Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐBSCL - Điểm đến đầu tư mới nổi tại Việt Nam

Website Cty CP Long Hậu, Long An Ngày 16/03/2016 tại khách sạn Majestic, TPHCM đã diễn ra sự kiện giới thiệu ấn phẩm  “Đồng bằng sông Cửu Long – Điểm đến đầu tư mới nổi tại Việt Nam”  do Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) trong khuôn khổ chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) phối hợp với Cơ quan chính phủ nước Đức, Úc, phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ và phòng Thương mại & Công nghiệp Đức tại Việt Nam (GIC/ AHK Vietnam) tổ chức thực hiện.  Ấn phẩm   “Đồng bằng sông Cửu Long – Điểm đến đầu tư mới nổi tại Việt Nam”   cung cấp những thông tin và số liệu trọng yếu về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng sản xuất công nghiệp lớn thứ ba cả nước với các lợi ích tiềm năng và môi trường đầu tư hoàn hảo. Ấn phẩm chú trọng đến cơ hội cho các nhà đầu tư, cũng như đề cập đến thách thức mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp phải khi đầu tư tại ĐBSCL   (tham khảo thêm tại link:  http://www.invest-mekong-delta.com/ ) 

Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển tại ĐBSCL

(Chinhphu.vn) - Dự án “Tăng cường kỹ năng đánh giá tác động môi trường ĐBSCL” nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin, nâng cao năng lực về sự tham gia của các bên có liên quan tại ĐBSCL trong quá trình ra quyết định liên quan tới các dự án năng lượng. Ngày 19/4, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Cơ quan Viện trợ quốc tế của Mỹ (USAID), Chương trình nghiên cứu Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) tổ chức hội thảo “Tăng cường kỹ năng đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển quy mô lớn tại ĐBSCL” cho các nhà quản lý, cán bộ Sở TN&MT các tỉnh, thành phố ĐBSCL. Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuuyên trách Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thời gian qua nhiều chương trình dự án lớn của cả nước đã và đang xuất hiện những tác động ngoài dự kiến đến môi trường và kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội. Trong khi đó cán bộ các cấp thiếu công cụ giám sát, đánh giá, cân đong đo đếm cho chính xác ở tất cả các giai đoạn từ lập dự án đến hậu dự án. Hội th

Thư viện VideoClip VTC16: HẠN Ở ĐBSCL?

Thư viện VideoClip: ĐBSCL TRƯỚC BƯỚC CHUYỂN LỊCH SỬ

Thư viện VideoClip: CHÚC MỪNG SƯ SÃI, ĐỒNG BÀO KHMER TRÀ VINH CHÔL CHNAM...

“Thung lũng lúa gạo ĐBSCL” trong cuộc chuyển đổi lớn

Trần Hữu Hiệp T BKTSG, t hứ Sáu, 15/4/2016 . (TBKTSG) - Quốc hội vừa quyết định điều chỉnh giảm diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2016-2020, từ 3,812 triệu héc ta xuống còn 3,76 triệu héc ta, giảm hơn 52.000 héc ta, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước giảm gần 93.000 héc ta. Trong số 3,76 triệu héc ta đất trồng lúa được giữ lại, có khoảng 400.000 héc ta được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Trong số 400.000 héc ta đất lúa được chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác, thì đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích chuyển đổi nhiều nhất, khoảng 200.000 héc ta. Ảnh TL Chuyển đổi là cần thiết Việc giảm diện tích đất trồng lúa như nói trên là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới. Điều chỉnh nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất; có tính đến việc duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằ

Ứng phó thiên tai ở ĐBSCL: Đợi mắc "bệnh" rồi mới chữa! (kỳ 2): Học cách “né tránh” và “nương theo”

Trần Lưu Bài trên báo Lao Động, ngày 13-4-2016 Theo các chuyên gia, thiên tai đang hình thành theo hai xu hướng “cực đoan” và “bình thường”. Đối với năm cực đoan thì biện pháp tốt nhất là dự báo và né tránh thiệt hại. Còn đối với những năm trong xu hướng biến đổi khí hậu (BĐKH) “bình thường” đang diễn ra thì nên chuyển đổi bằng cách “nương theo”. Ở đó, cần sự chủ động và linh hoạt chứ không thể cứ “ngồi chờ chết”. Ruộng đồng nứt nẻ do khô hạn đang hoành hành ở ĐBSCL. Ảnh: TRẦN LƯU ·         Ứng phó thiên tai ở ĐBSCL: Đợi mắc “bệnh” rồi mới chữa! Hiểm họa từ mọi phía! Hiện tượng thiên tai cực đoan cùng với mối đe dọa từ các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông đang đẩy ĐBSCL vào thế “thập diện mai phục” của hiểm họa. Hiện nay tác động chính của các đập thủy điện Trung Quốc đối với ĐBSCL không phải về lượng nước mà là việc làm giảm một nửa tải lượng phù sa hằng năm của dòng sông, giảm màu mỡ của đất và gây sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Sắp tới, khi có thêm 11 đậ