Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ký ức bên cầu Cần Thơ

Trần Hiệp Thủy Báo điện  tử Dân Việt 30-4-2014 Nghe ông tôi kể, thời xưa xa lắm, dân lục tỉnh Nam Kỳ từ miệt trên xuống, muốn qua sông Hậu phải đi ghe bầu hoặc xuồng ba lá. ·        Mùa nước nổi, săn cá và chuột ở miền Tây ·        Văng vẳng tiếng còi phà Mỹ Thuận ·        Nhớ cây cầu trong “Sầu vương ý nhạc” ·        Thương lắm chiếc ghe nghèo! Khi thực dân Pháp đến xứ này, để khai thác tài nguyên thuộc địa, họ làm thủy lợi, xây đường giao thông nhưng cũng chưa dám nghĩ đến việc xây cầu vượt sông Hậu. Rồi người Mỹ với guồng máy chiến tranh khổng lồ, hệ thống giao thông huyết mạch phục vụ cho quân sự là chủ yếu được đầu tư, họ cũng đã 2 lần lên kế hoạch xây cầu Cần Thơ nhưng đều thất bại. Đến 35 năm sau ngày giải phóng đất nước, một cây cầu mơ ước của đồng bằng mới thành hiện thực.  30.4 này đánh dấu tuổi lên 5 của cầu Cần Thơ. Khi cầu Cần Thơ thông xe, cũng là thời điểm bắc Cần Thơ chấm dứt vai trò lịch sử. Lòng người thoáng chút bâng khuâng, một chút bảng lảng tro

Trăn trở từ vựa lúa quốc gia

TRẦN HỮU HIỆP Báo Nông nghiệp Việt Nam, 02/05/2014, 07:00 (GMT+7) Danh xưng “Vựa lúa quốc gia” dành cho ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng đã đến lúc cần nhận thức lại.  Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn. Vựa lúa hay gồng mình gánh lúa? Thực tế là, mỗi nông dân ĐBSCL đang phải gồng mình gánh hàng chục tấn lúa hàng hóa cần tiêu thụ mỗi vụ, trong khi chính sách tạm trữ lúa gạo đến hẹn lại lên, năm nào cũng được bàn tới bàn lui, để rồi những nỗ lực hỗ trợ đáng ghi nhận của Nhà nước vẫn chưa thực sự vào được nhà người nông dân. Đã đến lúc người miền Tây không cần tự hào về mỹ từ "vựa lúa". Sản xuất lúa hàng hóa của người nông dân hiện nay như “cây đòn gánh”. Một đầu gánh nặng nguyên liệu, v

Độc đáo Nhà hát Nón lá ở Bạc Liêu

Báo Người Lao Động, Thứ Tư, 30/04/2014 23:58 Dù là tỉnh nghèo nhưng Bạc Liêu đã xây được nhà hát hiện đại nhất khu vực miền Tây Kiến trúc sư Vương Hoàng Lê và Nhà hát Nón lá ở Bạc Liêu. (Ảnh do nhân vật cung cấp) Thanh Hiệp Du khách và nghệ sĩ đến với Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 trong những ngày qua không khỏi ngạc nhiên khi được chứng kiến ở đây đã mọc lên một nhà hát được gọi Nhà hát Nón lá. Nhà hát này nằm tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP Bạc Liêu, có tên chính thức trong văn bản là Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá, là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Khi công trình hoàn chỉnh sẽ được đưa vào khai thác tổ chức biểu diễn những chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa bảo tồn giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc”. Nhà  hát được khởi công ngày 24-12-2013 với

Cần xây dựng chính quyền vùng kinh tế

Lâu nay vùng kinh tế chỉ là một phép cộng cơ học. Nếu có chính quyền vùng quản lý, hiệu quả vùng kinh tế mới được phát huy. Trong ngày làm việc thứ hai của hội thảo Kinh tế mùa xuân 2014 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Quảng Ninh ngày 29-4, các chuyên gia kinh tế tiếp tục thảo luận về cải cách thể chế. Phân quyền phải rõ ràng, cụ thể TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng khi nói đến thể chế gồm có bốn bộ phận bao gồm người chơi (Nhà nước, tổ chức sự nghiệp, dân sự...); cơ chế chơi hay cách thức chơi; luật chơi; và sân chơi (thị trường). Đổi mới thể chế chính là đổi mới cả bốn bộ phận đó trên tinh thần: Cái gì có lợi cho đất nước, dân tộc này thì làm; cái gì không lợi thì bỏ. TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: TP Trong bốn yếu tố đổi mới thể chế thì vai trò Nhà nước trong nền kinh tế được tập trung hơn cả. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà