Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

NNVN   - Thứ Sáu, 06/07/2012, 9:37 (GMT+7) Ông Huỳnh Thế Năng An Giang là tỉnh có sản lượng lúa gần 3,9 triệu tấn/năm, đứng thứ nhì sau Kiên Giang và luôn có những sáng kiến mới lạ trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, như: liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn, làm giao thông nông thôn, và gần đây nhất là những khác biệt trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.  Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang trả lời phỏng vấn  NNVN  về những vấn đề nêu trên. Xin ông cho biết xuất phát từ đâu An Giang luôn đưa ra được những sáng kiến hay và áp dụng khá thành công như việc liên kết 4 nhà hiện nay? Tôi nói câu này, bạn đừng cười, vì câu trả lời rất đơn giản và có vẻ nghe rất quen thuộc nữa, đó là xuất phát từ tấm lòng đối với nông dân, nông thôn, cùng sự kiên trì và tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, hay có thể nói, đó là dám chấp nhận rủi ro của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh từ trước đổi mới đến nay; và xuất phát từ những trằn trọc về trách nhiệm và mang

Xây dựng tiêu chí mới cho các khu kinh tế ven biển

10:03 | 06/07/2012 Kinh tế biển được xem là "trục chính" trong định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và là một trong những giải pháp cốt lõi để đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu mạnh từ biển. Tuy nhiên, để mục tiêu trên trở thành hiện thực, trước tiên Việt Nam cần quy hoạch lại các khu kinh tế (KKT) ven biển với những tiêu chí phù hợp hơn, nhằm tạo động lực cho các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước phát triển.                                                                                                       Ảnh:  LTT Chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư   Từ năm 2002, Chính phủ đã thí điểm xây dựng và hình thành hệ thống các KKT ven biển để tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước cũng như áp dụng thể chế và chính sách kinh tế mới nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.  Đến nay, cả nước đã có 15 KKT ven biển đ

Ưu tiên phát triển 5 khu kinh tế ven biển

Hà Nguyễn (baodautu.vn) Các khu kinh tế (KKT) Chu Lai - Dung Quất (Quảng Nam, Quảng Ngãi); Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang) có thể sẽ được lựa chọn là các KKT ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2013. Đề xuất mới nhất này, theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), được đưa ra dựa trên các tiêu chí đánh giá, lựa chọn rất cụ thể. Đó là cảng biển đầu mối vận chuyển hàng hóa; cảng hàng không thuận lợi cho các KKT; dự án động lực của KKT; thu hút đầu tư và vị trí chiến lược của KKT đối với phát triển vùng. “ Mỗi KKT đều có những điều kiện, lợi thế riêng. Vì vậy, để tìm ra một bộ tiêu chí phản ánh chính xác, đầy đủ mức độ thuận lợi của từng KKT để so sánh, lựa chọn là khá khả thi. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện, lợi thế về vị trí, quy hoạch, hoạt động, cơ sở hạ tầng; các yếu tố tác động tới sự phát triển của từ

Khu kinh tế: Bắt đầu phân loại để đầu tư

ANH MINH 11/07/2012 09:06 (GMT+7) Thông điệp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” là việc phân loại khu kinh tế để tập trung đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn khu kinh tế tạm thời áp dụng trong kế hoạch năm 2012 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó, đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nhằm rà soát, đánh giá thực trạng các khu kinh tế ven biển, điều kiện, tiềm năng lợi thế của các khu kinh tế ven biển, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp, tổ chức thực hiện để tập trung nguồn lực cũng như cơ chế chính sách phát triển, làm tiền đề và động lực thúc đẩy các khu kinh tế còn lại phát triển trong giai đoạn sau. Theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng V

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ÐIỂM ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Những nút thắt cần tháo gỡ

Cập nhật lúc 09:00, Thứ sáu, 13/07/2012 (GMT+7) Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa nhằm giảm chi phí đầu tư trong sản xuất ở ÐBSCL.     Vùng kinh tế trọng điểm Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) gồm bốn tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và TP Cần Thơ được thành lập với mục tiêu nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương và toàn vùng. So với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2010 của khu vực này gấp khoảng 1,2 lần; riêng thời kỳ 2011 - 2020 sẽ gấp khoảng 1,25 lần. Tuy nhiên, đã qua hơn ba năm triển khai thực hiện, vùng "tứ giác động lực" này vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ. Làm đầy cho vùng trũng "Tứ giác động lực" Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên hơn 16.600 km2, chiếm 44% diện tích và hơn 36% dân số ÐBSCL. Thời gian qua, có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm này thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trên các lĩnh vực như có hệ thống đô thị và cơ sở hạ tần

Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc

 - Cụm từ "nợ xấu" xuất hiện thời gian qua đã thách thức rất nhiều chuyên gia kinh tế. Chưa có một giải pháp khả thi nào được đưa vào áp dụng thì gần đây, Việt Nam càng đau đầu hơn khi một khía cạnh khác của "nợ xấu" đi vào báo động đỏ - "nợ xấu cá tra". Khẩn cấp cứu ngành cá tra đang hấp hối Xem bài khác trên Vef.vn Nuôi cá tra, một cổ ba tròng Số lượng doanh nghiệp và hộ nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng các ưu đãi mà cơ chế hội nhập mang lại, đặc biệt là cá tra. Giai đoạn 2007-2010, số lượng doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2003. Bên cạnh đó, tính riêng cá tra, tổng diện tích nuôi cá năm 2011 tăng 30ha so với năm 2010, đạt 5.430 ha. Tuy nhiên, ước mơ kiếm được bạc, vàng từ con cá tra dường như ngày càng xa vời. Trái lại, họ còn rơi vào cảnh khó khăn chồng chất. Đầu tiên là giá cả, chi phí đầu vào tăng vọt. Hiện chi phí thức ăn (chiếm 70

Cánh đồng mẫu lớn: cần liên kết từ doanh nghiệp

Trung Chánh ( TBKTSG Online)  Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CDML) được xác định là tiền đề đưa ngành sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người trồng lúa nhưng sau 2 năm triển khai, ngoại trừ có sự phát triển về diện tích thì chất lượng của mô hình CDML vẫn không như mong đợi, do thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Chất vẫn chưa tăng Báo cáo tại diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn” được tổ chức tại An Giang ngày 13-7, ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình CDML tại ĐBSCL, diện tích tham gia không ngừng được nâng lên. “Nếu như trong vụ hè thu năm 2011 diện tích tham gia mô hình chỉ trên 7.800 héc ta, đạt trên 93% kế hoạch (8.370 héc ta) thì sang vụ đông xuân 2011-2012 diện tích tăng lên trên 19.720 so với kế hoạch đề ra là 18.880 héc ta, đạt trên 104%. Thời gian tới, Cục trồ