện người nông dân đang lỗ 3.000 đồng/kg đối với cá tra nguyên li