Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dọn vườn

Tiếng và Văn

BÁO LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN,  Thứ sáu 04/05/2012 07:00 “Tiếng Việt còn thì nước ta còn”! (Phạm Quỳnh), “Khi Nguyễn Du viết Kiều/ Đất nước hóa thành văn” (Chế Lan Viên)... Vậy là có hai chuyện của ngôn ngữ mà ta phân ra làm môn Tiếng Việt và môn Văn học. Tự hào văn hiến dân tộc và tự hào tiếng Việt ta có thừa, mà thực tế tiếng ta đang loạn xạ, văn chương ta đang “lùn tịt”, chẳng có điểm cao nào, thời hội nhập toàn cầu càng chứng tỏ ta chìm nghỉm ngay cửa sông chứ đừng nói ngoài trùng khơi. Thế nên mọi người đổ xô đi tìm nguyên nhân, biện/giải pháp. Tại văn hóa đọc ta “lùn” hay tại nhà văn ta “lùn”. Tại chương trình, sách giáo khoa dạy Văn, dạy Tiếng kì cục “hết chịu nổi”, tại giá sách quá cao dân nghèo không có tiền mua, tại truyền thông dùng tiếng Việt quá tùy tiện, tại mỗi người trên mạng xài tiếng ông cha vô trách nhiệm, v. v và v. v... Trẻ em, người lớn đều lười đọc. Nếu có đọc thì “thực đơn” chỉ 3 món: tranh truyện, báo “lá cải” và “tiểu thuyết hai xu”... Thế nên có phong trà

Những chữ cái bị kỳ thị

TUỔI TRẺ, Thứ năm, ngày 03-4-2012 Bảy chữ cái bị kỳ thị và bốn chữ cái được dùng lậu là cách nói của tiến sĩ Lê Vinh Quốc về bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành. Như một cách gợi mở vấn đề,   Tuổi Trẻ   xin được giới thiệu cùng bạn đọc. Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin gồm 29 chữ đã được chính thức thừa nhận từ lâu. Tuy nhiên, sự phát triển của tiếng Việt hiện hành trong thời đại công nghệ thông tin đã làm bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết để nó được hoàn thiện hơn. Bảy chữ cái bị kỳ thị Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có bảy chữ đặc biệt, được tạo thành bằng cách bổ sung các dấu hiệu (“thêm mũ, thêm râu”) vào năm chữ cái Latin gốc (A, D, E, O, U) để làm thành những chữ cái mới cho riêng tiếng Việt (tạm gọi là các chữ biến thể). Đó là: Ă và Â (biến thể của A), Đ (biến thể của D), Ê (biến thể của E), Ô và Ơ (biến thể của O), Ư (biến thể của U). Nếu chỉ sử dụng để đánh vần (hay ghép vần), đọc, viết hay biên soạn từ điển thì những chữ biến thể này dư

Báo Tuổi Trẻ lại mắc lỗi

Báo Tuổi Trẻ ra đúng ngày đại lễ 30/4 có bài tựa đề "CHỦ TỊCH NƯỚC THĂM NHÀ TÙ PHÚ QUỐC" (ảnh). Tôi giựt mình, hiện nay Phú Quốc còn nhà tù? Thực ra, đó là khu di tích lịch sử du lịch nổi tiếng “Trại giam tù binh cộng sản” khét tiếng thời Mỹ - Ngụy. Tại đây, nhiều chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh, có nhiều hài cốt mà gần đây ta mới phát hiện, truy điệu. G iai đoạn I của dự án Khu di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7-2011, sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn II. Nhìn chung, bài viết hay, thể hiện nghĩa cử cao đẹp của vị nguyên thủ quốc gia, cũng là cựu tù Phú Quốc đối với các anh hùng liệt sĩ, có tác dụng giáo dục truyền thống cách mạng. Nhưng ... cái tựa đã làm hỏng bài viết. Mấy tháng trước, trên Blog này tôi đã từng phản ánh tựa mẩu tin trên báo Tuổi Trẻ ngày 10-3-2012 “Gia đình ông Vươn xin giảm tội cho ông Khanh” là sai … Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự (xem lại ở đây) . Vì như vậy chẳng khác nào ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó C

Dùng từ gốc Hán

Tống Văn Công (Bài trên LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN số 13 từ 6-8/4/2012) Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán đã Việt hóa rất lâu, tuy vậy vẫn thường bị dùng sai. Cách đây nhiều năm, trên diễn đàn này, tôi có đánh động việc dùng sai từ “quyết liệt”. Từ này Từ điển Hán- Việt của Đào duy Anh định nghĩa: “thật ra mặt xung đột”. Từ điển Tiếng Việt 1992 do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “Quyết liệt: tính từ. Hết sức mạnh mẽ, tỏ ra kiên quyết đến cùng trong hoạt động đấu tranh, chống đối. Cuộc chiến đấu quyết liệt. Chống cự quyết liệt. Thái độ rất quyết liệt.” Hồi đó tôi cho rằng không thể nói  “ Chỉ đạo quyết liệt”, mà “chỉ đạo kịp thời, chỉ đạo cụ thể, chỉ đạo rành mạch”. Nhưng ngày nay cách nói thiếu chính xác này đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông, bởi đó là cách nói của các vị lãnh đạo cấp cao! Hiện nay có một số từ gốc Hán thường bị dùng sai nếu không cảnh báo sẽ có lúc phải sửa lại từ điển! -   Từ “yếu điểm” thường bị dùng nhầm với “điểm yếu ” , “nhược điểm”.

VỤ TIÊN LÃNG: ĐẾN LƯỢT BÁO CHÍ "KẾT TỘI" NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH NGUYỄN VĂN KHANH

Báo Tuổi Trẻ ngày 10-3-2012 chạy tít " GIA ĐÌNH ÔNG VƯƠN XIN GIẢM TỘI CHO ÔNG KHANH ". Quý anh phụ trách trang web Baomoi.com khi trích dẫn lại tin này còn tướng thêm: GIA ĐÌNH ÔNG VƯƠN XIN "GIẢM ÁN" CHO LÃNH ĐẠO HUYỆN . Đáng ra, đây là một tin mừng, gia đình ông Vươn rất biết "việc nào ra việc ấy", nhưng do "non" kiến thức pháp luật thường thức mà báo chí đã "giành quyền" làm Hội đồng xét xử khi "phán tội" cho nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) Nguyễn Văn Khanh. Thực ra là bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) đã có đơn đề nghị gửi UBND TP Hải Phòng về việc xem xét lại quyết định kỷ luật với hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Văn Khanh. "“Gia đình tôi rất thông cảm, chia sẻ, không trách gì việc làm của ông Khanh. Gia đình tôi làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng hủy bỏ quyết định cách chức với ông Khanh” - báo dẫn lời bà Thương. Đó là người ta đang

Để vào chùa xưng hô cho đúng

Bài trên Bee.net.vn ngày 04/03/2012 09:33:17 Đôi lời : Năm ngoái (2011), qua đài phát thanh và truyền hình, tôi nghe một vị lãnh đạo Trung ương về thăm các vị sư sãi Nam Tông Khmer ở Sóc Trăng chúc: "Quý sư dãi, tăng NI, phật tử sống tốt đời đẹp đạo ...". có lẽ do sơ suất, người Thư ký không tìm hiểu, nên chuẩn bị bài phát biểu cho lãnh đạo bị ... hớ. Điểm khác biệt của Phật giáo Nam Tông so với Bắc Tông là không có "NI CÔ" trong chùa, chúc TĂNG thì đúng rồi, nhưng nếu đặt NI bên cạnh thì ... hơi kỳ. Vậy nên, xin mượn bài viết này để gắn vào mục "DỌN VƯỜN" cho vui vậy.    Cũng như giao tiếp ngoài xã hội, trong đạo Phật cũng có sự phân chia cấp bậc để thuận lợi và phù hợp trong công cuộc truyền bá giáo pháp. Danh xưng đối với người xuất gia Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Thời gian sau, vị này được thọ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặ

VỤ TIÊN LÃNG, CÓ THỂ KỶ LUẬT “HỘI ĐỒNG XÉT XỬ 2 CẤP” NHƯ MỘT SỐ BÁO ĐƯA TIN?

Vừa qua, một số báo (ảnh) đưa tin cơ quan chức năng “Xem xét kỷ luật Hội đồng xét xử 2 cấp” (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) vụ kiện hành chính đất đai ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Có thể “kỷ luật Hội đồng xét xử” này được không, thử xem qui định của pháp luật. Theo các Điều: 35, 128, Điều 192. Luật Tố tụng Hành chính, thì Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân ( trường hợp đặc biệt có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân ); cấp phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán đều do Chá n h án p hân công Thẩm phán giải quyết và Hội thẩm nhân dân tham gia . Ngoài Thẩm phán là công chức, Hội thẩm nhân dân không nhất thiết phải là CBCC. Hội đồng xét xử chỉ “xuất hiện” gắn với một vụ án hành chính nhất định, không phải là một “tổ chức hành chính”. Có thể từng thành viên của Hội đồng bị xem xét chịu các hình thức kỷ luật hành chính tương ứng theo qui định, nhưng không thể “Kỷ luật Hội đồng xét xử”. Phải không? Tham chiếu: Luật cán bộ, côn

ĐOÀN VĂN VƯƠN: HIỆN LÀ BỊ CAN HAY BỊ CÁO?

Gần như ngay lập tức sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Cổng thông tin điện từ Chính phủ đã có File Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10-02-2012 . Rất đáng hoan nghênh. Bản tin thời sự 19 giờ VTV1 cũng kịp thời phản ánh vụ việc, thỏa mãn sự quan tâm của dư luận. Dạo nhanh trên mạng, lướt nhanh các trang báo phát hành sớm nhất sáng nay (11-02) đều chạy tít lớn ở trang nhất sự kiện quan trọng này: "Quyết định nghiêm minh của Thủ tướng", "niềm vui trở lại", một số ý kiến bàn về "hậu Tiên Lãng" đề cập việc sửa Luật Đất đai ...  Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời phỏng vấn báo chí ngày 10.2. Ảnh: Kỳ Anh (trên báo Lao Động) Song, theo dõi truyền hình Việt Nam (phần trả lời báo chí của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, lời đọc của xướng ngôn viên truyền hình), các báo ra sáng nay 11-02 (dẫn lại nguồn) đều gọi Đoàn Văn Vươn là " bị cáo ".