Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyện ngôn từ trong văn bản luật

Như chúng ta đều biết, mọi văn bản luật đều đặt ra cho ngôn từ hàng loạt yêu cầu. Trong đó có yêu cầu hệ trọng hơn cả và cũng khắt khe hơn cả là mỗi lời của văn bản đều phải đơn trị, tức mỗi lời chỉ nên diễn đạt một ý, và mỗi ý chỉ nên được diễn đạt bằng cùng một lời duy nhất mà thôi. Tính đơn trị ấy sở dĩ hệ trọng bởi nó giúp nâng tính khả thi của các điều luật trong văn bản lên một mức cao hơn, và nhờ đó giúp cho cả người thực thi lẫn người phải tuân thủ nắm chắc được những điều phải thực thi cũng như phải tuân thủ.  Nhưng, tiếc thay, việc này có vẻ vẫn chưa được coi trọng đúng mức, nhất là từ phía người làm luật.  Hai chuyện nhỏ sắp nêu dưới đây có lẽ là những dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu hơn cả cho điều vừa trình bày. 1. Những ai từng sinh sống ở thủ đô vào hai thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước chắc đều nhớ rõ quy định “Cấm bóp còi inh ỏi”. Nghe nói ở thủ đô Moskva thời Liên Xô trước đây (và hình như ngay cả bây thời vẫn thế) cũng có một quy định gần gần như thế. Nhưng bê

Thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh: Nhiều lãnh đạo trượt

Chiều 24-6, tại buổi họp cung cấp thông tin thường kỳ cho các cơ quan báo chí, đại diện Bộ Nội vụ cho biết: Có đến 30% công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh vừa qua không đạt điểm để xét; trong số này có nhiều người là lãnh đạo cấp Cục, Tổng cục. Ngay trong Bộ Nội vụ cũng có 9/22 công chức không đạt số điểm cần thiết. "Điều quan trọng nhất là thể hiện được sự công bằng trong thi cử. Người có trình độ, năng lực tốt chắc chắn sẽ thi đỗ" - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định. Vừa qua, Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong cả nước theo nguyên tắc cạnh tranh. Kỳ thi được tổ chức khách quan, công bằng, nghiêm túc, phản ánh đúng chất lượng công chức dự thi và hoàn toàn không có "vùng cấm". Khác với những kỳ thi trước đây không theo nguyên tắc cạnh tranh, về cơ bản tất cả những người dự thi đều đỗ, tỷ lệ bị trượt chỉ từ 3 - 1

50% hộ nông dân phải đi vay nợ

(Báo Tuổi Trẻ) - Đáng chú ý, số tiền nợ bình quân lên tới gần 50 triệu đồng/hộ chủ yếu vay tư nhân từ anh em, hàng xóm. Thông tin này được TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách - Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), công bố tại hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” sáng 27-6. Cuộc điều tra được triển khai từ năm 2006 với tần suất hai năm một lần, quy mô ở 3.000 hộ dân ở 12 tỉnh, thành phố đại diện cho cả ba miền. Ông Tuấn cho biết thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010 (tăng khoảng 10%/năm), nhưng tốc độ đang giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2008 thu nhập của người dân nông thôn ở mức nghèo nhất khoảng 2,5 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2012 đã tăng lên 10 triệu đồng. Còn người giàu nhất, năm 2008 thu nhập hơn 15 triệu đồng/năm thì năm 2012 đã đạt gần 40 triệu đồng. Tính trung bình, hiện nay người dân nông thôn đạt mức

Giải pháp nào tiêu thụ lúa hàng hóa?

SGGP,  Thứ ba, 25/06/2013, 06:48 (GMT+7) Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã triển khai thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ (quy lúa) vụ hè thu được hơn 1 tuần. Thế nhưng, những ngày qua nông dân ĐBSCL lại lãnh trọn “mùa mưa” do áp thấp - bão, khó khăn chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh đầu ra hạt gạo chịu nhiều áp lực, việc triển khai các giải pháp mang tính chiến lược để giúp nông dân trụ lại nghề trồng lúa là rất cần thiết. Nhiều nông dân may mắn thu hoạch lúa hè thu trước khi mưa dầm. “Chết đứng” vì lúa... ngã!  “Chưa bao giờ hạt lúa buồn như lúc này. 10 ngày qua, mưa liên tục, nước ngập nặng chân ruộng, gần 10 thửa ruộng hè thu bị ngập hết 8, máy gặt đập liên hợp không vào được. Giá công cắt, từ 300.000 đồng/công nhảy vọt lên 500.000 đồng/công”, anh Hai Thức ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang than thở. Anh Hai Thức vừa thuê công cắt một ít, còn lại phải huy động anh em và vợ con để cắt 6 công lúa chạy mộng! Đây cũng là tình cảnh chung của hàng trăm ngàn n

Cần cuộc đại phẫu ngành nông nghiệp

SGGP, Thứ ba, 25/06/2013, 06:09 (GMT+7) Lâu nay, đầu ra cho nông sản luôn là nỗi trăn trở và bức xúc của nông dân. Nông sản được mùa mất giá, được giá mất mùa là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm”, được dư luận đề cập khá nhiều nhưng vẫn không xoay chuyển được tình hình. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp tổ chức sáng 24-6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tâm tư: Chúng ta mong muốn mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng để tăng thu nhập cho nông dân, nhưng với tình trạng như hiện nay thì không thể “chạy theo lượng” được nữa. Bộ trưởng nói: “Chỉ có chừng này (nông sản) mà bà con đã không bán được rồi thì nếu tăng thêm nữa, làm sao bán được”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định: “Để giúp nông dân nâng cao thu nhập, làm giàu từ sản phẩm của mình, chúng ta không thể nói với bà con là hãy sản xuất ít đi để có giá bán cao hơn”. Một trong những nguyên nhân làm ứ đọng hàng hóa nông sản là kim ngạch xuất khẩu giả

Đào đâu ra lãi 30%

Đại Đoàn Kết  -  25/06/2 Theo quy định của Chính phủ, sản xuất lúa hàng hóa (nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long) phải tạo ra mức lãi tối thiểu 30% cho hộ nông dân. Quy định đã ban hành từ nhiều năm nhưng với số đông bà con nhân dân, mức lãi nói trên vẫn đang là niềm mơ ước. Ý kiến của bà con nông dân (không thể có lãi 30%) là có căn cứ. Không chỉ bà con nông dân mà kể cả nhiều chuyên gia đã lên tiếng khẳng định vấn đề này bằng cách đưa ra "những con số biết nói” đầy sức thuyết phục. Năm nào cũng vậy, lúa đông xuân trở thành chính vụ, dẫn đầu cả về diện tích gieo trồng cũng như năng suất và tổng sản lượng. Tại khu vực ĐBSCL (vựa lúa của cả nước) bình quân giá thành sản xuất vụ lúa đông xuân vừa qua được xác định ở mức 3.600 đồng/kg. Với giá thành như vậy, để bảo đảm cho nông dân có lãi 30%, giá mua thóc tối thiểu từ phía doanh nghiệp phải là 4.700 đồng/kg. Thế nhưng, tính bình quân kể cả thóc chất lượng cao và thóc loại thấp, bà con nông dân chỉ bán được với mức giá

Quy hoạch đến năm 2020, ĐBSCL giảm 20 trường, còn 50 trường đại học, cao đẳng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng   (ĐHCĐ) giai đoạn 2006 – 2020. Theo đó, đến năm 2020 cả nước có 460 trường ĐH và CĐ, gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ. Mạng lưới trường ĐH, CĐ được phân bố theo 6 vùng. Tập trung nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với 157 trường, kế đến là Đông Nam Bộ 93 trường, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 88 trường, trung du miền núi phía Bắc 57 trường, thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với 15 trường; ĐBSCL có 50 trường (20 trường ĐH và 30 trường CĐ), so với qui hoạch trước đây giảm 20 trường. đường đến trường còn xa. Ảnh: hiepcantho Theo qui hoạch này, đến năm 2020 cả nước phấn đấu đạt 256 sinh viên (SV) /1 vạn dân; khoảng 70% - 80% SV ĐH được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng , 20% -30% đào tạo theo các chương trình nghiên cứu; đạt bình quân từ 17 đến 26 SV ĐH và CĐ /1 giảng viên (GV) ; trình độ tiến sĩ trong GV ĐH đạt

Lan man từ bài "Phụ nữ Việt nên lấy chồng Tây"

Lại Trần Mai : Mình đã sống hàng chục năm ở Tây Âu, hiện cũng đang sống ở Tây Âu (Thụy Sĩ). Trước đó mình cũng đã từng làm việc ở Mỹ, Nga, Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển khác, nhưng nói thật là không bao giờ thích các nước tư bản phát triển, vì ở đó con người sống quá tham lam, quá ích kỷ, vì ở đó làm giàu là mục tiêu cao nhất, cái tôi của mỗi người là cao nhất, người ta chỉ nhìn cái nhất, không quan tâm đến cái thứ hai, thứ ba, coi cái thứ hai, thứ ba bằng số không tròn trĩnh.  Đừng thấy ở Tây họ giúp người nghèo, làm việc thiện đồng nghĩa với họ văn minh nhân đạo. Họ làm thế vì quy định của xã hội buộc phải làm thế và luật pháp buộc phải làm thế, nó ít xuất phát từ chính tình cảm, con tim của mỗi người. Đáng sợ nhất ở phương Tây là camera theo dõi được bố trí khắp nơi: trường học, bệnh viện, công sở, hầm để xe, trên xe buýt, nói chung ở mọi nơi công cộng..., khiến không ai dám né tránh trách nhiệm xã hội (ví dụ thấy ai bị tai nạn là phải giúp ngay) vì nếu né tránh mà sau