Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đồng bằng vươn ra biển

Trần Hiệp Thủy Báo Tuổi Trẻ, 27/06/2018 15:45 GMT+7 TTO - Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo. ·          Biển “ăn” - người chạy ·          Xây 'nhà cao cẳng' phòng nước biển dâng ·          Nước biển dâng, mặt đất lún, 100 năm sau ĐBSCL sẽ biến mất? Vùng biển ĐBSCL còn có lợi thế nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Khát vọng kinh tế biển Các ngành công nghiệp năng lượng, khai thác tiềm năng khí như Trung tâm khí - điện - đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, luồng hàng hải và cụm cảng biển 6. Một số khu kinh tế ven biển như Phú Quốc - Kiên Giang, Định An - Trà Vinh, nhóm cảng biển 6 ĐBSCL, bước đầu hình thành hạ tầng logistic, các cơ sở hậu cần nghề cá... tạo ra vị thế vươ

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết Chuyện chưa biết về những bức phù điêu chợ Bến Thành Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước. Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn. Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là

Cần Thơ xưa qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Vài lời: Lưu lại bài viết này trong mục "Dấu xưa miền Tây Nam Bộ" không chỉ vì yêu mến văn tài của nhà văn tiêu biểu đặt sệt giọng Nam Bộ xưa, mà còn vì có những hình ảnh tuổi thơ tui qua các địa danh ở quê hương "rạch Cái Tắc Ô Môn" nay là Tắc Ông Thục, Ba Se, Cầu Nhím... Bài, ảnh: Đăng Huỳnh Hiểu hơn về Cần Thơ xưa là mong muốn của những người yêu mến mảnh đất này. Chúng tôi đã lần tìm trong hàng chục tiểu thuyết của nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh với mong muốn phác họa một chút về Cần Thơ xưa qua những dòng văn của ông. Thật nhiều điều thú vị! Tiểu thuyết “Cư kỉnh” của nhà văn Hồ Biểu Chánh với bối cảnh là miệt vườn Ô Môn.  Hẳn nhiều người đặt vấn đề: tiểu thuyết- một thể loại văn học- chắc sẽ có điều hư cấu. Song, chúng tôi tìm hiểu Cần Thơ xưa ở khía cạnh này vì mấy lẽ. Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về Gò Công, Sài Gòn xưa qua tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh bởi tính xác thực của những thông tin mà ông miêu tả trong truyện.

Điện mặt trời có thể “sống chung” với nông nghiệp

TS. Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Thứ Hai,  15/4/2019, 19:35  (TBKTSG) - Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Mô hình sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng cho Việt Nam” mang tính gợi mở, giải quyết xung đột sử dụng đất cho việc phát triển năng lượng tái tạo và nông nghiệp, thủy sản. Mô hình điện mặt trời trên đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.Ảnh: M.L Xung đột từ hai thế mạnh Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, điện gió của Việt Nam rất lớn. Theo quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016, công suất điện gió nước ta năm 2020 sẽ đạt 800 MW, năm 2025 là 2.000 MW và năm 2030 là 6.000 MW; tổng công suất điện mặt trời năm 2020 đạt 850 MW, năm 2025 đạt 4.000 MW và năm 2030 là 12.000 MW. Tuy nhiên, nhờ công nghệ năng lượng phát triển nhanh chóng, suất đầu tư cho năng lượng tái tạo giảm nhan

"Cổng trời" Tây Đô đã mở

TS . Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, 15/04/2019 07:46 Chỉ trong 2 tuần đầu tháng 4-2019, sân bay Cần Thơ đã mở thêm 6 đường bay kết nối các điểm đến trong nước và quốc tế, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của vùng đất giàu tiềm năng này Cùng với Phú Quốc (Kiên Giang), sân bay Cần Thơ là sân bay thứ 2 ở ĐBSCL trong tổng số 11 sân bay quốc tế của cả nước. Trước đây, sân bay này chỉ có một vài chuyến bay Charter Flight (thuê chuyến) nối Bangkok (Thái Lan), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc) nhưng không thể duy trì. Kỳ vọng và thách thức Đầu tháng 4-2019, "cổng trời" Tây Đô đã mở thêm 6 đường bay, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, sau 10 năm đưa vào khai thác, lần đầu tiên sân bay Cần Thơ có đường bay quốc tế kết nối Kuala Lumpur (Malaysia) với sự tham gia của AirAsia. Hãng hàng không giá rẻ này được Skytrax bình chọn tốt nhất thế giới năm 2009, đang khai thác hơn 500 chuyến bay/ngày tới 66 thành phố. Hãng này sẽ mở thêm đường bay Cần Thơ - Bangkok

CÁNH ĐỒNG LỚN… HỤT HƠI: Để cánh đồng lớn thật sự lớn

Báo Người Lao Động, 09/04/2019 07:33 Muốn cánh đồng lớn phát triển thì phải tổ chức lại sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, hợp tác giữa người sản xuất, chứ không làm phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay Chủ trương xây dựng mô hình cánh đồng lớn (CĐL) một thời được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Không lớn mà còn nhỏ dần Thời điểm đó, cả doanh nghiệp (DN), người nông dân và chính quyền đều háo hức với viễn cảnh những cánh đồng có sự liên kết bền chặt giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm đi tình trạng ai sản xuất thì cứ sản xuất, ai thu mua thì cứ đi thu mua. Nhưng nhìn lại, CĐL hình như không lớn ra mà đang nhỏ dần. DN thì than khát vốn, người nông dân thì than đầu ra gặp khó. Rồi cứ mỗi mùa vụ lại có tình trạng "lật kèo", hợp đồng liên kết bị phá vỡ, khi thì do bên bán khi thì lại do bên mua. Niềm tin gầy dựng được mùa trước lại mất đi ở mùa sau. Chính quyền đôi khi lại loay hoay, bất l