Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Liên kết vùng - “nối mạch” phát triển

Báo LAO ĐỘNG, ngày Thứ ba, 17-4-2012   Hữu Hiệp HỘi nghị hợp tác kinh tế quốc tế vùng ĐBSCL năm 2011 - hoạt động liên kết vùng Liên kết vùng ĐBSCL gần đây được đề cập nhiều. Ai cũng thấy cần thiết phải làm, nhưng liên kết cái gì? Ai làm? Thực thi ra sao? Lĩnh vực nào là liên kết bắt buộc, lĩnh vực nào cần khuyến khích, tự nguyện? Gộp tất cả lại là yêu cầu cần được thống nhất và triển khai đồng bộ với cơ chế chỉ huy, vận hành hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ của từng thành viên liên kết và vai trò “nhạc trưởng” trong từng “cụm ngành kinh tế liên hoàn”. Thực tế sôi động của vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhất nước đòi hỏi phải liên kết vùng trên nhiều lĩnh vực. Có những liên kết bắt buộc, mà các cơ quan nhà nước là lực lượng chủ công. Đó là yêu cầu phải liên kết vùng trong qui hoạch, tổ chức thực hiện qui hoạch, bố trí sản xuất và phân bố dân cư; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, sử dụng nguồn nước, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực ... để tránh

Trái cây Nam bộ nhiều lợi thế, lắm rắc rối

Thứ hai, 16/04/2012, 10:27 (GMT+7) Các tỉnh Nam bộ không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thủy sản mà nơi đây còn là khu vực tập trung diện tích cây ăn trái khá lớn của cả nước, với hơn 408.000ha. Trong đó, Đông Nam bộ có 122.500ha và Tây Nam bộ 285.800ha. Vai trò nổi bật ­- nông dân và thương lái Với 2 sản phẩm chủ lực ở ĐBSCL, lúa gạo và thủy sản, vai trò hợp tác của doanh nghiệp (DN), thương lái được thấy rất rõ trong tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân. Nhưng với trái cây, 85% sản lượng đến với người tiêu dùng nhờ thương lái. Vai trò của DN trong lĩnh vực này khá mờ nhạt. Tất nhiên, nói như vậy không phải phủ nhận vai trò tích cực của một số công ty tổ chức sản xuất hay ký hợp đồng và thu mua sản phẩm trái cây trực tiếp với người dân để chế biến xuất khẩu. Có thể nói, điển hình trong đó là Công ty Vinamit với các loại sản phẩm trái cây và rau quả sấy khô xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Theo Tiến sĩ Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quy hoạ

PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH CHỈ ĐẠO: Tăng cường liên kết vùng ĐBSCL

Báo Cần Thơ, Chủ nhật, 15/04/2012 17 giờ 30 GMT+7 Công văn số 1585/VPCP-ĐP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về tăng cường liên kết vùng ĐBSCL. Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp với các địa phương trong vùng tiếp tục triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 740/VPCP-KTN, ngày 1-2-2010, về chủ trương liên kết vùng. Trong đó, xác định rõ nội dung cần liên kết, hợp tác đầu tư để gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm phát huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của các chương trình, đề án đã được phê duyệt trên địa bàn. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các ngành, địa phương liên quan xem xét, nghiên cứu cơ chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL, trong đó xác định rõ những nội dung cần phải liên kết; trên cơ sở đó xác định danh mục các chương trình, dự án có tính chất liên Vùng để kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, báo cáo Th

Phát triển hệ thống cảng cạn tại ĐBSCL

Chủ nhật, 15/04/2012 17 giờ 32 GMT+7 * Cảng Định An được bổ sung vào danh mục hệ thống cảng biển Việt Nam Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), khu vực ĐBSCL sẽ hình thành và phát triển các cảng cạn trên các hành lang vận tải container chính đến cảng biển và cửa khẩu quốc tế hoặc các khu công nghiệp tập trung. Cụ thể, từ nay đến năm 2020 các cảng cạn có qui mô khoảng 40- 50ha, sau năm 2030 qui mô trên 100ha phục vụ chủ yếu cho các tỉnh, thành như: TP Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long,... khả năng thông quan khoảng 1,1 triệu TEU/năm, chủ yếu là qua cảng Cần Thơ và cảng Mỹ Thới (An Giang). Cũng theo Bộ GTVT, sẽ phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển hệ thống cảng cạn và hệ thống giao thông kết nối; hoàn thiện cơ chế cho thuê khai thác cảng cạn được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước; tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác cảng cạn... Song song đó, Bộ GTVT sẽ tiến hành nạo vét các tuyến đường thủy, nâng cấp các cảng thủy nội

Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam Nguyễn Minh Châu: Sản xuất trái cây thích ứng biến đổi khí hậu

  - Cùng với lúa gạo và thủy sản, cây ăn trái là thế mạnh của ĐBSCL, vì vậy trước diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH khiến chúng tôi rất lo lắng. ĐBSCL có diện tích cây ăn trái lớn, chủng loại phong phú, trong đó đa phần là cây có múi - đây là loại cây rất mẫn cảm với nước lũ và nước mặn. Thực tế tại Bến Tre, thời gian qua đã có hàng ngàn héc-ta cây ăn trái bị chết hoặc giảm năng suất do nước mặn tấn công; trong khi năm nào xuất hiện lũ lớn thì nhiều vườn cây ăn trái ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long… bị đe dọa. * Trước tình hình cấp bách trên, SOFRI đã có giải pháp gì để bảo vệ cây ăn trái ? - Không phải đến bây giờ mà hơn 10 năm trước chúng tôi đã lường trước vấn đề BĐKH. Theo đó, nếu làm đê bao ngăn mặn thì tốn kinh phí lớn và cũng không chống mãi được bởi mặn ngày càng lan rộng. Giải pháp khả thi nhất để ứng phó với BĐKH là chuyển đổi giống, tìm ra những loại giống chịu được nước mặn, bởi giống là khâu quan trọng nhất. Thế là chúng tôi tập trung nghiên cứu nhiều loại giống c

Tôi là ... chiếc bóng của tôi

Lặng lẽ quan sát, suy ngẫm và viết. Từ những trang báo tường thắm đượm chất học trò cho lớp học ngày nào hơn 30 năm trước, đến những trang báo, trang văn, và cả những mẩu tin, bài báo bằng tiếng Đức nữa chứ. 15 tuổi với chùm 3 bài thơ đầu đời trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ, những dòng thơ có lúc “bốc đồng, hô hào” cũng như nhiều người hô hào thời đó. Rồi những trang văn, truyện ngắn, truyện vụ án, chuyện cảnh giác … trên trang Công an Nhân dân, báo Minh Hải, Công an Hậu Giang, Tư pháp Hậu Giang … vừa viết để “phản ánh hiện thực” nhưng cũng để “kiếm cơm” – nhuận bút - ngày nào thuở sinh viên đói ăn (Sáng ra cổng trường nhìn xe/Chị bán hàng thương tình cho ăn “bánh mì ký). Đó là những trang văn đầy ắp kỷ niệm với "gạo tiền công chức nhà nước",  lúc ra trường “lương ba cộc, ba đồng”, rồi “vợ sinh con, mỏi mòn lương tháng”... Nhớ một dạo từ Sài Gòn về qua bắc Cần Thơ, nghe em bán báo rao "chuyện vụ án" trên trang báo vừa phát hành, chi tiết có vẻ quen quen, mua một

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

Báo Cần Thơ ngày Thứ bảy, 14/04/2012 21 giờ 21 GMT+7 Ưu tiên nghiên cứu xây dựng các công trình quan trọng: Cảng biển Sóc Trăng, cầu Đại Ngãi, Cảng Đại Ngãi mới, cầu Maspero, nâng cấp hệ thống đê biển Sóc Trăng.  Festival lúa gạo VN lần II - Sóc Trăng 2011 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 423/QD-TTg ngày 11-4-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 . Theo đó, xây dựng Sóc Trăng trở thành tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao, có thu nhập trung bình váo loại khá của vùng ĐBSCL; tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5-13%/năm đến năm 2015 và 11,5-12%/năm đến 2020; thu nhập bình quân đầu người tương ứng là 1.800 USD và 3.300 USD. Đến năm 2020, diện tích trồng lúa của tỉnh khoảng 285.000 - 290.000 ha, năm 2015 diện tích nuôi thủy sản 80.000 h (49.000 ha nuôi tôm) và ổn định khoảng 83.000 – 85.000 ha vào năm 2020. Quyết định của Thủ tướng cũng xác định việc xây dựng tuyến đường vành đai II và đoạn QL1 tránh TP. Sóc Trăng; xây dựng Cản

Lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng tính hưởng từ 1/5/2012

5:48 PM, 12/04/2012 (Chinhphu.vn) - Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành hôm nay (12/4), mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng. Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Ảnh minh họa Mức lương tối thiểu chung quy định trên được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy