Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hoá xã hội

Thoát nghèo văn hóa

SGGP,  Chủ nhật, 16/06/2013, 06:16 (GMT+7) Cách đây mấy năm, dịp GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields danh giá trong toán học, tôi có chút đắn đo khi nhận ra đề văn cho cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” dành cho học sinh lớp 9 khu vực ĐBSCL: Làm sao đề mở hết cỡ nhưng không theo lối mòn và nhất là khơi gợi được tình yêu với mảnh đất giàu tiềm năng song vẫn nghèo xơ xác trên mọi phương diện? Cuối cùng một ý tưởng chợt lóe sáng trong đầu: hay là thử giải một bài toán “hai trong một” như kiểu trong toán có văn, trong văn có toán. Và khi mở niêm phong bao đề thi, nhiều thí sinh nhí giỏi văn của 13 tỉnh thành ĐBSCL đã tròn mắt nói: “Thầy ơi, con không mang theo… máy tính”. Đại ý đề thi yêu cầu so sánh 2 đại lượng là giá thành một tấn thóc và một laptop nặng chưa tới 1kg để từ đó tìm ra giải pháp giúp quê hương thoát nghèo. Theo các thành viên hội đồng chấm thi, đây là một đề thi khó và không thể có đáp án chấm. Nhưng rồi mọi chuyện cũng kết thúc tốt đẹp với nhiều áng văn mượt

Nhạc sĩ nổi tiếng xin đừng sửa lời Quốc ca

-   Trước luồng tin gây xôn xao dư luận về đề xuất  của một đại biểu Quốc hội  sửa lời  Quốc ca  , nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ ý kiến không đồng tình.  Maya: "Hà Dũng vẫn nhắn tin cho tôi" “After Earth” của Will Smith có đáng bị ném đá? Với đề xuất của đại biểu  Huỳnh Thành  (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội về việc nên nghiên cứu sửa nội dung lời  Quốc ca , cụ thể là sửa đoạn "đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác, nhạc sĩ Phó Đức Phương nói đó là điều không cần thiết. Ông tha thiết: "Đừng sửa lời  Quốc ca "! "Trên thế giới có nhiều nước  Quốc ca  có từ vài trăm năm nhưng vẫn không thay đổi. Bởi vì  Quốc ca  gắn với sự khai sinh ra thể chế đó, nhà nước đó vì vậy không phải đến một lúc nào đó lại bảo thay đổi để phù hợp với hiện tại. "Quốc ca" của nhạc sĩ Văn Cao đã đi vào tâm khảm của người dân Việt Nam, đi cùng lịch sử nên hãy để nguyên như vậy" - nhạc sĩ Phó Đức Phươ

Gợi mở “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ”

Minh Thì (Báo Lao Động) (LĐCT) - Số 23 - Thứ năm 06/06/2013 17:15 Cuốn “Văn hóa người Việt vùng Nam Bộ” vừa ra mắt bạn đọc do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, với sự tham gia của 16 TS, ThS. Một cuốn sách gợi mở, nhiều nghiên cứu thú vị. Bìa cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Nam Bộ”. Ở phần I, lần đầu tiên, các tác giả đã xây dựng được một lý thuyết phân vùng văn hóa  với việc định nghĩa rõ khái niệm văn hóa vùng và vùng văn hóa, đề xuất quy trình  phân vùng văn hóa và các thao tác xử lý vùng giáp ranh.  Lần đầu tiên, Tây Nam Bộ được xác định như một vùng văn hóa riêng biệt, với những chứng cứ khoa học rõ ràng, thông qua việc định vị Tây Nam Bộ trong hệ thống tọa độ không gian-chủ thể-thời gian, đồng thời  cũng là lần đầu tiên xác định được một hệ thống năm tiểu vùng trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ.  Ở phần II và III, khi nhấn mạnh đến văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa  ứng xử với môi trường, các tác giả cũng đưa ra những lập luận  khá mới, mang tính phát h

“Mr. Duong Cho Lun” ở Miền Tây

Trần Hiệp Thuỷ Ông khách ngoại quốc có dịp đi ngang dọc miền Tây bằng đường bộ, có lần hỏi tôi “Mr. Duong Cho Lun là danh nhân nào mà thường được đặt tên rất nhiều con đường ở ĐBSCL, đặc biệt là đường mới xây dựng?”. Rồi ông dẫn chứng bằng những “bảng tên đường” đặt dọc theo tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, 91B, 61B và nhiều nơi khác.  Tôi phải vận dụng hết kiến thức ngôn ngữ tiếng Đức “nói mỏi tay” lẫn tiếng Việt để giải thích. Đó không phải là một nhân vật lịch sử, văn hoá mà là ‘công nghệ” làm đường ở Việt Nam, đặc biệt là ở cái xứ sở đồng bằng quê tôi, vốn có nền đất yếu, cầu đường hay bị lún sụt, nên nhà thầu xây dựng cần có thời gian gia cố công trình sau khi đưa vào sử dụng”. Người được giải thích có vẻ không thoả mãn, khi biết gần đây, nhiều công trình bờ kè, cầu đường hay bị lún sụt, gây tai nạn nguy hiểm cho người dân, nên hỏi tiếp: “Sao không chờ gì, lại chờ lún?”. Đến đây, thì tôi bí, phải đổ cho “Đó là vấn đề kỹ thuật”. Quả là ở xứ mình có quá nhiều “Mr. Duong Cho L

Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt

Bộ ảnh trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 của thạc sĩ tâm lý  Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu gợi nhớ về thời 'trẻ trâu' của mỗi người.  Bộ ảnh được thực hiện nhân ngày quốc tế thiếu nhi sắp tới. 11 bức hình là 11 cung bậc cảm xúc thay lời muốn nói của người anh, người chị với những đứa em. Theo thầy Hiếu, món quà này như một lời hối lỗi của  anh, chị vì đôi lúc vô tâm, bỏ mặc em mình. Hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh do chính giảng viên  ĐH Sư phạm TP HCM và bạn bè thực hiện. Chia sẻ trên Facebook, thầy Khắc Hiếu viết: 'Hãy chơi với em, thay vì dành tất cả thời gian rảnh cho game, facebook. Không có ta, game không bị cô đơn. Không có ta, facebook còn cả nghìn người khác. Nhưng em của mình, nó chỉ có bạn là anh chị mà thôi'. Đề cập đến thực trạng hiện nay, giảng viên trẻ tâm sự, đôi khi vì cuộc sống hàng ngày, chúng ta vô tình thờ ơ, bỏ mặc, hắt hủi con em mình vì những điều không quan trọng khác (game, facebook, chat, online…). Bố mẹ hay bán con

Nghèo trên vựa lúa: Để xóa nghèo bền vững

Kỳ 1 :     Xoay xở mưu sinh .  Kỳ 2 :  Người nghèo “khát” đất Kỳ 3 :  Tìm hướng thoát nghèo 30/05/2013 02:40 (GMT + 7) TT - Tiếp theo loạt bài “Nghèo trên vựa lúa”,   Tuổi Trẻ   đã trao đổi với thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - cơ quan được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, tham mưu đề xuất và kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Ông Hiệp nói: - Cần phải khẳng định là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Trong 62 huyện nghèo của cả nước, toàn vùng không có địa phương nào. Tăng trưởng về kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL và ổn định xã hội đã mang lại sự cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của số đông người dân. Số hộ nghèo trong vùng đã liên tục giảm, từ khoảng 50% (so với tiêu chí đối chiếu tương ứng) đầu thập kỷ 1990 xuống còn khoảng 10% hiện nay, thấp hơn Tây Bắc và Tây nguyên. Song, một

NGHÈO KHÓ Ở VỰA LÚA MIỀN TÂY

Trần Hữu Hiệp Theo kết quả điều tra, rà soát vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố, thì ĐBSCL còn 9,2% hộ nghèo, xếp thứ 3/8 vùng cả nước, chỉ cao hơn Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng. Toàn vùng không có huyện nào nghèo trong số 62 huyện nghèo của cả nước. Song, một nghịch lý là, vẫn tồn tại sự nghèo khó ngay trên vựa lúa gạo, trái cây, thuỷ sản quốc gia. Cái nghèo ở miền Tây cần được nhận diện và có cơ chế, chính sách phù hợp mang tính vùng, miền. Nông dân ĐBSCL (ảnh minh hoạ) Nghèo do người dân không có đất, thiếu đất sản xuất; người có đất nhưng thiếu vốn, kiến thức, do bí lối làm ăn; nghèo do thiếu phấn đấu vươn lên, do chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa hợp lý, thiếu lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội … Một kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL cho thấy, bình quân đất sản xuất 0,4 ha/hộ, qui mô nhỏ, lẻ, nên thu nhập chia cho số nhân khẩu trong hộ thuần nông còn thấp hơn mức thu nhập 1 USD/người/ngày.

LÓT GẠCH, XÂY NỀN CHÍNH QUYỀN XÃ

Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 28-5-2013 Toàn vùng ĐBSCL hiện có 1.305 xã trong tổng số 1.612 đơn vị hành chính cơ sở. C án b ộ , công chức (CBCC) xã là người thường xuyên và trực tiếp làm việc với công dân ; được cấp trên “tin tưởng” giao cho rất nhiều việc: từ đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đến phục vụ nhu cầu thiết yếu của công dân (khai sinh, khai tử, kết hôn …). Gần đây, lại được giao thêm nhiều nhiệm vụ, kể cả “nhiệm vụ bất khả thi” do chưa được chuẩn bị trước lực lượng, điều kiện để thực thi như qui định cấp xã xử phạt hành chính “người hút thuốc lá nơi công cộng”, “xài điện thoại ở cây xăng”… Trong khi, năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của CBCC xã hiện nay là rất đáng lo ngại. Sinh viên - nguồn nhân lực quan trọng Hơn 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề lao động nông thôn, cả nước mới có khoảng 1/3 địa phương hoàn thành việc thống kê hiện trạng, điều tra nhu cầu đào tạo (ĐT) , bồi dưỡng CBCC xã đến năm 2015. Đây là khâu yếu nhất trong 3 kh

MÙA HÈ XANH VÀ NÔNG THÔN MỚI

Trần Hiệp Thuỷ Hè về, hàng triệu học sinh, sinh viên (HSSV) ĐBSCL đang nô nức bước vào chiến dịch Mùa hè xanh. Như mọi năm, nhiều công trình, phần việc do tổ chức đoàn thanh niên, các trường đại học, cao đẳng và trung học trong vùng phát động, được các em hăng hái hưởng ứng, không chỉ tạo ra sản phẩm vật chất mà quan trọng hơn là nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền xã hội. Song, thay vì SV luật, y dược, kinh tế, kiến trúc ... về nông thôn bắc cầu, dọn đường, làm cỏ như cách làm vừa qua, thì đoàn thanh niên, các trường học cần phối hợp tốt với địa phương để Mùa xanh của các em thiết thực, hiệu quả hơn, nên gắn với kiến thức chuyên môn các em, để các em có điều kiện trãi nghiệm thực tế. Một trong những yêu cầu đó là gắn Mùa hè xanh với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM).     Sau gần 3 năm triển khai , Chương trình mục tiêu quốc gia x ây dựng NTM mới ở ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành phong

Giáo dục đại học - bài học từ hạt gạo

(LĐ) - Số 109 - Thứ năm 16/05/2013 07:00 Trần Hiệp Thuỷ Hàng trăm ngàn sĩ tử ĐBSCL và hàng triệu học sinh toàn quốc đang vào cuộc đua nước rút cho 2 kỳ thi quan trọng: Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ). Cổng trường ĐH vẫn là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Trong khi nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập, sau thời kỳ được bung ra”, đang trong giai đoạn ngoi ngớp “đốt đuốc” tìm thí sinh. Sinh viên và người lính. Ảnh: Nguyễn Công Hoá (dự thi ảnh đẹp Tây Nam Bộ) Từ số lượng ít ỏi các trường ĐH công lập nặng tính bao cấp trước đây, đến hàng loạt trường ĐH, CĐ ra đời, tạo “diện mạo mới”. Nhưng đáng tiếc, do nhiều trường “đẻ non” nên đến lúc phải “kế hoạch hoá sinh sản”, tiếp sức, thay đổi về chất, xiết lại trật tự kỷ cương... trước khi xuất hiện “cái chết hàng loạt” như nhiều người dự báo. Tạp chí Times Higher Education (Anh) mới đây công bố bảng xếp hạng 100 ĐH hàng đầu châu Á. Việt Nam không có một trường ĐH nào trong bảng xếp hạng này. Mong ước có

Hút thuốc lá chỉ bị vợ la

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 101 - Thứba 07/05/2013 04:00 Sau gần 1 năm được Quốc hội thông qua, từ ngày 1.5.2013, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực, được coi là sự kiện quan trọng trong bối cảnh các bệnh nguy hiểm do thuốc lá ngày một gia tăng. Ở nước ta, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc lá chiếm trên 30% trong tổng số ca ung thư, là nguyên nhân tử vong của hơn 40.000 người, ước đến năm 2030 sẽ tăng lên tới 70.000 người. Hiện có khoảng hơn 73% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, tương đương 47 triệu người và trên 2/3 số trẻ em phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Chính phủ về phòng, chống tác hại thuốc lá, cả nước mới giảm được 9% số nam giới hút thuốc so với chỉ tiêu phải giảm 30%. Có luật thì mừng, nhưng nhiều người lo. Nếu tổ chức thực hiện không nghiêm, thì luật chỉ “ban hành cho vui”. Pháp luật là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là tính nghiêm minh của luật pháp, nhận thức của

Nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ: 'Bộ GD&ĐT đang vi phạm pháp luật'!

Chủ nhật 28/04/2013 07:08 (GDVN) - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ lên tiếng về sự bất cập của thi ba chung và áp dụng điểm sàn như hiện nay. Quay về phương án một điểm sàn Bộ GD-ĐT 'tiết lộ' cách thức điều chỉnh điểm sàn năm 2013 Phương án 2 điểm sàn: Gọt chân cho vừa giầy 'Bằng tốt nghiệp phổ thông chính là 'điểm sàn' vào đại học' Điểm sàn phải là tổng điểm đa số thí sinh đạt được Trong thời gian qua dư luận không ngừng quan tâm tới vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013. Cả xã hội đều kỳ vọng vào một kỳ thi có sự chuyển biến về chất.  GS Trần Xuân Nhĩ khẳng định Bộ GD&ĐT cần sớm bỏ "ba chung" và "điểm sàn", tập trung tổ chức tốt một kỳ thi phổ thông để tránh tốn kém cho xã hội. Theo ông, không có lí do gì để không tổ chưc tốt một kỳ thi phổ thông nếu như Bộ đã làm được kỳ thi tuyển ĐH, CĐ tương đối "sạch" ít tiêu cực, nếu không làm được thì người đứng đầu ngành giáo dục không nên làm nữa. Thực

Thu nhập bình quân đầu người: Việt Nam tăng thần kỳ?

Thứ Bảy, 27/04/2013 14:10 (GMT+7) Gần đây có người chỉ ra rằng thực ra thời gian cần thiết để lấp đầy khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực không thực sự lớn như vẫn được biết đến (chẳng hạn WB cho rằng cần 145 năm để Việt Nam đuổi kịp Singapore), nếu trong tính toán chúng ta sử dụng tốc độ tăng trưởng TNBQĐN của Việt Nam và các nước này trong giai đoạn 1990-2010, thay vì dùng giai đoạn 2001-2007 như WB đã tính toán. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á (Đô la Mỹ) Theo tỷ giá hiện tại Theo  sức mua ngang giá ( PPP ) 1990 2010 Tăng (lần) 1990 2010 Tăng (lần) Việt Nam 98 1.224 12 , 5 654 3.185 4 , 9 Singapore 11.841 41.987 3 , 5 18.225 57.791 3 , 2 Indonesia 620 2.950 4 , 8 1.450 4.304 3 , 0 Thái Lan 1.495 4.613 3 , 1 2.841 8.500 3 , 0 (Nguồn: WB) Theo bảng trên thì TNBQĐN của Việt Nam tăng tới 12,5 lần tr