Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Liên kết xúc tiến đầu tư nông nghiệp Vùng ÐBSCL

Trần Hữu Hiệp B á o Đầu Tư, ngày 05-11-2014 Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014), ngày mai (6/11) sẽ diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại - đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là điểm nhấn của MDEC - Sóc Trăng 2014 với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Vùng ĐBSCL”. Nhật Bản muốn hợp tác phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL MDEC đóng góp thiết thực cho phát triển ĐBSCL Kéo vốn tư nhân Hàn Quốc vào nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp kết duyên CNTT: Hái ra tiền hơn sản xuất smartphone! Doanh nghiệp nông nghiệp cần gì? Đại gia Việt bàn chuyện làm nông nghiệp “Vùng trũng” và tín hiệu mới Nông nghiệp không phải là một ngành “dễ ăn”, không thể kiếm tiền được từ lĩnh vực này nếu làm ăn không chuyên nghiệp và nghiêm túc Số liệu thống kê cho t

Thư viện VideoClip: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT. VTC Cantho

MDEC - tập hợp sáng kiến, nói và làm

Báo Lao Động , ngày 30/10/2014 Trần Hữu Hiệp Ngày 5.11.2014, Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL lần thứ 8 (MDEC - Sóc Trăng 2014) sẽ khai mạc tại TP.Sóc Trăng với chuỗi 11 sự kiện quan trọng theo chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng ĐBSCL”. Thực tế 7 năm qua cho thấy, MDEC không chỉ là “diễn đàn để nói”, tập hợp các sáng kiến và đề xuất, mà quan trọng hơn là “diễn đàn để làm”, thực thi chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển vùng. Các ghi nhận từ đề xuất của diễn đàn được thể hiện qua quyết định đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nguồn nhân lực, thích ứng biến đổi khí hậu. Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 25.3.2010 của Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức MDEC hàng năm. Chương trình hợp tác toàn diện giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TPHCM được ký kết và thực hiện, góp phần thúc đẩy hợp tác sâu rộng nội vùng và liên vùng. Dự thảo Quy chế thí điểm cơ chế liên kết vùng ĐBSCL do Bộ KHĐT trình Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động xúc tiến đầu t

Cần thay đổi “Tư duy ngập nước”

Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ Online, ngày 30/10/2014 TTO - Chưa thấy một kết quả khảo sát, điều tra nào được công bố về “thang đo thái độ” của người dân đối với ngập lụt đô thị. Nhưng nếu có, chắc rằng nhiều người sẽ “kêu khổ” vì phải “sống chung với ngập”. Cuộc sống người dân quá khổ vì ngập (ảnh chụp ngày 1-10 trên đường Tân Hóa, TP.HCM) - Ảnh tư liệu Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được dự báo bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới sẽ bị ngập sâu và ảnh hưởng nhiều nhất. TP.HCM liền kề cũng không nằm ngoài. Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng ở Việt Nam”, khi mực nước biển lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100, thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập. TP.HCM cũng bị ngập gần bằng mức đó. Không chỉ là “kịch bản”, tình trạng ngập úng đô thị đã xảy ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sản xuất,

Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn chính sách

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, ngày 27/10/2014 TCCSĐT - Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng thế giới với tên gọi “MeKong Delta”. Để có những thương hiệu mạnh được định danh “MeKong Delta”, yêu cầu đang đặt ra là cần một “chiến lược thương hiệu vùng miền” với hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, đầu tư đến tổ chức sản xuất - liên kết, thị trường, nguồn nhân lực. Hạt gạo đồng bằng nổi tiếng khắp năm châu vẫn đang mặc chiếc áo "thương hiệu nước ngoài" hoặc vô danh với các gọi gạo 5% tấm, 25% tấm Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước mà còn là nơi bảo đảm “sức khỏe” cho nền nông nghiệp Việt Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước. Nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thuỷ sản luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước. Thế nhưng đến nay, hầu hết các mặt hàng này

Thăm những điểm "cổ" nhất ở xứ Bạc Liêu

(Dân trí) - Hàng trăm năm qua, tháp cổ Vĩnh Hưng và cây xoài cổ thụ vẫn đứng vững giữa mưa nắng thời gian. Hai địa điểm này đã trở thành những điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu. Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, được phát hiện vào năm 1911. Ngôi tháp cổ có chiều cao khoảng 8,2m (một phần đỉnh tháp đã bị sập), chân tháp hình chữ nhật có kích cỡ 5,6mx6,9m, mặt tháp quay về hướng Tây. Toàn bộ ngôi tháp được xây dựng bằng gạch, phần dưới lớn và nhỏ dần ở phía trên, cả 3 vách dính lại tạo thành hình vòng cung.  Tháp cổ Vĩnh Hưng đã hơn 1000 năm tuổi. Tháp cổ Vĩnh Hưng được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Óc-eo còn sót lại ở vùng Tây Nam Bộ. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã đến khai quật tại đây và phát hiện nhiều hiện vật có liên quan đến sự hình thành, tồn tại của của tháp cổ khoảng từ thế kỷ IV – XIII sau công nguyên. Mặt trước tháp cổ với kiến trúc đơn giản nhưng đã tồn tại qua nhiều thời gian. Theo s

Cây phảng đất phương Nam

Trần Hữu Hiệp Báo Dân Việt, ngày 26-10-2014 Khi làm phim “Cây phảng Nam Bộ”, Chương trình “Ký ức miền Tây” đã phải khổ công tìm kiếm những lão nông biết dùng phảng để dựng phim. Cây phảng ngày nay không còn được dùng phổ biến, nhưng nó chính là vật chứng lịch sử ghi dấu ấn sáng tạo của lưu dân Việt khai phá đất phương Nam. Cây phảng còn là kỷ vật của nội tôi, một nông dân miền Tây, râu dài, suốt ngày mình trần, mặc quần ống lửng, lưng vận, tuổi 80 vẫn cầm phảng chẳng khác gì trai tráng lực điền. Theo cố nhà văn Sơn Nam, thì cây phảng đã xuất hiện ở Nam Bộ cách nay khoảng 200 năm. Hồi trước, vùng này rừng rậm, đầm lầy, cỏ mọc lút đầu người. Dùng dao ngồi chặt cỏ, thì bị ngập nước. Đứng chặt thì không sát gốc, cỏ mọc trở lại. Phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để cỏ bị thối, chết luôn. Do đó cần đến một loại dao dài, mà muốn chém cỏ trong tư thế đứng thì cán dao phải cong với lưỡi. Trong lao động sáng tạo, người ta nghĩ ra một loại dao mới. Vậy là cây phảng ra đời. Nội tôi

Học văn để làm gì?

Blog' NVP Nguyễn Vạn Phú Phải công nhận Bộ Giáo dục & Đào tạo rất tài tình; chỉ bằng một động tác thay đổi cách tuyển sinh đại học là bộ này bắt cả xã hội phải thao thức với câu hỏi muôn đời: Học văn để làm gì? Với ngành y tế thì câu trả lời dường như có sẵn: Dùng môn văn xét tuyển ngành y? Lý do được người đứng đầu ngành y tế lý giải rất gọn: “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được” (Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến). Bà Tiến nói quá chính xác và đó cũng có thể là lý do để hàng ngàn ngành nghề khác đòi hỏi người dự tuyển cần giỏi văn bởi không chỉ riêng bác sĩ, y tá cần viết đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả mà hàng ngàn ngành nghề khác cũng cần. Nói đâu xa, ngay cả Mark Zuckerberg mà có quyền ở Việt Nam, ắt anh ta sẽ yêu cầu người nào muốn tham gia cái mạng Facebook do anh điều hành phải viết s