Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vị trí số 1 và phía trước

Trần Hữu Hiệp Theo thông báo đầu tháng 11.2012 của VFA, dù chỉ mới 10 tháng, xuất khẩu (XK) gạo nước ta đã xác lập kỷ lục với 6,484 triệu tấn, vượt qua Thái Lan, chính thức vươn lên vị trí số 1 thế giới. Trước đó, Tổ chức Càphê quốc tế cũng xác nhận VN vượt Brazil, trở thành nước XK càphê số 1 thế giới. Tương tự, hạt tiêu chiếm vị trí số 1 khi XK cao hơn gần gấp 5 lần Ấn Độ (năm 2011). Hạt điều VN cũng XK đứng đầu thế giới. Trong lĩnh vực thể thao, bảng xếp hạng tháng 11.2012 của FIFA xếp bóng đá nam nước ta đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Ở góc nhìn khác, VN đang nằm trong tốp đầu các nước... tiêu thụ bia Heineken nhiều nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Pháp và cũng là nước có tỉ lệ nạo, phá thai cao nhất Đông Nam Á và thứ 5 thế giới (!). Sông nước ĐBSCL, nơi đưa nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam lên vị trí số 1, số 2 quốc tế và khu vực Từ các vị trí 1 thế giới hay khu vực đó, đặt ra nhiều nỗi lo. Ngôn ngữ thể thao là “phong độ không bằng đẳng cấp”, xét ở góc độ kinh tế thì “số lượ

Các loại sĩ thời nay

  Người có chí tiến thủ gọi là tiến sĩ , Người không thích thay đổi gọi là y sĩ. Người may áo cũng được gọi là y sĩ Người hay chê bai gọi là bác sĩ, Bố mẹ của vợ thì là nhạc sĩ, Người đi thi gọi là thi sĩ , Người hay gặp rủi ro, tai họa gọi là họa sĩ, Người đeo đồng hồ đẹp là Thụy sĩ, Lỡ làm “'gái” thì gọi là nữ sĩ, Ở chung cư thì thành cư sĩ , Hết làm “'chuyện đó” được gọi là liệt sĩ,

Cần Thơ [1]

Ai đặt tên em tự bao giờ Người đời gọi 2 tiếng Cần Thơ Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá Lại gặp hình em trong giấc mơ Đây những con đường ta vẫn qua Đường từng in bóng của mẹ già Ngày tháng đi về trong mưa nắng Quằn gánh hàng rong nuôi sống ta Và đây những ngõ trong lòng phố Chúng đang vui, nói gì nghe thiệt ngộ Kể với ta về những cuộc đời Trong tối tăm, gian khổ vẫn cao đẹp sáng ngời Vẫn trong như nước dòng sông Hậu Trắng như hạt gạo ngọt ngào Đẹp như khúc ca dao mẹ hát Chứa chan tình man mác bao la Ta lại đi trên phố một chiều tà Gió vờn nhè nhẹ ru hồn ta Như lời thỏ thẻ người yêu nhỏ Hờn giỗi người yêu sau lúc xa Đây Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Hùng Vương … Mỗi tên đường đẹp tựa nhành hoa Tiếng gì đó trong lòng ta chẳng rõ Cứ âm vang, xao xuyến, rung rinh Vui như mắt em - ngọn đèn đường đó Ngắm nhìn ta sáng tỏ nhân tình. Ơi Cần Thơ vì sao mỗi lúc Ta đi xa rồi lại trở về Lòng càng thêm mến thương quê Dẫu chỉ một góc phố con đ

Chuyện vỗ tay

Lời người cập nhật Blog: Đọc bài này, mình bỗng nhớ mẩu chuyện "tiếu lâm Miền Tây" của một cán bộ Hai Lúa kể. Số là, xã tổ chức hội nghị tổng kết (báo cáo thành tích!) 5 năm xóa đói giảm nghèo, có cán bộ tỉnh, huyện về dự, nên các cụ hưu trí được mời đông đủ. Anh Chánh Văn phòng được phân công làm MC, tất nhiên là phải kính thưa tất tần tật và xin vỗ tay. Thường ngày, anh này hay kể chuyện tếu và nói láy, riết thành quen miệng. Để tỏ sự kính trọng "các cụ lão thành", nên anh thưa trước: "Hôm nay, xã ta rất vinh dự được đón tiếp các cụ về đụ đông dữ". Tất nhiên, không phải vỗ tay mà là tràng cười. Hoảng hồn, nhưng MC cũng kịp bình tĩnh nói lướt và tuyên bố lý do hội nghị "... 5 năm qua, bằng sự nỗ lực, phấn đấu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ... xã ta, công tác xóa đéo giảm ngồi đã đạt được nhiều kết quả to lớn - tràng cười rần rần và lại cố bình tĩnh - ... chúng ta đã tập trung chăm l

Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”

Xem thêm:  1 ảnh   Tôi điện thoại cho ông Bảy Nhị tỏ ý muốn về An Giang thăm ông. Biết tôi từ Hà Nội lặn lội vô, ông xởi lởi: “Để chú lên TP Hồ Chí Minh cho đỡ cực”. Đúng hẹn, hai ngày sau, ông tới tìm tôi tại Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân ở 40 Phạm Ngọc Thạch. Tôi nhìn quanh: “Xe chú đâu?”, ông cười hiền: “Chú lên bằng xe đò, tiện thể thăm con, thăm cháu ngoại”. “Chú không có nhà riêng ở Sài Gòn sao?” - tôi ngạc nhiên. Ông Bảy Nhị sổn sảng: “Đừng nghĩ quan chức là ở đâu cũng có nhà cửa. Chú nghỉ hưu, về nuôi bảy hầm cá tra, mỗi năm thu hoạch cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền, nhưng đã gắn một đời với bà con nông dân mảnh đất Long Xuyên, An Giang, giờ mắc mớ chi lên Sài Gòn cho mệt”... Ông trải lòng với NDHT qua những câu chuyện thuở làm quan có lẽ... ít giống ai. *  Nhiều người gặp ông đều ấn tượng về sự hiểu biết cũng như tư duy sắc sảo, cách diễn đạt giản dị mà lôi cuốn, thuyết phục. Có gì đó như mâu thuẫn với việc thuở nhỏ ông chưa học hết lớp Nhất trư

Quyền lực của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp

Sáng nay mở mạng đã thấy Obama thắng cử rồi. Khá khen mấy tay "Thầy bói" bên Mỹ (mấy cái Viện nghiên cứu, thăm dò dư luận gì gì đó đoán đâu trúng đó, khác với mấy anh "dự báo" nhà mình, nông dân luôn lắng nghe, nhưng phải làm ngược lại thì mới trúng) Obama cùng gia đình mừng thắng cử (Toquoc)-Là cường quốc kinh tế, quân sự, chính trị số một thế giới, Tổng thống Mỹ vì thế cũng được cho là một trong những lãnh đạo quyền lực nhất thế giới. Chỉ vài giờ nữa, danh tính nhân vật này sẽ được xướng lên. Vậy theo Hiến pháp, Tổng thống Mỹ có quyền lực gì? Theo Hiến pháp Mỹ, tân Tổng thống sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau năm bầu cử; nhiệm kỳ của Tổng thống cũ cũng chấm dứt vào thời điểm đó. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington. Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được đảm nhiệm chức vụ này không quá hai

Phiếu tín nhiệm và bệnh thành tích

Hữu Hiệp Tuần qua, chuyện lấy phiếu tín nhiệm được bàn luận sôi nổi từ nghị trường đến … quán cà phê, được xem là dấu hiệu tích cực của dân chủ. Biện pháp “dùng phiếu” này được kỳ vọng trở thành công cụ đắc lực để cơ quan dân cử làm tốt hơn vai trò giám sát của mình, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý điều hành của các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước, có tác dụng kiềm chế lạm dụng quyền lực, góp phần phòng ngừa và chống tham nhũng, …   Song, việc gì cũng có mặt trái của nó. “Lá phiếu tín nhiệm” nếu được dùng không đúng cách, bằng cảm quan, không có tiêu chí đánh giá rõ ràng cho từng chức danh, công việc quản lý, thì chẳng những không đáp ứng được kỳ vọng mà còn cổ súy cho “căn bệnh thành tích”. Lâu nay, việc lãnh đạo, điều hành chạy theo thành tích ngắn hạn với “tư duy nhiệm kỳ” bị phê phán; nay còn ngắn hơn, là “tư duy niên kỳ” theo đợt lấy phiếu tín nhiệm hàng năm. Kết quả là nhiều “chỉ tiêu, cơ cấu đẹp” được chế biến, phù phép hơn là có thật. Thí

Đừng để mất thế mạnh

Trần Hữu Hiệp Bài trang 1 Báo SGGP Thứ tư,07/11/2012 ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích, 22% dân số và đóng góp khoảng 27% vào GDP quốc gia. Hàng năm, vùng này sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực và cung cấp 92% lượng gạo xuất khẩu cho cả nước. Vì thế, sản xuất lúa của vùng ĐBSCL quyết định an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới, tăng giá trị xuất khẩu nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và tạo cơ hội việc làm ở nông thôn. Nhiều năm liền, nước ta luôn giữ vững vị trí cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nhưng cho đến nay, Việt Nam nói chung và ĐBSCL - nơi được mệnh danh “bát cơm châu Á” vẫn chưa có được thương hiệu cho hạt gạo. Xây dựng và triển khai một chiến lược thương hiệu cho hạt gạo đồng bằng trở thành đòi hỏi bức bách. Việc xây dựng thương hiệu hạt gạo ĐBSCL nên bắt đầu từ doanh nghiệp. Theo GS-TS Võ Tòng Xuân: “Cần phải x