Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết

BÁO TUỔI TRẺ, Thứ Bảy, 17/11/2012, 08:30 (GMT+7) TT - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, bản Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là Hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Đại biểu Trần Xuân Vinh - Ảnh: Việt Dũng Ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (đại biểu Quảng Bình) “việc làm ra Hiến pháp là việc hệ trọng nhất trong tất cả các việc hệ trọng, do vậy Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, nhân dân phải có quyền phúc quyết Hiến pháp” đã nhận được sự đồng tình cao tại phiên thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội ngày 16-11. Ông Cường khẳng định bản Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là Hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Quyền lực Quốc hội không thể cao hơn nhân dân “Ngay tại lời nói đầu Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo đã khẳng định: Việc Quốc hội dự thảo Hiến pháp là được quốc dân giao quyền, sau khi nghị viện phê chuẩn phải đưa ra

Rủi ro khi ký khống giấy tờ giao dịch ngân hàng

Tại một số ngân hàng, khách hàng đến vay tiền được yêu cầu ký tên, đóng dấu khống sẵn vào các chứng từ, giấy tờ như giấy nhận nợ, giấy rút tiền mặt, ủy nhiệm chi... với lý do để việc giải ngân cho vay được nhanh gọn. Thậm chí có nhân viên tín dụng còn yêu cầu khách hàng ký khống vào các biên bản kiểm tra trước hoặc sau khi cho vay... để đối phó với bộ phận kiểm tra kiểm soát. Với tâm lý là người đi vay tiền (được cho vay đã là mừng), rất ít khách hàng mạnh dạn từ chối yêu cầu này. Về mặt nguyên tắc, tất cả ngân hàng chuyên nghiệp đều không chấp nhận và luôn khuyến cáo khách hàng vay tiền cũng như gửi tiền không được ký khống vào bất kỳ loại giấy tờ nào có liên quan đến giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, khoảng mười năm trở lại đây, từ khi các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng mọc lên như nấm và nhiều người “ngủ một đêm thức dậy thành cán bộ quản lý ngân hàng” thì nhiều nguyên tắc, chế độ quy định đã không được tuân thủ. Bên cạnh đó, cũng có những trưởng phó phòng,

Băn khoăn mô hình bảo hiến

Báo TUỔI TRẺ, Thứ Ba, 11/12/2012, 08:01 (GMT+7) TT - “Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân” - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã nhắc lại tư tưởng Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm 1946 để mở đầu cuộc hội thảo “Góp ý báo cáo nghiên cứu, đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992” tại Hải Phòng, ngày 10-12. Ông Liên cho biết bản dự thảo mới nhất vừa được tổ biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đề xuất đã quy định về Hội đồng hiến pháp là một cơ quan chuyên môn thuộc Quốc hội. Quyền con người phải được bảo hộ “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là yếu tố mà bất cứ hiến pháp nào cũng lấy làm nguyên tắc xuyên suốt, cơ bản” - ông Liên khẳng định. Tuy vậy, điều 6 Hiến pháp năm 1992 chỉ thể hiện cơ chế đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thông qua Quốc hội và HĐND do nhân dân bầu ra. Qua tổng kết thì thấy rằng như thế là chưa đủ cơ chế, hình thức để người dân thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, dự thảo sửa đổi Hiến

Mùa đìa ở U Minh Hạ

(LĐ) - Số 305 - Thứ sáu 28/12/2012 06:13 Trang chủ | NHẬT HỒ Vài lời: Là dân quê, đọc bài này thấy khoái. Dù đã 30 năm "nhập cư" thành thị, vẫn không quên kí ức ruộng đồng. Mùa nước nổi thì thả câu ống (làm bằng cây điên điển), soi cá trên đồng, soi ếnh, nhái trong vườn. Mùa nước xuống thì bắt cá cạn, cá đìa. Thời đó, Miền Tây quê mình cá tôm nhiều vô kể. Sáng bơi xuồng đi ruộng, khua dầm mạnh vào đám cò bờ kênh cá cũng nhảy vào xuồng. Những người dân quê đi làm đồng, chỉ cần 20 - 30 phút cuối ngày đi một đoạn dài theo dòng kênh tạo ra dấu chân trên mặt bùn lòng kênh, rồi quay lại bắt cá nằm sẵn ở những dấu chân đó. Chuyện bi giờ kể, bọn trẻ thật khó tin.  Bây giờ đời sống người dân khá giả hơn, người ta cũng làm biếng hơn. Phụ nữ ngày xưa tảo tần bao nhiêu, thì đàn bà ngày nay, nhiều người biếng nhác bấy nhiêu. Cá tôm sẵn ngoài chợ, chỉ cần có tiền, thoắt cá bỏ vào giỏ là xong. Nhiều người phó mặc việc nhà cho Oshin, chẳng biết cái thú vui làm chủ căn bếp nhà mì

Để hệ thống pháp luật có chất lượng cao

(LĐCT) - Số 51 - Chủ nhật 30/12/2012 08:38 Trang chủ TS. NGUYỄN QUANG A Một hệ thống pháp luật có chất lượng cao, được thực thi nghiêm túc là nhân tố quan trọng bậc nhất để phát triển đất nước, để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh. Một số luật có các điều khoản trái với Hiến pháp, tức là vi hiến. Một số nghị định trái luật, thậm chí trái Hiến pháp. Trong thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai, nhiều ý kiến cho rằng quy định cho Nhà nước có quyền thu hồi đất là một quy định vi hiến như vậy trong Luật Đất đai hiện hành. Chỉ hợp hiến khi thay việc thu hồi đất bằng việc trưng mua. Sự vi hiến này đã là một nguyên nhân chính dẫn đến sự khiếu kiện quá nhiều về đất đai trong thời gian qua và phải được sửa trong Luật Đất đai sắp tới. Dư luận đã lên tiếng về tính vi hiến của Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định rằng phải ghi tên bố mẹ vào giấy chứng minh nhân dân (CMND). Ngày 24.12.2012, trong bu

“Alô, rồi sao nữa”?

(LĐCT) - Số 51 - Thứ sáu 28/12/2012 11:33 PGS.TS Phạm Văn Tình Không biết từ khi nào, từ alô (allo) được du nhập vào tiếng Việt, chỉ biết rằng, từ này bây giờ đã trở thành từ cửa miệng trong mọi cuộc giao tiếp điện thoại. Bởi bất luận trường hợp nào, khi có tiếng chuông điện thoại reo, thì việc đầu tiên là chủ thuê bao nhấc máy và “alô”. Từ này cũng trở thành một từ quốc tế hoá tới mức đa số các ngôn ngữ đều dùng “nguyên dạng” trong giao tiếp điện thoại như một phát ngôn đầu tiên (trừ vài nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức...), có giá trị “xác nhận sự có mặt của nhân vật tham thoại” (trong một số trường hợp, như để gọi loa hoặc kiểm tra độ nhạy của micro người ta cũng có thể nói: “Alô, alô, đồng bào chú ý...”, “Alô, một, hai, ba, bốn...” để tập trung sự chú ý của cử tọa). Vấn đề là, từ góc độ ngữ dụng, sau tiếng “alô” kia thì người nói cần ứng xử thế nào cho hợp lý? Giao tiếp điện thoại có những nét đặc thù khác với giao tiếp thông thường. Trong nói năng hằng ngày, chún

Giải cứu... tiền, quyền

(LĐCT) - Số 51 - Thứ năm 27/12/2012 11:03 Nguyễn Bình Quân Hàng tồn kho bất động sản hàng trăm ngàn tỉ đồng. Lại nhớ một chuyên gia kinh tế đứng trên nóc khách sạn ở Bangkok đếm các cần cẩu mà ông nhìn thấy xung quanh. Quá nhiều: Tới hơn 60 cái. Chỗ nào cũng ùn ùn xây cất và ông đã đưa ra dự đoán vụ khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó. Ta đã lặp lại chuyện này và đang trả giá nặng. Phong trào BĐS  hút rồi chôn một núi tiền nơi các dự án dang dở, các sản phẩm biệt thự, căn hộ cao cấp… ế, các khu phố, thành phố ''ma''. Nguyên nhân là đầu tư, xây nhà  không cho người mua mà cho người đầu cơ. Vay vốn, duyệt vốn, duyệt đất, đền bù đất theo… giá cả, lãi suất "trên trời"… đều không nhắm vào người cần chỗ ở. Trên  80%  người mua là người thu nhập trung bình và thấp, nhưng chỉ có dưới 30% căn hộ nhỏ giá thấp dành cho họ. Lại có đến cũng khoảng 30% hộ dân không bao giờ có thể có tiền mua nhà dù rẻ nhất, nhưng lại không có nhà cho thuê vừa túi tiền của họ. C

Vụ kiện lô cốt ở TPHCM: Người dân đã phẫn nộ

Báo NGƯỜI LAO ĐỘNG, Thứ Sáu, 28/12/2012 10:18 (NLĐ) - Biết là kiện thì sẽ khó thắng cơ quan nhà nước nhưng người dân vẫn kiện để bày tỏ sự bất bình mà bao lâu nay họ phải chịu đựng “Tôi khởi kiện nhằm mục đích chấn chỉnh tình trạng cửa quyền của một số cơ quan Nhà nước”. Câu nói này của ông Nguyễn Văn Lang trong vụ kiện Sở GTVT TPHCM tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-12 đã được đông đảo bạn đọc đồng tình. Vụ kiện này tuy là hiếm hoi nhưng đã phản ánh một thực tế người dân đã dám “chỉ mặt, đặt tên” các cơ quan cửa quyền làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Kiện cho chừa “thói” cửa quyền Vụ kiện này tuy không thắng lợi như ông Lang mong đợi nhưng có thể trở thành một tiền lệ tốt để người dân có thể thẳng thắn chỉ ra cái sai của các cơ quan chức năng trì trệ. Bạn đọc Quang Minh, bày tỏ: “Tôi ủng hộ việc kiện các cơ quan công quyền coi thường quyền lợi hợp pháp người dân. Phải dần xóa bỏ suy nghĩ "phụ mẫu chi dân", cần xây dựng xã hội dân chủ mọi người bình đẳng trước