Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phiếu tín nhiệm phải thực chất thì cán bộ mới "tự soi, tự sửa"

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 23-10-2023 - 07:58 (NLĐO) - Mấu chốt của “lá phiếu tín nhiệm” cán bộ là trao niềm tin, chọn lựa người tài, tăng trách nhiệm cho người lãnh đạo chứ không phải làm vừa lòng người bỏ phiếu Hôm nay, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 6, dự kiến làm việc trong 22 ngày để thông qua nhiều quyết sách quan trọng quản trị quốc gia và phát triển đất nước trước yêu cầu mới. Việc lấy  phiếu tín nhiệm  đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành ngay đầu kỳ họp. Kết quả lấy phiếu được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết để nhân dân biết, theo dõi, giám sát. Qua đó, làm cơ sở để người được lấy phiếu phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác của mình. Đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Cán bộ cũng là con người với những điểm mạnh, điểm yếu cần được tổ chức, nhân dân giám sát để luôn rè

"Trục xương sống" quốc gia

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 22-10-2023 - 08:00 Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cả nước hiện có 1.822 km đường bộ cao tốc, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành thêm khoảng 70 km, nâng tổng số đường cao tốc quốc gia lên 1.892 km. Mục tiêu là đến năm 2025, cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có 5.000 km. Đây là mục tiêu tạo nhiều kỳ vọng nhưng cũng đối diện lắm thách thức, đòi hỏi không chỉ ngành GTVT nỗ lực mà còn rất cần sự chỉ đạo thống nhất, sát sao của Chính phủ. Quốc hội đã có quyết sách cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, vấn đề còn lại là triển khai thực hiện hiệu quả. Bộ GTVT cũng đã phát động "Chiến dịch 90 ngày đêm" trên các công trường thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, các đơn vị đang dốc toàn lực để đẩy nhanh tiến độ. Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết vùng. Các tuyến cao tốc đã, đang và sẽ hoàn thành chính là "trục xương sống" của  quốc gia : Cao t

Rào cản cũ, nghịch lý mới

  Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Hai, 16/10/2023 (KTSG) – Năm 2023, trong khi các rào cản cũ đang tích tụ thêm sức ỳ thì thị trường phải đón nhận những nghịch lý mới phát sinh. Kích cầu tiêu dùng, đầu tư, đảm bảo cán cân thương mại dương, tạo không gian và nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển là những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm 2023. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không cần thiết, tập trung hàng thiết yếu. Không gian phát triển mới và nghịch lý mới Trên bình diện chung, Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang trong bước chuyển lịch sử, từ không gian phát triển vật lý, địa – kinh tế sang thời đại số, từ lao động cơ bắp, tăng hàm lượng tri thức sang nền tảng và sử dụng động lực chủ yếu bằng trí tuệ và sáng tạo. Bước chuyển đó đòi hỏi các nền kinh tế phải định vị mình, huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển hiệu quả. Nhìn tổng thể trên bình diện chung của thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn đứng vư

Để chiếc bánh nông sản giá trị hơn

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM -  16/10/2023 - 06:38 PNO - Xuất khẩu nông sản là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2023: đạt gần 38,5 tỉ USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 8,04 tỉ USD. Trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước giảm 8,2% thì nông sản xuất khẩu vẫn tăng trưởng cao: kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỉ USD, tăng 71,8%; gạo đạt 3,66 tỉ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỉ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỉ USD, tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa liên tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước tăng từ 215,1 tỉ USD năm 2017 lên 371,7 tỉ USD năm 2022, giai đoạn 2018-2022 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm.  Đặc biệt, trong 3 năm từ 2020-2022, dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, các chuỗi cun

Khơi thông điểm nghẽn tín dụng

  Trần Hữu Hiệp Phụ nữ TPHCM -  30/09/2023 - 06:18 PNO - Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt là yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế và doanh nghiệp, là hướng giải quyết cho tình cảnh tiền ngân hàng thừa trong khi doanh nghiệp vẫn khát vốn. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục hối thúc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, áp dụng nhiều giải pháp nới lỏng điều kiện cho vay, đồng thời triển khai nhiều gói ưu đãi tín dụng lớn như gói 120.000 tỉ đồng để xây nhà ở xã hội, gói 10.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm, ít doanh nghiệp tiếp cận được vốn. Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế 8 tháng đầu năm 2023 mới đạt 5,56%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (9,88%) và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay (14%). Tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%. Thị trường tài chính - tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất

Khi dự thảo quy định 'lái xe máy phải khám sức khỏe định kỳ' được điều chỉnh sớm

  Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ - 01/10/2023 09:33 GMT+7 Đề tài "thời sự vỉa hè" của nhóm cà phê sáng chúng tôi mấy ngày qua là quy định bắt buộc lái xe máy phải khám sức khỏe định kỳ trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Người đi xe máy ở khung giờ cao điểm tại nút giao thông An Phú, TP.HCM Có người đồng tình vì cho rằng xe cơ giới là loại tài sản có nguồn nguy hiểm cao độ, cần kiểm soát tình trạng  sức khỏe  người lái xe để đảm bảo an toàn. Nhưng hầu hết ý kiến phản đối, chứng minh sự không cần thiết của quy định này. Nếu dự luật buộc lái xe khám sức khỏe định kỳ chung chung dễ dẫn đến hướng dẫn tùy tiện. Tôi xem khảo sát nhanh của báo  Tuổi Trẻ Online  cho thấy có đến 95% người không đồng ý. Hầu hết các chuyên gia pháp lý, y tế, giao thông vận tải cũng cho rằng quy định này khó khả thi và không cần thiết. Lắng nghe ý kiến góp ý của người dân mấy ngày qua, trong bản dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ lần thứ 4, Bộ Công an - cơ quan chủ

Du lịch: Đừng chỉ dựa vào các mùa lễ!

  Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Chủ Nhật, 24/09/2023 (KTSG) – Một năm có một mùa hè, mấy ngày nghỉ Tết và vài dịp lễ là mùa làm ăn của ngành du lịch. Trong khi du khách có 52 dịp cuối tuần, 365 ngày để du lịch và làm việc. Làm gì để tăng sức hút các mùa du lịch, vượt qua mùa vụ để lên chuyên nghiệp? Câu hỏi cũ vẫn chờ lời đáp mới. Biểu diễn flyboard trên kênh Nhiêu Lộc trong Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất năm 2023. Ảnh: N.K   Kỳ nghỉ lễ 2-9 vừa qua, thiên đường du lịch Phú Quốc lặp lại “kịch bản” vắng khách như dịp lễ 30-4 và 1-5 trước đó. Lượng khách đến đảo ngọc giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nhiều trọng điểm du lịch khác. Lý giải tình trạng này, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, do thời tiết không thuận lợi, đi lại khó khăn, chi phí di chuyển cao, do hết mùa hè, sắp vào mùa tựu trường. Cùng dịp lễ Quốc khánh, các thành phố không phải là trọng điểm du lịch, như TPHCM, Hà Nội, Quản