Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em trong giấc mơ …”.   Nhớ Cần Thơ phố thời bao

Nhà thờ Đức bà Paris mừng 850 tuổi

Vài lời: Mình có dịp đến Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de Paris) 2 lần (1998 và 2005), đi dọc sông Sene, loanh quanh nhà thờ và vào bên trong. Hồi nhỏ, nghe cô giáo dạy sử, thầy dạy văn kể về Nhà thờ đức bà Paris. Lúc đọc tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, mường tượng công trình kiến trúc này qua tác phẩm Thằng gù ở gác chuông nhà thờ đức bà Paris. Cô giáo nói, Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn rất giống ở Paris, là một phiên bản của người Pháp xây dựng trong bước đường "thực dân khai hoá" xứ An Nam. Là dân quê tỉnh lẻ, lúc đó mình cũng chã biết Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn ra sao. Có dịp biết, thấy chẳng giống mấy. Màu sắc thì khác biệt, tương phản giữa trắng, thấp thoáng trong mù sương lãng đãng của Ba Lê hoa lệ với màu ngói đỏ tươi giữa Sài Gòn nắng nóng. Điểm na ná duy nhất là hình dáng kiến trúc.   Nhà thờ đức bà Sài Gòn (ảnh: hiepcantho) Và Nhà thờ Đức bà ở Paris. Ảnh chụp năm 2005.    Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7) Chiếc xe c

Đột phá chính sách chuyển đổi cây trồng

Báo Thanh Niên , 30/07/2014 Phải  chuyển đổi cây trồng  để thay thế nguyên liệu nhập khẩu, giảm giá thành chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh cho hàng nội địa là giải pháp đã được các cơ quan quản lý đề ra. Nhưng khâu triển khai quá chậm và ngổn ngang nhiều việc cần phải tháo gỡ.   Đi sau vẫn chậm Theo Bộ NN-PTNT, đến năm 2015, vùng ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020 tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha. Nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã tham gia dự án chuyển đổi như Công ty TNHH Dekalb VN (Monsanto) tiên phong nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mô hình trồng bắp trên đất lúa tại ĐBSCL. DN này cũng đã liên kết với nhiều công ty đầu tư thu mua như Tài Lộc, Adeco, Toyota Tsusho... hình thành chuỗi cung ứng để cung cấp bắp nông sản cho các công ty chế biến thức ăn gia súc. Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc đối ngoại Dekalb VN, khẳng định vùng ĐBSCL có ưu thế nhất về canh tác

Hay nhưng cần có lộ trình

Báo Người Lao Động, thứ Ba, 22:12  29/07/2014 Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực từ ngày 20-6 nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có lộ trình để các điều, khoản trong nghị định áp dụng được trong thực tế TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra, cho rằng với nghị định này, ngành cá tra sẽ được chú trọng hàng đầu về bảo đảm chất lượng, an toàn từ vùng nuôi, đến chế biến, xuất khẩu. Xu hướng tất yếu Theo đó, nghị định yêu cầu doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi phải đăng ký diện tích, sản lượng và cả hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam. “Năm 2013, tổng số diện tích nuôi cá tra đạt chứng chỉ quốc tế chưa tới 20%.  Nghị định 36  đặt ra mục tiêu này nếu đạt được sẽ thích ứng với luật Farm Bill của Mỹ, là con đường nâng cao chất lượng cá tra” - ông Dũng trình bày. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ba