Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phú Quốc: Từ đại công trường đến thiên đường du lịch

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 16/07/2017 05:27 Phú Quốc có trở thành thiên đường du lịch? Tương lai của Phú Quốc ra sao?... Tất cả phụ thuộc vào cách ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm của con người đối với "đảo ngọc" hiện nay Trong 3 nơi được chọn xây dựng thành đặc khu là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) thì đảo Phú Quốc được đánh giá có nhiều lợi thế hơn. Phú Quốc nằm ở khu vực chiến lược biển Tây Nam, giàu tiềm năng, độc lập với đất liền, có điều kiện áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù và là không gian lý tưởng cho việc thí điểm xây dựng một mô hình đặc khu hành chính - kinh tế. Thời gian qua, "phần cứng" trên đảo đã được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới. "Cổng trời" - sân bay quốc tế Phú Quốc, "cửa bể" - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, Dương Đông; các đường trục Bắc - Nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá đã được xây dựng. Theo chân đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước

Đồng bằng sông Cửu Long: Cần đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Bài trên báo QĐND ngày 11-7-2017 Xác định giao thông là một trong ba khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội, thời gian qua, mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có sự quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu để phát huy thế mạnh của vùng và đang là “điểm nghẽn” của quá trình phát triển. Kết nối thông suốt Thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm của vùng ĐBSCL đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 TP Hồ Chí Minh-Năm Căn; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương; tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ-Phụng Hiệp; đường nối Cần Thơ-Vị Thanh... khởi công nâng cấp tuyến vận tải thủy từ TP Hồ Chí Minh qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên và TP Hồ Chí Minh-kênh Chợ Gạo-Chợ Lách-Mang Thít-Đại Ngãi-Bạc Liêu... Bên cạnh các công trình, dự án đã hoàn thành, còn có những con đường mới cùng các cây cầu được đầu tư xây dựng. Đơn cử như

Chiếc giày Nike và con cá tra Việt Nam

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Thứ Hai,  10/7/2017 (TBKTSG) - Từ ngày 1-7-2017, Nghị định 55/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 36/2014/NĐ-CP còn nhiều bất cập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cá tra thương phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện sự đồng tình với “khung pháp lý mới”. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Hùng Vương, cho rằng “Nghị định 55 sẽ là nghị định khởi nghiệp”. Nhưng đằng sau ánh hào quang “kỳ tích cá tra” và kỳ vọng “đường bơi mới” cho đế ngư, còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết để “cá tra khởi nghiệp” thành công. Thu hoạch cá tar của người nuôi ở Thốt Nốt - Cần Thơ. Ảnh: hiepcantho Khi Thủ tướng làm tiếp thị Một câu chuyện không liên quan gì đến cá tra, nhưng cũng gợi ý một cách tiếp cận mới. Hình ảnh truyền thông ấn tượng trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của Thủ

Thư viện VideoClip THVL: Bài toán khai thác cát sông

Chém gió một chút ở phút thứ 6 và phút thứ 12.10.

“Đề án đã thực sự đi vào cuộc sống, chọn đúng trọng tâm và phối hợp chỉ đạo hiệu quả”

Thời báo Ngân hàng, ngày 27/06/2017 Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2012 - 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ sẽ tổ chức vào ngày 28/6/2017 tại TP. Cần Thơ.  Trước thềm Hội nghị, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về kết quả, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án cũng như hiệu quả tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực. Xin ông cho biết kết quả sự phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ giữa Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với NHCSXH. Nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ra sao? Như chúng ta biết, tín dụng chính sách là tín dụng đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về đòn bẩy kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về mặt thực hiện chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, c

Các giải pháp gỡ "nút thắt" nông nghiệp công nghệ cao

Theo tạp chí Nông Thôn Việt, 10/03/2017 (GMT+7)  “Nông nghiệp công nghệ cao” đang là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng gói tín dụng ưu đãi nông nghiệp lên mức 100.000 tỷ đồng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao gắn với khởi nghiệp là hướng đi đúng. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, cần giải quyết rất nhiều “nút thắt” đang tồn tại trên lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. TS Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 4 NHÓM VẤN ĐỀ CHÍNH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là bài toán cần tập trung giải quyết với 4 nhóm vấn đề chính. Một là đất sản xuất nông ng

HGTV | Tọa đàm Vực dậy "Báu vật" Đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm giải nhất Liên hoan truyền hình Tây Sông Hậu 2017

Miền Tây - những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng đang vỡ: Giải pháp thì nhiều, kết quả chẳng thấy đâu...

LĐ   HOÀNG VĂN MINH , 20/06/2017, bài trên báo Lao Động Vài lời của tôi: Tôi không phải là Tiến sĩ, nhưng thỉnh thoảng một vài bạn nhà báo vẫn hay nhầm. Bài viết này của bạn Hoàng Văn Minh có tâm, nhưng có phần bi quan. Vì bạn Văn Minh có vài đoạn trích dẫn tôi, có thể do khuôn khổ bài báo có hạn, nên khó diễn đạt đầy đủ, nên tôi cũng cần nói cho rõ. Cá nhân tôi trăn trở, nhưng không bi quan về tương lai của đồng bằng. Tôi vẫn có niềm tin về con người miền Tây khí phách, không chịu khuất phục, còn mang trong người khí chất thời đi mở đất của “Hương rừng Cà Mau” mà ông già Nam Bộ học Sơn Nam đã ghi tạc một góc trời Nam qua mấy dòng thơ “ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu/ Mang theo chiếc độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên/ Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả...”. Tất nhiên, niềm tin đó không phải là “ngồi cầu trời, khấn phật”. “Tôi không muốn nói là u ám, nhưng đúng là rất… u ám” - câu cảm thán của TS Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam