Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nông dân lại khổ vì "Được mùa, mất giá"

Thứ Bảy, 23/06/2012 23:10 Giá lúa hè thu tại ĐBSCL giảm gần 20% so với thời điểm năm rồi. Lúa thu hoạch chất đầy đồng nhưng lại vắng bóng thương lái đến thu mua Hiện giá lúa tươi ở ĐBSCL chỉ từ 3.400 - 3.600 đồng/kg, giá lúa khô từ 4.000 - 4.500 đồng/kg, tùy địa phương. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, tỉnh này đã thu hoạch được 50.000 ha lúa hè thu với năng suất khoảng 5,88 tấn/ha. Trong đó, lúa chất lượng cao có giá 4.100 - 4.900 đồng/kg, lúa tươi IR 50404 từ 3.800 - 3.900 đồng/kg, lúa khô khoảng 4.500 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) rầu rĩ: “Vụ hè thu năm nay, nông dân chỉ hòa đến lỗ vốn do giá lúa thấp. Giá rớt, thương lái không dám thu mua nên lúa chất đầy đồng”. Đối với những địa phương không thể đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch thì giá lúa lại thấp hơn từ 200 - 300 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Đèo (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Hiện nay, nếu lúa gặt b

Phân cấp triệt tiêu vùng kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho rằng cơ chế phân cấp hiện nay đang trở nên không phù hợp. Bất cập của nó là phân cấp chưa đi liền với tăng cường năng lực cho một số địa bàn, thậm chí đang triệt tiêu yếu tố vùng của các địa phương có yếu tố tạo vùng. Trong “Báo cáo rà soát, xóa bỏ những rào cản đối với nâng cao hiệu quả đầu tư” do Bộ KH-ĐT thực hiện cuối tháng 4 vừa qua, bộ này nhận thấy: “Cơ chế phân cấp hiện hành chưa tạo động lực để các tỉnh phát huy các thế mạnh kinh tế riêng có của địa phương” và đồng thời triệt tiêu yếu tố vùng của các địa phương có yếu tố tạo vùng. Hiện tại, vùng kinh tế được phân chia chủ yếu căn cứ vào địa giới hành chính. Theo đó, cả nước có 7 vùng gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việc điều hành hoạt động và quản lý vùng hiện đang được thực hiện bằng một số công cụ như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng; quy hoạch sử dụng đất

Xóa bỏ các rào cản hạn chế hiệu quả đầu tư

Đầu tư lưới điện ở ĐBSCL Từ thực tiễn đầu tư ở các địa phương trong cả nước cũng như rà soát tình hình đầu tư tại các Bộ, ngành đang chỉ ra rất nhiều những rào cản làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Việc xóa bỏ hệ thống rào cản này đối với nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 2011-2020 được các chuyên gia đánh giá cần được tiến hành với sự nhất quán về mục tiêu, định hướng và giải pháp. Trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa bỏ rào cản được coi là động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế trong những năm tới. * Xuất phát từ 4 nhóm rào cản Điểm lại đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có 4 nhóm rào cản xuất phát từ cơ chế quản lý kinh tế, từ tổ chức hệ thống kinh tế, từ các yếu tố đầu vào của sản xuất và từ bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư đang làm giảm hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể 18 khu kinh tế trọng điểm hiện mới chỉ thu hút được khoảng 20-30% mức đầu tư mong muốn. Hơn 260 khu công nghiệp chỉ đạt mức phủ đầy 40% diện t

Kiểm kê di sản Đờn ca tài tử năm 2012

Thứ năm, 21/06/2012, 01:50 (GMT+7) (SGGP).- Ngày 20-6 tại TPHCM, Bộ VH-TT-DL và Viện Âm nhạc tổ chức chương trình tập huấn kiểm kê di sản đờn ca tài tử (ĐCTT) năm 2012. Tham gia có đông đảo cán bộ nghiệp vụ văn hóa của trên 22 tỉnh thành. Chương trình nhằm đánh giá thực trạng nghệ nhân ĐCTT và hoạt động truyền dạy nghề, các câu lạc bộ, đội nhóm ĐCTT… Thông qua buổi tập huấn, chương trình nhằm hỗ trợ phát triển và bảo tồn với loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Theo số liệu thống kê của Bộ VH-TT-DL trình tổ chức UNESCO năm 2011, cả nước có 2.019 câu lạc bộ ĐCTT với 22.643 thành viên đang hoạt động , trong đó thành viên nhỏ nhất 8 tuổi, lớn nhất khoảng 100 tuổi.  M.An

DIỄN ĐÀN NÔNG DÂN - HOẠT ĐỘNG MỚI CỦA MDEC – TIỀN GIANG 2012

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 21-6-2012 Trần Hữu Hiệp Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL – Tiền Giang 2012 (MDEC-TG 2012) v ới chủ đề "Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững" , tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết vùng với 3 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, trái cây và thủy sản. Diễn đàn nông dân – một hoạt động mới của MDEC năm nay thu hút sự quan tâm, đặt ra yêu cầu tạo ra “sản phẩm” gì thiết thực hỗ trợ tam nông ĐBSCL? Cách thức tổ chức và nông dân tham gia như thế nào cho diễn đàn này?  Ảnh: hiepcantho Kênh “tiếp sóng” và đối thoại nghiêm túc Diễn đàn nông dân – một hoạt động mới của MDEC năm nay với kỳ vọng sẽ tạo ra “kênh thông tin – đối thoại” hữu ích và thiết thực để các nhà hoạch định cơ chế, chính sách và quản lý ở các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp lắng nghe kiến nghị , tiếp nhận các “đơn đặt hàng chính sách” từ nông dân. Từ đó, những người “làm chính sách” soi rọi lại cơ chế chính sách đã ban hà

Hạt gạo đồng bằng vượt lên đỉnh lũ

Báo Lao Động số Xuân Nhâm Thìn, Thứ Hai, 16.1.2012 Bài đạt giải Báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2012 (Giải chuyên đề Kinh tế)  Trần Hữu Hiệp Trước mắt, vựa lúa số một Việt Nam này cần tiếp tục được đầu tư phát triển để không chỉ “sống chung với lũ” mà còn “vượt lên đỉnh lũ” để gánh vác sứ mạng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hơn thế nữa.   Mưu sinh mùa lũ (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng dự thi Ảnh đẹp TNB do BCĐ TNB phát động)   “Hạt gạo một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng/ Đất nước có từ ngày đó” (“Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm). Đời sống dân Việt gắn liền với lúa gạo, tạo ra nền “văn minh lúa nước”. Lúa gạo theo suốt cuộc đời mỗi người, có mặt hàng ngày qua mỗi bữa cơm, cả người giàu lẫn người nghèo. Phụ nữ sinh con thường dùng “cơm rượu” cho ấm tì. Lễ thôi nôi luôn có nắm xôi (cơm nếp) bên cạnh cục đất, cây viết cho đứa trẻ chọn lựa với mong ước sau này lớn lên có ruộng, có vườn, có kiến thức để mưu sinh. Mời tiệc nhau, người ta gọi “dùng cơm thân mật”. Ở nh

KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TỔ HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bài trên TẠP CHÍ CỘNG SẢN (Chuyên đề cơ sở) số 51 (3-2011), được giải báo chí quốc gia năm 2012 (Giải khuyến khích)       Trần Hữu Hiệp [1]                           Sự phát triển của kinh tế trang trại ở ĐBSCL n hững năm gần đây, mặc dù còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn, nhưng đã tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế hộ nông dân, trở thành một mô hình sản xuất mới, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hoá tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thanh long vươn mình. Ảnh: Trần Minh Đức (dự thi ảnh đẹp Tây Nam Bộ do BCĐ TNB phát động)       Số liệu thống kê cho thấy, ĐBSCL có số lượng trang trại đông đảo nhất trong 6 vùng kinh tế với 65.745 trang trại, chiếm hơn 48,5% số trang trại cả nước. Mặc dù xét về qui mô (đầu tư vốn, tích tụ ruộng đất và thu hút lao

Hàn Mặc Tử--10 bài thơ hay nhất

HÀN MẶC TỬ ( Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) 1.Bẽn lẽn Trăng nằm sóng soải trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi. Trong khóm vi vu rào rạt mãi Tiếng lòng ai nói? Sao im đi? Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe. Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẻn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em. 2.Buồn ở đây Rao rao gió thổi phương xa lại Buồn đâu say ngấm áo xuân ai Lay bay lời hát, ơ buồn lạ E buồn trong mộng có đêm nay . Nắng sao như nắng đời xưa ấy Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu Muốn gởi thương về người cổ độ Mà sao tình chẳng nói cho đau . Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên Không có ai đi để lỗi thuyền Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm. (Thượng Thanh Khí) 3.Biển hồn ta Máu tim ta tuôn ra làm bể cả Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ Dâng cao lên, cao tột tới t