Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích pháp luật - Case Study

DỰ THẢO LUẬT PHÁ SẢN SỬA ĐỔI: Đừng để DN “chết chưa thể chôn”

Pháp Luật TPHCM, 14/09/2013 - 05:15 Nếu theo quy định mới thì 99% doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu phá sản vì không trả được số nợ từ 200 triệu đồng trở lên. Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi mở rộng quyền chủ nợ yêu cầu phá sản doanh nghiệp (DN) đã gây nhiều lo ngại, tranh luận trái chiều tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Phá sản sửa đổi vào sáng 13-9. Thủ tục cần dễ áp dụng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu về dự án Luật phá sản. Ảnh: TTXVN Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, sau chín năm thi hành Luật Phá sản (2004), tòa chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, mở thủ tục phá sản 236 trường hợp. Trong khi theo trang thông tin hỗ trợ đăng ký DN, chỉ năm 2012 đã có đến 54.261 DN dừng hoạt động và giải thể. “Có thể thấy số lượng đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản so với số lượng DN ngừng hoạt động rất thấp. Có nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là do quy định pháp luật phá sản chưa phù hợp

Kỳ án oan 10 năm ở Bắc Giang:

Sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng Vương Hà                      (LĐ) - Số 259 - Thứ sáu 08/11/2013 Ông Chấn đoàn tụ gia đình sau 10 năm tù oan. Ảnh: Phi Long Đọc kết luận điều tra, cáo trạng, bản án của tòa án với ông Nguyễn Thanh Chấn cho thấy nhiều sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng ở Bắc Giang khi nhận định tính chất vụ án. Theo đó, họ cho rằng đây là vụ án hiếp dâm, dù thực chất là vụ án cướp của. Nhiều tang vật của vụ án đã bị bỏ qua... Kết luận quá đơn giản, dễ dãi Một trong những nguyên nhân khiến cơ quan điều tra cho rằng, đây là vụ án hiếp dâm vì ông Chấn có tính hay trêu ghẹo phụ nữ. Để minh chứng, kết luận điều tra đã đưa ra được một ví dụ từ năm 2000! Từ đấy, các cơ quan tố tụng tập trung cho hướng điều tra này. Các cơ quan tố tụng mô tả rất chi tiết cách ông Chấn đã hiếp dâm chị Nguyễn Thị Hoan. Việc ông Chấn giết chị Hoan như thế nào? Có lẽ cách tả tỉ mỉ, chính xác như những thước phim quay chậm, nên họ nghĩ đối tượng khó có thể

Câu chuyện MPC và HVG: Hai anh em, hai diện mạo

(LĐ) - Số 259 - Thứ sáu 08/11/2013  Câu chuyện của hai "đại gia" với những đặc trưng nổi bật trong ngành thủy sản vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã MPC) có cơ cấu cổ đông đậm đặc với các thành viên gia đình nắm giữ tới 67% số cổ phần cộng với tỉ lệ sở hữu của người nhà trong Cty này cũng khá lớn thì "người anh em" CTCP Hùng Vương (mã HVG) chỉ sở hữu khoảng 36% số cổ phần và tích cực thu hút vốn ngoại. MPC - Vua tôm và nhiều tin vui sau khi rời sàn. Hủy niêm yết dường như là một quyết định khó khăn với nhiều doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi những khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh hoặc thiếu sự quan tâm của nhà đầu tư, tuy nhiên với MPC, câu chuyện dường như khác hẳn. Lợi thế về sở hữu gia đình cao, MPC chủ động hủy niêm yết với kỳ vọng bán cổ phần cho đối tác với giá cao hơn. Sau khi giải thể một Cty con là Cty TNHH Một thành viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú và chia tay với đối tác Thái Lan CP Foods, MPC đang d

Bà Ba Sương trở lại thương trường

Báo Tuổi Trẻ, 21/10/2013 11:04 (GMT + 7) TT - Có mấy ai biết trong thời gian vướng vào những rắc rối pháp luật, bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương) - Anh hùng lao động thời đổi mới, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), vẫn âm thầm đi tìm con đường riêng cho mình. “Năm năm qua là những tháng ngày trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa đối với tôi. Tự tay tôi làm những hũ dưa kiệu, dưa hành, dưa món, dưa tai heo... đặc sản của miền Tây chào bán cho bạn bè, người dân Sài Gòn để tích cóp tiền chi tiêu và trả tiền thuê nhà trọ. Tôi đã mày mò nghiên cứu cho ra đời trên 20 sản phẩm từ trái cây, rau củ quả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu” - bà Sương mở đầu câu chuyện. Trái cây “Cô Ba Sương” Sau một ngày làm việc, bà Trần Ngọc Sương trở về tá túc tại căn nhà của người em gái ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ - Ảnh: H.T.Dũng Bà Ba Sương cho hay ý định làm trái cây đã được bà ấp ủ từ lâu, nhưng phải đến tháng 11-2009, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm (bị tòa tuyên 8 năm tù nhưng đư

Bi hài đặt tên doanh nghiệp

Báo Tuổi Trẻ, 19/10/2013 05:25 (GMT + 7 ) TT - Đặt tên doanh nghiệp (DN) đang là chuyện khó đối với một số nhà đầu tư khi đứng ra lập DN mới, cả cơ quan quản lý cũng gặp nhiều phen khó xử. Thực tế này xuất phát từ một vài quy định trong Luật đăng ký kinh doanh còn thiếu rõ ràng. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết vừa tiếp nhận xử lý những vụ việc đặt tên DN gây tranh cãi. Có DN đăng ký tên là Công ty TNHH Lê Quý Đôn nhưng bị cơ quan đăng ký kinh doanh bác. DN này đi xác minh tại Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thì được bộ nói đến thời điểm này chưa có cơ sở xác nhận Lê Quý Đôn là danh nhân. Trường hợp thứ hai là xin phép đặt tên Công ty TNHH Chín Tầng Mây cũng bị gạt bỏ. Chủ DN phản ảnh vì sao không cấp thì cơ quan chức năng giải thích “chín tầng mây” là tên một web sex nên cấp không được vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Doanh nghiệp khóc ròng... Chưa hết, thời gian qua cơ quan đăng ký kinh doanh tại nhiều địa phương còn tiếp nhận nhiều sự việc bi hài trong đặ

Vụ đi máy bay mất hành lý: Tòa Tân Bình đã thụ lý vụ kiện

(PL)- Mới đây, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã thụ lý lại đơn kiện của bà L. đối với hãng hàng không Vietjetair về việc đòi bồi thường vì làm mất hành lý. Theo yêu cầu của tòa, bà L. đã nộp tiền tạm ứng án phí hơn 600 ngàn đồng. Như  Pháp luật TP.HCM  đã thông tin, ngày 13-2, bà L. đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjetair từ Đà Nẵng vào TP.HCM. Về đến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), bà không nhận được va li của mình nên báo nhân viên phụ trách tìm kiếm hành lý thất lạc. Ngày 19-2, bà được thông báo không tìm thấy hành lý, tài sản xem như bị mất. Qua điện thoại, hãng hàng không nói sẽ bồi thường 50.000 đồng/kg hành lý. Bà L. không chấp nhận mà đề nghị hãng bồi thường theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng nhưng không được đáp ứng. Bà khởi kiện ra TAND quận Tân Bình đòi bồi thường khoảng 25 triệu đồng. Ngày 6-5, TAND quận Tân Bình thông báo không thụ lý đơn kiện và chuyển hồ sơ đến TAND quận Ba Đình (TP Hà Nội) theo thẩm quyền vì nơi đây đặt trụ sở của hãng hà

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN PHÁP LÝ: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẢI

NGUYỄN THU PHƯƠNG (Sưu tầm) Nguyên đơn : Công ty May Xuất khẩu Việt Nam ( Người mua ) Bị đơn:  Công ty Hàn Quốc ( Người bán ) CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP: - Mua hàng theo mẫu; - Giá trị pháp lý của mẫu hàng; - Nghĩa vụ cung cấp mẫu hàng; - Giá trị pháp lý của chứng thư giám định. TÓM TẮT VỤ VIỆC: Nguyên đơn và Bị đơn ký hai Hợp đồng mua vải. Trong các điều khoản của Hợp đồng, đáng lưu ý có các điều khoản sau: - Chất lượng của hàng hóa sẽ dựa theo mẫu LABDIP ( Điều 2 Hợp đồng ); - Giám định trước khi gửi hàng do nhà sản xuất thực hiện là cuối cùng và có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên ( Điều 7 Hợp đồng ). Sau khi nhận hàng của Bị đơn, Nguyên đơn đã chuyển số vải cho một đơn vị gia công hàng của Nguyên đơn để kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào gia công.Tuy nhiên, do lỗi vải quá nhiều nên đơn vị gia công đã từ chối nhận vải của Nguyên đơn. Nguyên đơn đã mời đại diện của Bị đơn là ông A (Trưởng văn phòng đại diện của Bị đơn ) đến kiểm tra chất lượng vải. Sau khi kiểm tra vải đ

THỰC TIỄN THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ: CÔNG TY CÓ THÀNH VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, TÒA NÀO XỬ?

HỒNG TÚ Bà T. khởi kiện công ty tranh chấp về tiền lương và các khoản bảo hiểm chứ không tranh chấp với cá nhân từng thành viên trong hội đồng thành viên công ty. Thực tiễn đã phát sinh không ít vụ tranh chấp liên quan đến công ty có thành viên hội đồng là người nước ngoài. Trường hợp nào thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện, trường hợp nào thuộc tòa cấp tỉnh? Tháng 3-2011, bà LTHT đã nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH DV TM ĐT (viết tắt là Công ty ĐT) ra TAND quận Phú Nhuận để yêu cầu tòa buộc phía Công ty ĐT giải quyết tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho bà với tổng số tiền hơn 260 triệu đồng. Tòa quận: Có yếu tố nước ngoài Theo đơn khởi kiện, bà T. vào làm tại Công ty ĐT (trụ sở tại phường 9, quận Phú Nhuận) từ năm 2003. Từ đó đến tháng 8-2010, bà T. đã làm việc cho Công ty ĐT với nhiều chức vụ khác nhau. Tháng 9-2010, do đến tuổi nghỉ hưu theo luật định, bà T. đã viết đơn xin nghỉ việc với lý do hết tuổi lao động và yêu cầu Công ty ĐT thanh to

TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Thông qua hoạt động tập huấn, trao đổi nghiệp vụ năm 2010, có nhiều vướng mắc được các Tòa án nhân dân địa phương đưa ra thảo luận. Có một số vấn đề, qua thảo luận đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Trường Cán bộ Tòa án xin lựa chọn và giới thiệu để các Tòa án nhân dân địa phương tham khảo cho việc áp dụng pháp luật  ... Câu hỏi 23.   Tiêu chí nào để phân biệt giữa án kinh doanh thương mại và án dân sự đối với trường hợp Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình vay tín dụng. Trả lời:  Tất cả các tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nhưng để phân biệt trường hợp nào là vụ án dân sự (theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự), trường hợp nào là vụ án kinh doanh thương mại (theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự) cần dựa vào các tiêu chí sau đây: - Đối với án Kinh doanh thương mại phải căn cứ vào mục đích lợi nhuận của việc vay tiền; không bắt buộc cá nhân, hộ gia đình phải có Đăng ký kinh doanh(NQ số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005

Thuốc độc và tử tù - câu chuyện pháp luật

Lùi thời hạn áp dụng tiêm thuốc độc với tử tù VnExpress, Thứ bảy, 2/7/2011 12:21 GMT+7 Từ 1/7, Bộ Công an dừng hẳn việc xử bắn tử tù nhưng hình thức mới là tiêm thuốc độc sẽ chưa được áp dụng ngay. Dự kiến cuối năm nay, việc tiêm thuốc độc mới bắt đầu được thực thi. >   Áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thay xử bắn tử tù từ 1/7 Về việc thực thi các quy định của Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7, trung tướng Cao Ngọc Oánh (Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) cho  VnExpress.net  biết, về nguyên tắc việc tiêm thuốc độc diễn ra ngay tại trại tạm giam có tử tù đang bị giam giữ; nơi có tòa án sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử. Trung tướng Cao Ngọc Oánh.  Ảnh: Thái Thịnh. Hiện, mỗi năm số người bị thi hành án tử hình tăng 80 - 100 người, nên trước mắt Bộ Công an sẽ xây dựng phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực. Sau đó, tùy tình hình thực tế sẽ triển khai dần ở các địa phương để hạn chế