Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đại án Huyền Như: Đại diện Vietinbank gây sốc

Vài lời: Một thí dụ thực tế cho chế định "đại diện" Huyền Như áp dụng chiêu không biết, không nhớ trong suốt phiên xử hôm qua TP - Ngày xét xử thứ năm (10/1), một số bị cáo trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng bắt đầu “chơi chiêu” im lặng. Các luật sư tiếp tục xoáy vào trách nhiệm của Vietinbank và đề nghị triệu tập lãnh đạo ngân hàng này đến tòa để làm rõ trách nhiệm của ngân hàng này. Điệp khúc “3 không” Trả lời chất vấn của các luật sư, nhiều bị cáo dụng chiêu “3 không”: lắc đầu, không nhớ, im lặng. Trước đó trong phiên thẩm vấn ngày 9/1, chiêu này đã được bị cáo đầu vụ là Huỳnh Thị Huyền Như áp dụng, nay tiếp tục đến bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên Phó phòng giao dịch Nhà Bè, Vietinbank). Có đến 4 vị luật sư hỏi Huyền Như, bị cáo này liên tục diễn điệp khúc “3 không”, khiến nhiều người có mặt trong phòng xử bày tỏ sự khó chịu trước thái độ thiếu tôn trọng pháp luật của Như. Đặc biệt, những câu hỏi liên quan đến việc khách hàng gửi tiền vào Viet

Ai nhanh chân hơn thì được... xử phạt !?

Báo Thanh Niên Một hành vi  vi phạm của báo chí  thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan chức năng thì thực hiện theo nguyên tắc, cơ quan nào “nhanh chân” hơn thì được xử phạt. Đây là thông tin được đại diện Bộ Tư pháp trả lời báo chí tại cuộc họp báo quý 4 hôm qua 31.12.   Bối rối trường hợp thụ tinh từ tinh trùng người đã chết Liên quan đến trường hợp sinh con từ tinh trùng người chồng đã chết, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó cục trưởng Cục Hộ tịch (Bộ Tư pháp), cho biết đang có “một khoảng trống pháp luật” bởi luật Hôn nhân - gia đình và dân sự đều chưa có quy định cụ thể về trường hợp này, chỉ mới có thủ tục khai sinh cho trẻ em trong và ngoài giá thú. Do vậy, về thủ tục hộ tịch đối với cặp song sinh này, người mẹ được coi như sinh con ngoài giá thú, các bé chỉ được khai sinh với họ mẹ, xác định quốc tịch, dân tộc theo mẹ. Trước mắt, phần thông tin về người cha vẫn để trống, khi nào xác định được người cha về mặt pháp lý thì sẽ thực hiện phần ghi chú bổ sung trong giấy k

Chờ hướng dẫn thi hành luật xử lý vi phạm hành chính: 'Khoảng trống' đáng sợ

Báo Thanh Niên, 30-12-2013 Từ 1.1.2014, các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục và cơ sở cai nghiện bắt buộc phải do TAND ra quyết định nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn triển khai.  Lực lượng công an trấn áp tội phạm sẽ không hiệu quả nếu như không đưa được đối tượng nghiện ngập đi cai nghiện bắt buộc - Ảnh: Đàm Huy Theo luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) do Quốc hội thông qua ngày 20.6.2012, biện pháp xử lý hành chính (XLHC) áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội mà không phải là tội phạm (bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn) sẽ đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện sẽ do TAND cấp huyện xem xét quyết định. Điều 142 quy định:  “Chính phủ, TAND tối cao quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong luật”. Công an “rất lo lắng” Theo luật sư Nguyễn Thanh Lươ

8.000 văn bản có dấu hiệu vi phạm

Tuổi Trẻ, 09/01/2014 01:36 (GMT + 7) TT - Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp 2014 tổ chức ở TP.HCM ngày 8-1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đóng góp của ngành tư pháp trong năm 2013, trong đó quan trọng nhất là đã hoàn thành chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội, tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. 10 năm, hơn 45.000 văn bản có dấu hiệu phạm luật Hàng ngàn văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng chỉ ra một số lĩnh vực như đất đai, thuế, hải quan... thủ tục còn rất nhiêu khê, gây phiền hà cho người dân. Để khắc phục, theo Phó thủ tướng, tất cả các ngành phải cùng tham gia với Bộ Tư pháp trong việc cải cách tư pháp. Tại hội nghị, Bộ Tư pháp cho biết trong năm 2013 tình trạng văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp vẫn xảy ra khá nhiều. Cụ thể, các bộ, cơ quan và tỉnh thành trực thuộc trung ương đã phát hiện đến hơn 8.000 văn bản v

Xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực

Báo điện tử  Dân Việt   Việc xây dựng và phát triển các thương hiệu vùng ĐBSCL của doanh nghiệp cần được đặt trong một chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, xác định trách nhiệm – lợi ích của từng “chủ thể” tham gia. Ngày 14.1, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam phối hợp với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức buổi tọa đàm về “Xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tỉnh ĐBSCL”. Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy: Số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở ĐBSCL trong năm 2013 là 1.837 đơn (năm 2012 là 1.817 đơn); số lượng văn bằng được cấp trong năm 2013 là 1.204 năm 2012 là 1.206).  Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước; nhưng hầu hết chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thư

Sửa luật phù hợp thông lệ quốc tế

Vài lời: Một ý kiến liên quan LDN 2005. Còn nhiều việc phải làm, khi mà một đạo luật chỉ được sửa 1  điều duy nhất trong năm 2013 chỉ để "hợp thức hoá" sự tồn tại "bất hợp pháp" của DN FDI vì chưa đăng ký lại theo LDN 2005! Luật sư Hà Hải - Ảnh do nhân vật cung cấp Có những vấn đề pháp lý tưởng như bình thường nhưng nếu không giải quyết triệt để có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường”. Lấy ví dụ như hình thức kinh doanh hộ gia đình rất phổ biến ở nước ta nhưng chỉ mỗi một quy định mang tính hình thức: dưới 10 lao động (nghị định 43/2010) là được cấp cho giấy chứng nhận “hộ kinh doanh cá thể”. Cho nên mới có chuyện thẩm mỹ viện Cát Tường có ngành nghề kinh doanh đặc thù như vậy, vốn liếng kinh doanh lớn như thế mà cũng chỉ là hộ cá thể. Đây là điều bất hợp lý và hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế, cần phải sửa đổi. Những ngành nghề như bác sĩ lẽ ra chỉ nên cho họ đăng ký thành lập theo hình thức “công ty