Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ai quản “đầu vào” nông sản?

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 220 - Thứ ba 24/09/2013 12:02 Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ vừa ra phán quyết không áp thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này, “cởi trói” cho con tôm Việt khỏi quyết định bất công của Bộ Thương mại Mỹ. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường nông sản (NS), tránh phụ thuộc vào những áp đặt của các quốc gia nhập khẩu là việc làm căn cơ, lâu dài để giải quyết “đầu ra”. Nhưng “làm sạch” “đầu vào” cho sản xuất các loại NS hiện nay cũng đang là đòi hỏi cấp bách. Nạn phân bón giả, vật tư nông nghiệp (NN) kém chất lượng hoành hành gây bức xúc lớn, đang rất cần một cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. Hội thảo về thị trường phân bón tổ chức tại TPHCM gần đây, nhiều ý kiến bức xúc trước nạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Các vụ vi phạm quy mô lớn hơn, xảy ra ở nhiều địa bàn, có nhiều đối tượng tham gia. Theo qui định, việc sản xuất các mặt hàng này là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đơn vị sản xuất phải trải qua hàng chục

Vụ đi máy bay mất hành lý: Tòa Tân Bình đã thụ lý vụ kiện

(PL)- Mới đây, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã thụ lý lại đơn kiện của bà L. đối với hãng hàng không Vietjetair về việc đòi bồi thường vì làm mất hành lý. Theo yêu cầu của tòa, bà L. đã nộp tiền tạm ứng án phí hơn 600 ngàn đồng. Như  Pháp luật TP.HCM  đã thông tin, ngày 13-2, bà L. đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjetair từ Đà Nẵng vào TP.HCM. Về đến sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), bà không nhận được va li của mình nên báo nhân viên phụ trách tìm kiếm hành lý thất lạc. Ngày 19-2, bà được thông báo không tìm thấy hành lý, tài sản xem như bị mất. Qua điện thoại, hãng hàng không nói sẽ bồi thường 50.000 đồng/kg hành lý. Bà L. không chấp nhận mà đề nghị hãng bồi thường theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng nhưng không được đáp ứng. Bà khởi kiện ra TAND quận Tân Bình đòi bồi thường khoảng 25 triệu đồng. Ngày 6-5, TAND quận Tân Bình thông báo không thụ lý đơn kiện và chuyển hồ sơ đến TAND quận Ba Đình (TP Hà Nội) theo thẩm quyền vì nơi đây đặt trụ sở của hãng hà

"Bổ đề" thống kê

Đào Tuấn 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.  Trong khi 30% sáng cắp ô đi tối cắp ô về 30% dân số thoát nghèo. Trong khi 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống. 100% trẻ con được khám chữa bệnh không mất tiền.  Trong khi không có phong bì thì sơ sinh vẫn ngã như thường. Mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 1 triệu người.  Nhưng 50% trong độ tuổi 15-34 đang thất nghiệp. Đăng ký thất nghiệp giảm 20 ngàn người.  Hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 16 ngàn. Cai nghiện được hưởng chế độ 900k/tháng.  Người cao tuổi được trợ cấp 180k /tháng Chi bộ đừng hỏi đó là cái gì. Bổ đề cơ bản Việt chứ gì nữa. Giờ mình mới hiểu từ độ về Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu cấm có dám làm toán mà chuyển sang chém gió về văn. (từ FB)

Liên kết vùng để phát triển nguồn nhân lực

Trần Hữu Hiệp   Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ động, tích cực tăng cường các hoạt động liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua hoạt động liên kết g iữa 13 tỉnh , thành trong vùng với nhau, với Tp Hồ Chí Minh , các vùng, địa phương khác và bộ, ngành Trung ương . Nhiều hoạt động liên kết như Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL được tổ chức hàng năm, chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, phối hợp đảm bảo quốc phòng – an ninh, vận động an sinh xã hội; thông tin tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực … đã được tiếp cận theo vùng, bước đầu phát huy hiệu quả thiết thực . Liên kết vùng đã thể hiện ngày càng rõ nét vai trò “nhạc trưởng” – “đầu mối chỉ đạo, điều phối” của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban trong việc tham mưu, đề xuất cho Bộ Chính trị, B an Bí thư, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc . Cơ quan Thường trực

Cần chiến lược tổng thể

Báo người Lao Động Để ĐBSCL thoát khỏi nghịch lý “nông dân nghèo sản xuất giỏi”, cần có chính sách tổng thể, nhất quán cho khu vực này Đau nhói làng quê Khai phóng đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân làm nhiều, hưởng ít Khai phóng ĐBSCL: Bế tắc kế sinh nhai Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã cứu nguy cho cả nước khi kinh tế suy thoái kéo dài, trong đó nông sản của ĐBSCL góp công rất lớn. Thế nhưng, mọi mặt của nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL không được phát triển và thụ hưởng  tương xứng với tiềm năng. Khắc phục điểm yếu liên kết  Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Trong thành quả này, công lao của nông dân ĐBSCL xứng đáng được ghi nhận vì góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu. Cá tra cũng vậy, Việt Nam - trong đó chủ lực là ĐBSCL - chiếm đến 99% sản lượng cá tra toàn cầu, xuất sang hơn 130 nước. Đây còn là vùng trồng cây ăn trái lớn nhất nước với diện tích khoảng 260.000 ha, sản lượn

“Nếp nhăn” trên thảm đỏ vào ĐBSCL

(DĐDN) - Sau loạt bài phản ánh những bất cập về hệ thống cầu đường cũng như quy định, biển báo tải trọng cầu đường các tỉnh ĐBSCL, gây thiệt hại lớn cho DN vận tải cũng như sự phát triển của ĐBSCL, đại diện các cơ quan ban ngành ĐBSCL và TP Cần Thơ, “thủ phủ” của ĐBSCL đã lên tiếng về những vấn đề này. Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ : “ Nút thắt” của ĐBSCL Hiện hệ thống giao thông toàn vùng đã hình thành được các trục dọc, ngang xuyên suốt giúp rút ngắn khoảng cách với các địa phương trong và ngoài vùng. Tuy nhiên bước đầu chỉ đảm bảo được vận tải hành khách chứ chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu cho TP. Cần Thơ và cả vùng. Bằng nguồn vốn trung ương, thời gian qua, TP. Cần Thơ và các địa phương trong vùng đã hình thành được các trục dọc như quốc lộ I, xây dựng mới tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ này đảm bảo hệ thống giao thông xuyên suố

Luật phá sản bị phá sản từ khi nào?

Luật Phá sản 2004 thi hành được 9 năm nhưng nó là một sản phẩm pháp luật “chết”, bởi vì không áp dụng được cho các DN có nhu cầu được phá sản. Cho nên có thể khẳng định, Luật Phá sản đã bị phá sản từ khi nó được ban hành! Nói như thế không ngoa, bởi vì luật có 95 điều, nhưng có đến 57 điều được các tòa án, cơ quan, tổ chức liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Chưa kể, mỗi năm có hàng chục ngàn DN dừng hoạt động và giải thể, chỉ riêng năm 2012 có 54.261 DN, nhưng tổng cộng 9 năm, tòa án chỉ mở thủ tục phá sản cho 236 trường hợp, tuyên bố phá sản được 83 trường hợp. Luật Phá sản bị phá sản trong đời sống như vậy là thất bại của người làm luật, là sự lãng phí tiền bạc của nhân dân đóng thuế trả lương cho việc làm luật. Sản phẩm được làm ra không sử dụng được có nghĩa là tiền của bị vứt đi, người làm luật đã không hoàn thành nhiệm vụ của dân giao phó. Nhưng thiệt hại của nó không chỉ dừng lại ở sự lãng phí tiền bạc cho hoạt động soạn luật, mà còn gây hậu quả rất lớn cho nền kinh

Thi hành Luật Phá sản: 9 năm, 83 doanh nghiệp phá sản

Thứ bảy, 14/09/2013, 06:57 (GMT+7) (SGGP).- Sáng 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phá sản (sửa đổi). Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thảo luận tại phiên họp về dự án Luật Phá sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần xem xét lại đối tượng áp dụng của luật. Tham gia hoạt động kinh doanh thì phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phá sản, nhưng dự thảo luật chỉ mới gói gọn đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã mà chưa quy định về các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh là chưa bao quát hết. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện lại cho rằng quy định đối tượng áp dụng như dự thảo luật là phù hợp với tình hình của Việt Nam, nhất là trong tình trạng quá tải của tòa án như hiện nay. Ông nhận định, tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào phá sản là cực kỳ quan trọng và là một trong những vấn đề then chốt để thụ lý