Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mở 3 nút thắt cho 'túi tiền miền Tây'

Ts. Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ. 06/04/2019 06:47 GMT+7 TTO - 15 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long vẫn vướng các điểm nghẽn về vốn, nguồn nhân lực, thiếu sức hút đầu tư và nội lực để phát triển. Một vùng đất giàu tiềm năng đang tụt hậu ngày càng xa, vẫn là vùng trũng cả nước. ·          ĐBSCL đang mang 'chiếc áo quá chật' ·          '13 tỉnh, thành ĐBSCL thu ngân sách bằng một tỉnh Bình Dương' Tuyến đường nối cầu Cao Lãnh với cầu Vàm Cống. Theo các chuyên gia, việc không hoạch định những khu vực đô thị, công nghiệp và logistics kèm theo, cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và đường nối chỉ giúp vận chuyển hàng hóa, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC Cách đây gần 15 năm, phát biểu tại hội thảo " đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) hội nhập và phát triển" tổ chức tại Cần Thơ (năm 2005), cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 điểm nghẽn phát triển của vùng là cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và chất lượng nguồn nhân lực.  Ông đề xuất 3 kh

Camera ngân sách

TTO, 19/10/2019 08:18 GMT+7 Ts. Trần Hữu Hiệp TTO - Từ góc nhìn camera được lắp đặt bằng túi tiền ngân sách cho thấy gánh nặng ngân sách càng nặng hơn trước những quyết định chi tiêu. Bài học về tính hiệu quả, cấp bách của đầu tư công là bài học dài cần được 'soi camera' ở nhiều địa phương. Chuyện tỉnh nghèo Sóc Trăng chi gần 1 tỉ đồng ngân sách lắp camera ở nhà riêng của cán bộ lãnh đạo gây ồn ào dư luận chưa lắng xuống, thì tỉnh Vĩnh Long lại chủ trương đầu tư gần 200 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cũng liên quan đến "cái ghi hình". Hệ thống 114 camera sẽ được tỉnh này trang bị thuộc dự án đầu tư công cải tạo, nâng cấp và lắp đặt bổ sung hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông ở TP Vĩnh Long. Việc ứng dụng công nghệ, thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý điều hành đô thị là cần thiết, nhất là trong thời đại 4.0. Nhưng nhìn từ hiệu quả và sự cần thiết trong hoàn cảnh của những địa phương còn rất nhiều mối l

Liên kết phát triển du lịch

TUỆ DIỄM Báo Hà Nội Mới, thứ hai ngày 09/09/2019 (HNM) - Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018, thành phố và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được 66,3 triệu lượt khách nội địa và 10,9 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu toàn vùng từ du lịch đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2017. Điều đáng nói là riêng với khách quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh đã đón hơn 7,5 triệu lượt khách. Còn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tài nguyên du lịch hơn, mới đón được 3,5 triệu lượt khách quốc tế. Những con số này cho thấy tiềm năng du lịch trong vùng còn rất nhiều. Trên thực tế, từ nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò trung tâm trung chuyển du khách nội địa và khách quốc tế đến Đồng bằng sông Cửu Long. Bình thường du khách đến thành phố Hồ Chí Minh để làm việc, hội họp và khám phá thành phố từ 1 đến 2 ngày, sau đó sẽ tiếp tục hành trình tới 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, trải nghiệm cuộc sống của người dân miền sông n

Nguy cơ khủng hoảng di cư

Ts. Trần Hữu Hiệp NLĐ, 09-09-2019 - 08:40 AM Tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan mới đây nhận định 8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mê Kông xuống thấp kỷ lục. Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cũng đã báo động tình trạng mực nước đầu nguồn con sông này và khu vực Biển Hồ ở mức thấp nhất trong lịch sử vào mùa lũ năm nay. Hiện tại, một chuỗi các đập thủy điện khác cũng đã và đang dự định triển khai ở Lào, Campuchia dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Việc các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, các dự án chuyển nước đang từng ngày "trích máu" dòng Mê Kông làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân ĐBSCL. Và do ĐBSCL là cửa ngõ ra biển Đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ sông - biển nên thiếu nước đầu nguồn dẫn đến nguy cơ nước mặn lấn sâu vào đất liền. Trong khi chịu tác động trực tiếp từ đầ

Miền Tây chống hạn… giữa mùa lũ

Ts. Trần Hữu Hiệp ĐTTCSGGP, Thứ Ba, 10/9/2019 07:57 (ĐTTCO)-Kinh nghiệm dân gian “tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”, nhưng nay đã sang tháng 9, mực nước sông Tiền, sông Hậu và hệ thống sông rạch ĐBSCL vẫn đang ở mức thấp báo động.  Đồng bằng khát nước ĐBSCL là cửa ngõ ra biển Đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ sông Mê Kông và biển Đông, biển Tây. Do thiếu nước đầu nguồn, lũ không về, sông cạn, nước mặn lấn sâu vào đất liền, miền Tây đang khát nước trong mùa lũ. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã khuyến cáo các địa phương cần sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ, bao năm qua nhiều người quen gọi mùa lũ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nó mang về nhiều nguồn lợi nông nghiệp, thủy sản và sinh kế cho người dân. Mặc dù cũng là hiện tượng lũ lụt, nhưng lũ miền Tây đối với người nơi đây không phải là thiên tai. Nước về nhiều tuy gây ngập lụt nhưng c

Phân bổ vốn đầu tư công: Không nên “trao hết” cho địa phương

Trung Chánh TBKTSG, Thứ Tư,  28/8/2019, 10:47  (TBKTSG) - Phân bổ nguồn lực đầu tư công bằng cách “trao hết” cho địa phương sẽ không phát huy được các dự án mang tính “đột phá” cho cả vùng. Vì vậy, việc dành lại một phần nguồn lực để đầu tư vào các dự án chung là điều cần thiết. Đầu tư công: Chuyện dài chậm trễ và đội vốn Cần dành riêng nguồn lực phục vụ cho các dự án mang tính chất “kích hoạt” phát triển cho cả vùng bên cạnh nguồn lực cho mỗi địa phương. Trong ảnh là cầu Vàm Cống. Ảnh: Trung Chánh Tại hội nghị “Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020 vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” diễn ra ở tỉnh Vĩnh Long hôm 14-8, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), cho biết trong năm 2020, nhu cầu vốn của khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL lần lượt là 91.760 tỉ đồng và 80.486 tỉ đồng, tăng 23,3% và 44% so với số vốn đã giao trong năm 2019. Dù kế hoạch đã được đề ra nhưng c

BI HÀI CHUYỆN KHOE CỦA: RƯỚC HỌA VÀO THÂN

Báo Người Lao Động, 14/04/2019 07:59 Nhiều người thừa biết đeo nhiều vòng vàng ra đường sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng bởi nạn trộm cướp nhưng họ vẫn bất chấp Sở thích đeo nhiều vàng mỗi khi hội hè, đám tiệc lâu nay dường như là nét "văn hóa" của nhiều người ở vùng nông thôn miền Tây. Đeo vàng để thể hiện Về sở thích đeo vàng mỗi khi đến chỗ đông người, ThS Ngô Thành Thuận, chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc Hội Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, lý giải đó là nét văn hóa nhưng đó là "văn hóa đám đông". Mỗi khi đến chỗ đông người, nhiều người muốn thể hiện mình, chứng tỏ sự sung túc, giàu có. Hơn nữa, khi đi dự tiệc thì dĩ nhiên là phải ăn mặc đẹp, vậy nên đeo thêm nhiều trang sức quý mới xứng với trang phục. Bà Lê Thị Hoa (54 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) kể rằng nhiều lần đi đám thấy có người đeo vàng hết 10 ngón tay. Dù nhìn thấy hơi kỳ nhưng đa số người ngồi trong bàn đều tỏ vẻ ngưỡng mộ sự "giàu có" của người này. "Biết đeo vàng nhiều hơi bị k