Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“Khắc nhập, khắc xuất”

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 230 - Thứ bảy 05/10/2013 15:00 Ai cũng biết, câu thần chú “khắc nhập” đã giúp anh nông dân nghèo có được “cây tre trăm đốt”, thắng gã nhà giàu tráo trở. Nhưng khi có được “cây tre trăm đốt”, anh nông dân không thể mang về nhà, lại cần đến câu thần chú “khắc xuất”. Phép màu của thần chú chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng đúng. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là điều đáng suy ngẫm cho việc xuất - nhập khẩu (XNK) mía đường của ta hiện nay. Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng năm, nước ta phải NK hơn 70.000 tấn đường. Đó là “luật chơi chung” mà bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng tuân thủ. Nhưng vấn đề là nhập khi nào? Làm như thế nào? Và phục vụ lợi ích cho ai? đốn mía chạy lũ ở đbscl Sản xuất đường ở nước ta với sức cạnh tranh kém, giá thành sản xuất cao. Đường NK giá rẻ hơn đường nội địa. Ngoài việc lo chống nhập lậu đường, việc NK đường “chính ngạch”, cần được “chính danh và minh bạch”. Theo các chuyên gia ngành đường, việc n

Chợ nổi Cần Thơ được tái hiện tại Hà Nội

Người đi chợ di chuyển bằng thuyền, ghe để mua bán, trao đổi các loại nông, thủy sản và thưởng thức ẩm thực trên sông nước. Theo Ban quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" diễn ra từ ngày 18 đến 24/11, tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), thành phố Cần Thơ sẽ giới thiệu nhiều di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương. Trong đó, Cần Thơ sẽ giới thiệu không gian chợ nổi đã trở thành một nét văn hóa gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây Nam bộ nói chung. Nổi tiếng với chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ không chỉ thu hút du khách khắp nơi bởi đặc trưng văn hóa sông nước mà còn bởi những sản vật miền nhiệt đới phong phú được bày bán trên các ghe thuyền tấp nập trên sông. Một góc chợ nổi Cái Bè.  Ảnh: bazantravel Ngoài ra, tại Làng văn hóa cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động như hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ th

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng TPHCM: Hợp lực để phát triển

Bài trên báo SGGP   Thứ tư, 09/10/2013, 07:24 (GMT+7) LTS: Kiến trúc sư Hoàng Minh Trí, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng TPHCM) là một trong những chuyên gia tham gia xây dựng quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng TPHCM. Bắt đầu từ dự án xây dựng đường nối khu vực Tân Vạn (quận 9 - TPHCM) với đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang được Bộ Giao thông Vận tải, UBND TPHCM và Đồng Nai tích cực triển khai, kiến trúc sư Hoàng Minh Trí đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP. Ông Trí cho biết: Mặc dù về mặt hành chính, đô thị mới Nhơn Trạch không thuộc TPHCM nhưng theo quy hoạch xây dựng Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, Nhơn Trạch là một trong những đô thị vệ tinh của TPHCM.         Thiếu nhạc trưởng Việc xây dựng tuyến đường kết nối từ khu vực Tân Vạn, vùng đất phía Đông Bắc của TPHCM, với Nhơn Trạch có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của cả TPHCM và Nhơn Trạch. Vùng phía Đôn

Liên kết vùng đào tạo nhân lực

Trần Hữu Hiệp (LĐ) - Số 228 - Thứ năm 03/10/2013 16:26 Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ động phối hợp với Bộ GDĐT xây dựng chính sách ưu tiên cho con em đồng bào 20 huyện nghèo vùng biên giới, hải đảo trong vùng ĐBSCL (không thuộc 62 huyện nghèo). Các đề án đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho Tây Nam Bộ của các trường đại học (ĐH) Kiến trúc TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Y dược TPHCM và Cần Thơ đã được xây dựng công phu, áp dụng từ 3 năm qua. Các hoạt động liên kết đào tạo không chỉ tạo điều kiện cho con em miền Tây được “rộng đường” vào ĐH mà còn phải đảm bảo chất lượng, giữ “thương hiệu” cho các trường, gắn chặt với địa phương trong việc xác định nhu cầu, trách nhiệm bố trí, sử dụng các em sau khi học. Nỗ lực liên kết vùng trong GDĐT của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có thể chỉ mới là hoạt động “kết nối”, “lấp khoảng trống” do các qui định hành chính tạo ra, nhưng bước đầu cũng có tác dụng thiết thực hỗ trợ ĐBSCL tăng tốc để nâng cao chất lượng nhân lực. Về lâu dài,