Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đưa Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long thành Viện lúa quốc gia

Báo Đại Đoàn kết (26/02/2012) Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất chủ trương đưa Viện lúa ĐBSCL (CLRRI) thành Viện lúa quốc gia để được đầu tư tương xứng với sự đóng góp của Viện và hướng phát triển tới. Trong những năm qua, CLRRI đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL, đã chọn tạo ra 117 giống lúa mới, trong đó có 60 giống lúa được công nhận đưa vào sản xuất, nâng tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa xác nhận từ 10% năm 1999 lên 34 %, nâng sản lượng lúa vùng ĐBSCL từ 4,2 triệu tấn năm 1977 lên trên 23 triệu tấn như hiện nay. Theo kết quả điều tra của Trung tâm giống cây trồng trung ương, thì giống lúa của viện đã chiếm 80% diện tích gieo trồng toàn vùng ĐBSCL và hơn 50% diện tích cả nước. Trong 10 giống lúa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, CLRRI đóng góp 8/10 giống trong vùng ĐBSCL và 5/10 giống đối với cả nước. Nhiều giống lúa đã được nhiều nước trên thế giới học tập. Bên cạnh việc c

VINAFOOD II triển khai thu mua 3,8 triệu tấn lúa

Báo Đại đoàn kết (26/02/2012) Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) vừa có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình triển khai thu mua lúa gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 tại ĐBSCL. Theo đó, Vinafood đã chỉ đạo cho 24 đơn vị thành viên tổ chức mạng lưới đang thu mua 3,8 triệu tấn lúa gạo qui thóc. Đồng thời đề xuất Chính phủ cho phép thành viên Hiệp hội tổ chức thu mua 2 triệu tấn lúa gạo qui thóc với giá thu mua không dưới 5.000 đ/kg. Tình hình thị trường lúa gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng Vinafood II đang tích cực tìm thị trường, đảm bảo thực hiện đủ và vượt số lượng lúa gạo thu mua được Hiệp hội Lương thực phân bổ với giá có lợi cho nông dân. Hữu Hiệp

BÀI THƠ CHƯA CÓ CÂU KẾT

(Viết trong một buổi sinh viên chờ cơm trưa) Ai đã từng qua những cơn đói meo Sẽ cảm thông những điều tôi nói Hiểu chúng tôi- những thằng đang đói Bởi có chung cái “cùng hội cùng thuyền” Bữa ăn nào bụng đói triền miên Cơm đầy thóc, hạt đen thui đen thủi Vẫn mong đợi cho mau đến buổi Dẫu ăn vào cơm lại muốn trở ra Bưng bát cơm lại nhớ lúc ở nhà Gạo đồng bằng thơm thơm mùi nước ngọt Cá lóc kho tiêu mắm hòn xoài gọt Ngon quá chừng. Nay miệng nuốt chẳng trôi Nhớ sáng nào ra đứng hàng xôi Bên quầy phở, thịt tỏa hương nghi ngút Dẫu ít tiền vẫn củ mì ngồi nhai đôi chút Hơn bây giờ nằm đói chờ cơm Thằng bạn giường bên kể chuyện đêm hôm Nằm mơ thấy bánh xèo bánh khọt Khi thức dậy giật mình ngơ ngác Miệng còn chép lia những món trong mơ..,                              Bình Triệu, Sài Gòn                                       -1986-

KÝ ỨC SÀI GÒN

Những ngày nhớ … Sài Gòn trong kí ức, Là mái phố trên đường sũng nước,  lần đầu giữa phố chợ ngỡ ngàng.  Mưa nặng hạt ào ào mặt lộ,  tiếng còi xe hú vội oang oang... Sài Gòn,  chiều   lang   thang,  cùng thằng Dũng lội bì bõm nước,  trưa ở Nhà Rồng, Cảng, Bến Thành;  chiều qua Thảo Cầm Viên,  xuôi rồi ngược,  chỗ nào năm sau ngồi lại với Mai? Sài Gòn,  đường Lê Thánh Tôn,  trên ban công lầu 2,  phóng tầm nhìn ra ngoài phố xá,  ồn ào tiếng xe và những người xa lạ.  Sao đến giờ còn nỗi nhớ trong ta? Sài Gòn,  năm tháng đi qua.  Nhớ những ngày khó khăn ở kí túc xá,  những bữa ăn mấy tháng trời không thịt cá,  gạo dầu hơi thóc trong chén lùm lùm.  Nhớ đêm cúp điện tối um,  bụng đói cồn cào tìm được   hơn lon gạo,  mấy thằng xúm nhau mượn nồi nấu cháo,  củi ướt, khói ung, miệng thổi mắt cay xòe. Sài Gòn,  buổi sáng hết tiền ra cổng trường ‘nhìn xe’.  Chị bán hàng thương tình cho ăn “bánh mì kí”,  cũng có khi làm sang,  xỉn say túy lú

NGÀY ẤY & BI GIỜ

Bi giờ là thời đại thông tin Người ta viết blog, đọc thơ trên mạng Mà bạn tôi vẫn giữ kỷ niệm xưa, giữ thời dĩ vãng, Những dòng thơ trên quyển vở học trò. Đời sống thường này với trăm nỗi lo 20 năm qua, tôi chưa làm thêm được 1 bài thơ nhỏ Xa trường rồi, người tứ xứ, kẻ bốn phương Tưởng “những chuyện xưa” ở góc giảng đường Cũng cuốn theo dòng thời gian oan nghiệt Xe đạp ơi (ảnh: hiepcantho) Nhưng chiều nay, một chiều da diết Thấy nao lòng, khi đọc lại thơ xưa … Sài Gòn, những chiều mưa Đạp xe lang lang qua từng góc phố Cái thời thiếu gạo, đói ăn, gian khổ Vẫn ngọt ngào những mối tình quê. Sài Gòn xưa, khu phố ngoại ô Cầu Bình Triệu dốc cao đạp xe mỏi gối Cầu Bình Lợi tiếng còi tàu oang oang mỗi tối Mấy thằng nhà quê lạc lối buổi tựu trường … Thời buổi bây giờ là tiền bạc, ăn chơi Anh hàng xóm vừa xây thêm biệt thự Sắm ô tô và tiễn con du học Mà bạn tôi vẫn đạp xe lọc cọc Như thằng nhà quê lạc giữa phố phường. Thời buổi bâ

TÂM SỰ TUỔI GIÀ CỦA NGƯỜI CÒN TRẺ

  Chu Dung Cơ đời thường  (Wikipedia) Người đời thường cạnh ảnh Chu Dung Cơ 1. Các cụ bảo: “ thất thập cổ lai hy ” – thọ 70 tuổi xưa nay hiếm. 60 tuổi người ta đã mừng “Lục tuần”. Nay ta đã 45, nói trẻ không đúng, gọi già cũng sai. Nếu lấy mốc đời người lúc mới sinh ra đến tuổi 70 “xưa nay hiếm”, thì mình quả là đang rơi phía bên dốc phải cuộc đời. Gặp anh cán bộ lãnh đạo cao tuổi bảo “ chú em còn trẻ, ráng phấn đấu ” – không biết đang khen, chê hay động viên? Các em, các cháu “tuổi teen” có phần ngưỡng mộ (hay chê ta già?) mà mới năm ngoái còn gọi anh ngọt xớt, nay đã thưa chú lễ phép rồi.   2. Nghe Chu Dung Cơ – nguyên Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc – có mấy lời tâm huyết Tâm sự tuổi già hay lắm – mấy năm qua phát tán trên mạng được (đa số là người có tuổi) truyền miệng hoặc in ra giấy gửi biếu nhau đọc để suy ngẫm. Đã đọc nhiều lần (Bản dịch của Lê Thanh Dũng, 12.2008). Cuối tuần rãnh, đọc lại vẫn thấy hay. (Đọc thêm: DỊCH GIẢ LÊ THÀNH DŨNG TRẢ LỜI QUỐC THƯỜNG

CHUYỆN CỔ TÍCH, CÂU CA DAO VÀ GIẤC MƠ TUỔI NHỎ [1]

  Ai cũng qua một thời Bên cánh võng tuổi thơ Trước khi thành người lớn Võng tuổi thơ làm bằng câu ca dao của mẹ Truyện cổ tích của bà Mang giấc mơ tuổi nhỏ đi xa Trong mơ tôi có con cò bay lả Qua cánh đồng bát ngát mênh mông Thương thân cò lặn lội bờ sông Tôi hoá con chim phượng hoàng chở vàng ngoài đảo ngọc Ghét con yêu tinh đầu trọc Tôi vung búa thần chém nó nát mình Thương chị Tấm nằm trong quả thị rung rinh Đợi bà bán hàng mang bị Tôi giơ túi ba gang hú thị Phép lạ kỳ, chị hai tôi từ trong quả thị đi ra Mang theo túi quà Có bánh chưng, bánh dầy thơm cơm nếp dẽo Nghe tiếng đại bàng gầm réo Tôi bắn nỏ thần cứu công chúa lên hang Thương dân làng bị giặc giết dã man Thằng út em tôi hoá chàng Gióng hiên ngang Mặc giáp sắt, cưởi ngựa sắt, bẻ cây tre trăm đốt Tôi sung sướng. Rồi giật mình hoảng hốt Tan giặc rồi, người và ngựa vươn mây? Thằng út đâu còn lại đây! Rồi oà khóc, khi giật mình tỉnh dậy Mẹ vẫn ngồi bên võng ru em

TRE GIÀ BỜ SÔNG [1]

Bờ sông truớc nhà Nơi bà giặt giũ Nơi em nằm ngủ Giữa buổi trưa hè Có bóng hàng tre Nghiêng vai đưa võng Bên chú ngỗng khàn Giương cổ hét vang. Bờ sông trước nhà Có bụi tre ngà Bà em kể chuyện Tre theo ông Gióng Đuổi giặc phương xa Hèn chi bây giờ Qua bao năm tháng Càm tre đầy râu Tre như ông cụ Sống hoài thật lâu Cần Thơ, 1985 [1] Văn nghệ Cần Thơ số 23 – 1987 Văn nghệ Hậu Giang số 3 – 1987 Văn nghệ Cửu Long số 54 – 1987 Văn nghệ Nha Trang số 15-1988