Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Miền quê chưa yên

SGGP, Thứ hai, 18/06/2012, 01:36 (GMT+7) Trên dòng sông Hậu. Ảnh: hiepcantho Chuyện làm ăn của nông dân, chuyện ao cá, vườn cây, thửa ruộng ở nông thôn với điệp khúc trồng chặt, chặt trồng; được mùa mất giá, được giá mất mùa, vẫn là nỗi chua chát, cay đắng đối với người dân nhiều năm qua. Những ngày gần đây, bà con nông dân miền Tây phải chặt bỏ dừa vì giá giảm và không tiêu thụ được. Ở Tây Nguyên, miền Bắc cà phê, hồ tiêu, mía, vải thiều…cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Thương lái Trung Quốc hoành hành khắp cả nước thu gom nông sản, hải sản theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” khiến hàng triệu nông dân chết đứng trên đống tài sản của mình. Nông sản, thủy sản vừa không bán được vừa bị thương lái Trung Quốc thu gom rồi quỵt tiền. Tại sao một đất nước hơn 70% dân cư tập trung ở nông thôn, từng tạo ra nhiều của cải, đời nối đời đóng góp to lớn vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của dân tộc, lại chịu nhiều thiệt thòi rất vô lý? Dù rằng Đảng, Nhà nước có nhi

Thủy sản đồng bằng sông Cửu Long: Đưa cá, tôm trở lại bầy đàn

Bài trên Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 459 - thứ sáu, 15-6-2012 Trần Hữu Hiệp Phía sau kỳ tích Tôm và cá tra là 2 sản phẩm chủ lực làm nên “thế mạnh thứ 2” của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với 762.000ha mặt nước nuôi thủy sản và ngư trường đánh bắt rộng lớn trên biển Đông và biển Tây, vùng này đóng góp khoảng 2/3 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Đặc biệt, com tôm ĐBSCL đã cung cấp 80% sản lượng; 60% kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Riêng con cá tra là “sản phẩm đặc hữu” của vùng. Điều trớ trêu là từ cuối năm ngoái đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, nhưng người nuôi, doanh nghiệp chế biến vẫn lao đao. Giải bài toán con tôm, cá tra không chỉ là chuyện của nghề nuôi, chế biến mà chắc chắn phải cần sự tiếp cận đa ngành, cần những giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra và tôm tạo ra kỳ tích. Con tôm ĐBSCL đã mở đường “xuất ngoại” cho thủy sản Việt Nam trong quan hệ giao thương

Xin đừng… chặt tay?!

Chủ Nhật, 17/06/2012 (Doanh nhân Sài Gòn link) Chưa bao giờ các tập đoàn kinh tế chủ lực của quốc gia về sản xuất điện, than - khoáng sản, dầu khí, vận tải… phải hứng chịu sự lên án của dư luận “ác” như độ này. Các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu kinh tế… vạch ra vô vàn những “tội lỗi” của các tập đoàn: Nào là quản lý kém, làm ăn thua lỗ, nào là đầu tư ngoài ngành dẫn đến mất vốn, rồi đủ các thứ tiêu cực khác… Rồi họ đòi phải thả nổi giá xăng, dầu, điện; phải để cho thị trường tự do điều tiết giá cả… Họ đưa ra những con số nợ khổng lồ của các tập đoàn và đáng ngạc nhiên là không ai phân tích cho tới đầu tới đũa rằng, đó là nợ do nguyên nhân gì, có trả được hay không; đó là nợ do làm ăn thua lỗ hay do vay đầu tư… Ụ nổi 83M - một trong những dự án đầu tư của Vinalines Nước Mỹ kia, vay nợ nước ngoài tới hàng ngàn tỉ đô la, nhưng liệu có ai dám cho rằng, đó là quốc gia quản lý kém, là không biết làm kinh tế? Vay tiền ngân hàng để đầu tư vào các dự án ki

"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"

16/06/2012 | 11:33:00 Việt Nam được đánh giá là nước hạnh phúc thứ 2 thế giới, do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường. Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái. Chỉ số HPI được công bố lần đầu tiên năm 2006 và lần thứ 2 vào năm 2009. Việt Nam đã liên tục được thăng bậc tại các lần xếp hạng, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2 năm 2012, với điểm đạt được lần lượt là 61,2; 66,5 và 60,4 (trên thang điểm 100). Trong topten của bảng xếp hạng năm nay, trừ Việt Nam, các nư

Việt Nam biến khỏi Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Từng là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008, nhưng liên tục thụt lùi kể từ 2009 và tới năm nay Việt Nam đã ra khỏi bảng xếp hạng top 30.   Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng Hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T.Keraney hôm 12/6 công bố Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012. Theo đó, Việt Nam từ vị trí thứ 23 năm 2011 đã rơi khỏi top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam tụt hạng trong danh sách này. Năm 2008, Việt Nam được đánh giá là quốc gia mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới , nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Tuy nhiên, đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn và rơi xuống thứ 23 năm 2011. Các chuyên gia nhận định yếu kém trong cơ sở hạ tầng và chi phí thuê mặt bằng

Quốc hội, Chính phủ và mối quan hệ gắn bó về trách nhiệm

SGTT.VN - Thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai nội dung này trong những tháng đầu năm 2012, đại biểu Dương Trung Quốc đã đọc một bài phát biểu vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của tầm nhìn mỗi “nửa năm” theo các bản báo cáo tương ứng với thời gian ấy của Chính phủ. Với góc nhìn của một đại biểu thâm niên, ông phân tích trách nhiệm Chính phủ trong việc điều hành ở tầm vĩ mô, gắn trách nhiệm này với trách nhiệm giám sát của chính Quốc hội. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bài phát biểu này. Qua những năm tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy rằng: Một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính phủ như thế nấy. Ta có thể đặt ra những câu hỏi: Vì sao đất nước đã hoà bình gần 40 năm mà con đường huyết mạch số một hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ Tây cai trị?   Ảnh: Phan Quang Phương thức hoạt động của Quốc hội chúng ta là cứ nửa năm triệu tập một kỳ họp và ngh

Chuyện đồng bằng: “Kinh doanh bụng bầu” và khe hở pháp luật

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 14-6-2012 Trần Hiệp Thủy Công an tỉnh Trà Vinh vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đoàn Văn Cuống, G iám đốc công ty TNHH Truyền thông Online do có dấu hiệu của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua việc “ tuyển dụng ảo các bà bầu” rồi làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm trục lợi từ chế độ thai sản. Đây quả là một “điển cứu” đáng suy ngẫm cho các nhà làm luật để lấp khoảng trống “khe hở của pháp luật” . Nhờ có thời gian công tại tại một cơ quan BHXH, Cuống nắm chắc qui định, trình tự, thủ tục, nên đã “đầu tư” tìm những phụ nữ đang mang thai, thuyết phục họ lập hồ sơ thai sản “ảo” với lời hứa “trả công” xứng đáng. Sau khi hợp thức hóa thủ tục và đóng BHXH vừa đủ 6 tháng theo luật định cho các bà bầu, thông qua hoạt động của Công ty, Đoàn Văn Cuống đã hưởng trót lọt chế độ thai sản hơn 150 triệu của BHXH Trà Vinh. Xúc xích hay giò lụa gì, trước cái ngon cũng cần an toàn vệ sinh thực phẩm Một vụ “chiếm đoạt tài sản” với giá t

Cần đảo ngược những gì đã làm sai !

Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh khẳng định, chính sách tài khóa phải tuân thủ ba nguyên tắc: Triển khai chính sách nghịch chu kỳ, sự minh bạch và có đủ tầm nhìn trung và dài hạn. * Xăng giảm, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, nhưng vấn đề của nền kinh tế hiện nay là gì, thưa ông? Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh - Có ba vấn đề. Thứ nhất, hiệu quả nền kinh tế kém. Tiền được bơm ra, thuế được cắt giảm, nhưng “sức khỏe” nền kinh tế sẽ khó gượng dậy ngay bởi ốm yếu từ trước. Thứ hai, đầu ra của sản phẩm. Hiện một số doanh nghiệp (DN) vẫn còn năng lực sản xuất, nhưng không có đầu ra, nên cũng không có nhu cầu về đầu vào. Điều này ảnh hưởng đến các nhà cung ứng, tạo hiệu ứng đình trệ dây chuyền trong cả nền kinh tế. Thứ ba, bất ổn về chính sách, bất ổn kinh tế vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn. * Tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động xuống mức 9% và hạ 1% lãi suất điều hành khác, nhưng