Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chúc Tết VP Đại diện Báo NTNN tại Cần Thơ

Hùynh Xây (Báo điện tử Dân Việt) Chiều nay (12.2), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức đoàn đến thăm, chúc Tết Văn phòng Đại diện Báo NTNN tại TP.Cần Thơ. Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ), đại diện đoàn chúc Tết đã thông tin khái quát về tình hình kinh tế, xã hội trong vùng. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi, chúc mừng Tết đến Ban biên tập, toàn thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo NTNN một năm mới An Khang Thịnh Vượng. “Thời gian qua, Văn phòng Đại diện Báo NTNN tại TP.Cần Thơ đã phối hợp tốt với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trong việc tổ chức trang Nhịp sống ĐBSCL vào thứ Năm hằng tuần. Qua đó, đã thông tin nhanh chóng các vấn đề thời sự, hoạt động của các địa phương, những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình sản xuất nông sản, đời sống người dân…” - ông Hiệp nhận định. Ông Trần Hữu Hiệp, đại diện đoàn chúc Tết của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tặng quà cho Văn phòng Đại diện Báo NTN

Nhân vật HGTV: Nông dân miền Tây tài hoa

Thư viện VideoClip: Ước vọng đầu năm 2015

Thủy điện Don Sahong "lắng nghe": Viễn cảnh đẹp cho dòng Mekong?

Báo Đất Việt, ngày 19-02-2015 Dù chưa thể thuyết phục Lào không xây dựng đập thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong nhưng rõ ràng là có những dấu hiệu tích cực. Thủy điện Don Sahong: Lựa chọn của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia Lào xây thủy điện Don Sahong:Việt Nam cần bằng chứng khoa học Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chia sẻ với Đất Việt về những nỗ lực của các cơ quan trong suốt thời gian qua trong việc lên tiếng bảo vệ dòng Mekong trước sự can thiệp của các con đập thủy điện. Đó là khi Lào chấp thuận kéo dài thời gian tham vấn đối với việc xây dựng con đập này. PV:  -  Thưa ông, những tham vấn tích cực về thủy điện Don Sahong do các cơ quan của Việt Nam, trong đó có Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thời gian qua đã được thực hiện. Cùng với đó là tiếng nói thẳng thắn của các quốc gia có liên quan về ảnh hưởng của thủy điện này tới dòng Mekong, có được coi là tín hiệu tích cực trong việc bảo vệ dòng Mekong hay không và vì sao? Nếu thành công tr

Thư viện VideoClip: ĐBSCL Chào xuân Ất Mùi 2015

Tại sao chỉ là Đồng bằng sông Cửu Long?

Nguyễn Minh Nhị (LĐ) - Số 29   - 6:34 AM, 04/02/2015 Cuối năm, một nhà báo hỏi tôi về hiện tình nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tôi thắc mắc, tại sao chỉ là nông nghiệp và tại sao chỉ là ĐBSCL? Vấn đề có lẽ bắt đầu từ đó. Giá tỏi Lý Sơn bất ngờ giảm mạnh trướcTết Nguyên đán Quảng Trị: Phát hiện kho chứa hàng lậu trị giá trên 150 triệu đồng Cẩn trọng khi ký hợp đồng vay mua nhà Hà Nội:Đảm bảo đủ hàng tại 41 điểm bán hàng bình ổn giá "Ngàn lẻ một" loại bánh kẹo tràn ngập thị trường cận Tết  Kết nối Thanh Hóa - Buôn Ma Thuật trong 1,5 giờ Chính sách không có... gì mới Nói hiện tình, tôi không muốn chứng minh thành tích nông nghiệp tách biệt của cách nhìn và cách làm xưa nay mà tôi muốn nói quan điểm nhìn và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ tự nhiên: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn (NN-ND-NT) trong tổng thể một nước đang đi lên công nghiệp hóa (CNH) và hội nhập quốc tế. ĐBSCL, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Duyên hải miền Trung một thời không

Nhanh chóng tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL

( Baodautu.vn ) Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diễn ra trong 2 ngày (2 - 3/2) tại TP.HCM. TIN LIÊN QUAN Tái cơ cấu nông nghiệp để hút FDI Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp bách Liên kết xúc tiến đầu tư nông nghiệp Vùng ÐBSCL Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng. “Chỉ chiếm 20% dân số, 13% diện tích, nhưng ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 90% lượng gạo xuất khẩu và 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước”, Bộ trưởng Phát nói.   Thời gian vừa qua, nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là về sản xuất lúa gạo, cá tra, tôm và trái cây. Trong giai đoạn 2005 - 2013, sản lượng lúa đã tăng 1,3 lần, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gấp 2,25 lần. Nhờ vậy, thu nhập và đời sống của đa số nông dân không ngừng được cải th

Hành động sớm trong ứng phó BĐKH

(Chinhphu.vn) - Các chuyên gia trong nước và quốc tế chỉ ra những tác động ngày càng rõ rệt và kêu gọi sớm thúc đẩy các hành động thực tế trong ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng khu vực ĐBSCL. Các đại biểu dự Diễn đàn ĐBSCL 2015. Ảnh: VGP/Nguyên Linh Ngày 2/2, Diễn đàn ĐBSCL 2015 đã được khai mạc với sự phối hợp tổ chức của Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Australia, Đại sứ quán Hà Lan, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, vùng ĐBSCL có vai trò và ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của các cộng đồng dân cư khu vực phía Nam và cả nước nói chung. Với diện tích chỉ chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên cả nước, khu vực này hằng năm đóng góp đến 18,5% GDP với 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giải quyết việc làm, đem lại th