Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mở cửa biển Tây

HỮU HIỆP Báo Cần Thơ, thứ năm, 24/10/2013 20 giờ 07 GMT+0 Trong thập niên 80 thế kỷ trước, ý tưởng thoát lũ ra biển Tây của các nhà khoa học gây nhiều tranh cãi; nhưng được sự ủng hộ và chỉ đạo quyết đoán của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ý tưởng này đã trở thành hiện thực bằng hệ thống công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, chứng minh hiệu quả trong thực tế. Đó là cách người ĐBSCL "trị thủy", vừa chung sống với lũ, vừa thể hiện tầm nhìn từ đất liền ra biển. Ngày nay, đối mặt trước nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, trước yêu cầu phát triển bền vững và trù phú, người đồng bằng không chỉ cần "tầm nhìn ra biển", hướng ra biển Đông mà còn phải biết "mở cửa biển Tây". Nổi lên là vai trò của đảo ngọc Phú Quốc. Tiềm năng, lợi thế và thách thức ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp 3 mặt biển: Đông, Tây, Nam với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng bi

Bà Ba Sương trở lại thương trường

Báo Tuổi Trẻ, 21/10/2013 11:04 (GMT + 7) TT - Có mấy ai biết trong thời gian vướng vào những rắc rối pháp luật, bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương) - Anh hùng lao động thời đổi mới, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), vẫn âm thầm đi tìm con đường riêng cho mình. “Năm năm qua là những tháng ngày trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa đối với tôi. Tự tay tôi làm những hũ dưa kiệu, dưa hành, dưa món, dưa tai heo... đặc sản của miền Tây chào bán cho bạn bè, người dân Sài Gòn để tích cóp tiền chi tiêu và trả tiền thuê nhà trọ. Tôi đã mày mò nghiên cứu cho ra đời trên 20 sản phẩm từ trái cây, rau củ quả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu” - bà Sương mở đầu câu chuyện. Trái cây “Cô Ba Sương” Sau một ngày làm việc, bà Trần Ngọc Sương trở về tá túc tại căn nhà của người em gái ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ - Ảnh: H.T.Dũng Bà Ba Sương cho hay ý định làm trái cây đã được bà ấp ủ từ lâu, nhưng phải đến tháng 11-2009, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm (bị tòa tuyên 8 năm tù nhưng đư

Xu hướng “doanh nghiệp xã hội”

Báo Tuổi Trẻ, 19/10/2013 07:22 (GMT + 7) TT - Doanh nghiệp xã hội không còn là điều mới mẻ nhưng loại hình này đang trở thành một xu hướng mới và được dự báo sẽ cất cánh trong tương lai. Tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp toàn cầu (GES) lần 4 diễn ra tuần qua ở Kuala Lumpur (Malaysia), vấn đề doanh nghiệp xã hội được đề cập đến trong ít nhất ba phiên thảo luận và có một phiên dành riêng cho chủ đề này. Nhiều diễn giả cho rằng doanh nghiệp xã hội sẽ là xu hướng mới. Ngay từ đầu phiên thảo luận về chủ đề này hôm 12-10, chuyên gia về doanh nghiệp xã hội người Anh, cô Melody Hossaini, chia sẻ: “Xin chào mừng bạn đến với tương lai của sự thịnh vượng trong kinh doanh, đó là doanh nghiệp xã hội”. Theo cô, nói nôm na doanh nghiệp xã hội là nơi kinh doanh với mục đích tốt, một sứ mệnh xã hội. Nó cũng khác với các tổ chức từ thiện, nơi không kinh doanh mà chỉ nhận tiền quyên góp. Dùng kinh doanh hóa giải tệ nạn Xuất hiện trên sân khấu của phiên thảo luận hôm ấy có một ngư

Phố ngập và tư duy ngập nước

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 244 - Thứ ba 22/10/2013 15:37 Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) do Bộ TNMT công bố, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100; có khoảng gần một nửa diện tích ĐBSCL bị ngập. Không còn là kịch bản, ảnh hưởng của BĐKH đã ngày càng hiện rõ. Những ngày qua, nước ngập tràn cục bộ đã xảy ra ở nhiều thành phố lớn ở miền Tây. Nhiều tuyến đường chính đã “biến thành sông”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của người dân. Lũ năm nay không cao, nhưng các công trình xây dựng có cao trình vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000 đã bị ngập. ĐBSCL lại bị “thiệt hại kép” do nước biển dâng và tác hại của tình trạng sử dụng nước trên dòng chính Mêkông. Hợp sức cùng tác hại của thiên nhiên, con người đã “kéo mực nước lên” bằng những công trình lấp sông, chặn dòng chảy làm thuỷ điện, “trích máu dòng Mêkông”. Nhiều công trình thuỷ lợi cục bộ “mạnh ai nấy lo” đã phá vỡ các “túi chứa” nước lũ được

Nín thinh là đồng ý (?!)

Trần Hiệp Thuỷ Tuần qua, báo chí đăng tải ý kiến chuyên gia và tác giả có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 như Trần Đăng Khoa, Đỗ Trung Quân, … cho thấy “cẩm nang học trò” đang có nhiều “sạn”. Người biên soạn và biên tập sách giáo khoa đã tuỳ tiện sửa thơ của tác giả. Câu thơ “trẻ con” rất hay của Trần Đăng Khoa: “ Trăng tròn như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời ” được sửa thành “ Bạn nào đá lên trời”. “Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng” của Đỗ Trung Quân được sửa thành “ Chiều chiều con thả trên đồng”. Thay vì tiếp thu và sửa chữa, thì người làm sai lại cho rằng, việc “biên tập” lại là cần thiết. Họ đã “xin phép” và được sự đồng ý của tác giả, bằng chứng là ở bìa cuối sách trong lần xuất bản đầu tiên có ghi thông tin này. Tác giả của tác phẩm bị “sửa” thì kêu “Có ai hỏi tôi đâu”. Đúng là các nhà văn, nhà thơ đã “nín thinh” hơn mười năm qua, nhưng không hẳn là họ đồng ý.   Tương tự, hàng ngày, chủ thuê bao điện thoại di động phải c

Giáo viên gồng mình gánh … sổ sách

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 234 - Thứ năm 10/10/2013 14:04 Có người “chịu khó” cộng các loại sổ sách mà nhiều giáo viên (GV) ở các tỉnh miền Tây đang phải gồng gánh hiện nay lên đến... 24 loại. GV bộ môn phải có sổ giáo án môn học, giáo án hướng nghiệp, giáo án hoạt động ngoài giờ, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự nghiên cứu, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra, sổ học nghị quyết, sổ họp chuyên môn, sổ họp hội đồng sư phạm,... GV chủ nhiệm phải có sổ chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm, sổ điểm lớn, sổ theo dõi học sinh (HS), sổ lưu hồ sơ, sổ kê khai đóng học phí, sổ điểm cá nhân, học bạ, kế hoạch phối hợp với phụ huynh HS, kế hoạch theo dõi HS cá biệt. Trong đó, nhiều loại sổ, nội dung trùng lắp như sổ kế hoạch cá nhân của GV tương tự sổ báo giảng ghi nhận việc GV dạy lớp nào, tiết nào, nội dung gì. Có sổ theo dõi HS lại phải thêm kế hoạch theo dõi HS cá biệt. Nhiều loại sổ đến mức phải có thêm... sổ ghi các loại sổ. Thống kê, ghi chép đầy đủ để phản ánh đúng thực chất việc

Bi hài đặt tên doanh nghiệp

Báo Tuổi Trẻ, 19/10/2013 05:25 (GMT + 7 ) TT - Đặt tên doanh nghiệp (DN) đang là chuyện khó đối với một số nhà đầu tư khi đứng ra lập DN mới, cả cơ quan quản lý cũng gặp nhiều phen khó xử. Thực tế này xuất phát từ một vài quy định trong Luật đăng ký kinh doanh còn thiếu rõ ràng. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết vừa tiếp nhận xử lý những vụ việc đặt tên DN gây tranh cãi. Có DN đăng ký tên là Công ty TNHH Lê Quý Đôn nhưng bị cơ quan đăng ký kinh doanh bác. DN này đi xác minh tại Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thì được bộ nói đến thời điểm này chưa có cơ sở xác nhận Lê Quý Đôn là danh nhân. Trường hợp thứ hai là xin phép đặt tên Công ty TNHH Chín Tầng Mây cũng bị gạt bỏ. Chủ DN phản ảnh vì sao không cấp thì cơ quan chức năng giải thích “chín tầng mây” là tên một web sex nên cấp không được vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Doanh nghiệp khóc ròng... Chưa hết, thời gian qua cơ quan đăng ký kinh doanh tại nhiều địa phương còn tiếp nhận nhiều sự việc bi hài trong đặ