Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Xử Bầu Kiên hay xử ai?

Nguyễn Vũ Thứ Tư,  28/5/2014, 08:56 (GMT+7) Vài lời:  Một bài viết hay! Bầu Kiên từng là tâm điểm thu hút sự chú ý trên sân bóng. Nay, chính vì sự thiếu vắng của luật pháp ông lại tiếp tục là người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.  Ảnh: Nguyễn Huy (TBKTSG Online) - Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên, người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng. Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì? Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm

"Điểm nghẽn" trong nông nghiệp

Báo Nhân Dân cuối tuần, Thứ sáu, 23/05/2014 - 04:37 PM (GMT+7) Suy giảm đầu tư là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng chậm dần của ngành nông nghiệp. Nếu không có sự đột phá trong cơ chế chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao trong nông nghiệp, ngành này sẽ rất khó tìm lại đà tăng trưởng của một thời. Vì sao các doanh nghiệp e ngại đầu tư? Tại hội thảo "Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao" do Báo Nhân Dânphối hợp Ngân hàng Nhà nước, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) - Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổ chức mới đây, thực trạng doanh nghiệp e ngại đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được tập trung lý giải. TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ nhìn nhận, tình trạng đầu tư thấp trong nông nghiệp kéo dài từ sau năm 2000 đến nay có một phần nguyên nhân từ việc thể chế cho phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm thấu đáo

“Đóng mác” cá tra - mừng và lo

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ ngày 24/05/2014 03:25 (GMT + 7) TT - Chính phủ vừa ban hành nghị định số 36 (hiệu lực từ ngày 20-6-2014) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đang thu hút sự quan tâm của nhiều thương nhân, doanh nghiệp, người dân... Thu hoạch cá tra tại xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang - Ảnh: Chí Quốc Theo quy định mới, hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra thương phẩm chính thức trở thành ngành kinh doanh có điều kiện, phải phù hợp quy hoạch được công bố. Con cá tra VN được “đóng mác” tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc; các hợp đồng xuất khẩu cá tra phải được đăng ký tại Hiệp hội Cá tra VN mới được hải quan chấp nhận thông quan. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra VN quả là một kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ trong một thời gian ngắn, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang hơn bất kỳ cây, con nào. Từ hơn 5.000ha nuôi trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá tra

Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc

Báo Tuổi Trẻ, 23/05/2014 08:21 (GMT + 7) TT - “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam. Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược, vì thế luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ. Thủ tướng

Nhớ nước mắm đồng cá linh của má

Trần Hữu Hiệp Báo điện tử Dân Việt ngày 22-5-2014 Hồi xưa ở xứ tôi, vào mùa nước son, cá linh và các loại cá trắng miệt trên Biển Hồ, Tân Châu, Châu Đốc, theo con sông Hậu đổ về Cần Thơ nhiều vô kể. Đó cũng là lúc dân quê tôi chuẩn bị đủ loại dụng cụ bắt cá. Mùa nước lên, nhớ tép mòng um lá chanh Mắm tép quê nghèo Mắm chua cá cơm, món ngon quê Nước mắm truyền thống nhiều ưu điểm Giăng lưới cá linh, mỗi người phải cầm năm ba tay lưới, thả dưới sông cách nhau vài mươi thước một tay. Cá mắc lưới, người lớn ruộn cả lên bờ cho trẻ con tha hồ gỡ. Còn đóng đáy, đặt nò, đặt gió, trúng làn cá linh đi, thì phải đổ sá.  Ông tôi còn kể, hồi nẫm cá nhiều, ăn không hết, làm mắm cũng dư, dân xứ tôi còn dùng làm dầu cá thắp đèn, sang hơn một số nơi phải đốt đèn dầu mù u. Do cá nhiều quá, không ai dùng cân để cân ký cá linh, mà chỉ dùng giạ để đong (cũng có thể chẳng mấy nhà có cây cân). Cá linh lớn thì kho mía, kho lạt dầm me, hay trái giác, một loại dây leo hàng rào có vị chua như trái

Để nông nghiệp, nông thôn “đất Chín Rồng” cất cánh

(LĐ) - Số 114   TRẦN LƯU   - 8:50 AM, 20/05/2014 Sau 30 năm CNH - HĐH, nền nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Sau 30 năm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), nền nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, hàng loạt những bất cập đã và đang kiềm hãm sự phát triển của toàn vùng.  Cần có những giải pháp đồng bộ và thực sự đi vào chiều sâu để nền nông nghiệp “đất Chín Rồng” cất cánh. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo khoa học “CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL - 30 năm nhìn lại” diễn ra ngày 19.5 tại TP.Cần Thơ. Hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Cần Thơ phối hợp tổ chức...  Còn đó nỗi lo... ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, chiếm 33,2% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp l