Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

11 vị thanh gia giao thông Cần Thơ sao là “luân chuyển”

Báo Tuổi trẻ, 14/09/2016 Trần Hiệp Thủy TTO - Việc luân chuyển tạm thời 11 công chức, viên chức ra khỏi vị trí công tác thanh tra giao thông ở Cần Thơ cần được nhận thức rõ ở góc độ pháp lý để tránh cái nhìn không đúng về “cán bộ luân chuyển”. Ba cán bộ thanh tra giao thông bị bắt (trái) và "cò" Nguyễn Văn Cẩn (phải) Xử lý “cái đuôi” của vụ án “3 cán bộ thanh tra nhận bảo kê 3,5 tỉ đồng”, mới đây Sở GTVT Cần Thơ đã gửi “thông cáo” đến các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ về việc luân chuyển tạm thời 11 công chức, viên chức ra khỏi vị trí công tác thanh tra giao thông (TTGT). Việc luân chuyển này được cho là theo đề nghị của Công an Cần Thơ, nhiều báo đã loan tin nhưng nhìn ở góc độ pháp lý, cần được nhận thức rõ để tránh những tác động tiêu cực, liên quan đến một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về luân chuyển cán bộ và một cái nhìn không đúng về “cán bộ luân chuyển”. Thông tin công khai mà dư lu

Bất an điện than Duyên Hải

SGGP, Thứ bảy, 03/09/2016, 08:21(GMT+7) Trong các trung tâm nhiệt điện tại ĐBSCL, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải ở xã Dân Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) được xây dựng nhanh nhất. Trung tâm có 4 nhà máy, một nhà máy đã phát điện thương mại, một nhà máy đang vận hành thử và một nhà máy đang xây dựng. Chuyến đi với các chuyên gia của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Trung tâm Con người và thiên nhiên (Pan Nature) mới đây về khu vực này chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Một góc Trung tâm Điện than Duyên Hải, Trà Vinh  Cạn kiệt nguồn lợi Ngôi nhà nhỏ của ông Lý Văn Ngoan chơ vơ giữa vùng đất hoang ở ấp Láng Cháo, xã Dân Thành. Ông bận quần đùi, áo phông nhàu nát, khuôn mặt khắc khổ, nom già hơn cái tuổi 55. Mắt ông nheo nheo ngơ ngác nhìn quanh, nhìn mà chẳng nhìn gì cả vì xung quanh chỉ có cỏ dại, những khoảnh ruộng nước đục lờ nhờ không cá tôm. Xung quanh không có gì giúp cho cuộc sống củ

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Hồ Đình Vũ Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.  Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Buôn có bạn, bán có phường  1 Tên do địa hình, địa thế:  Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:  “Gió đưa gió đẩy, / về rẫy ăn còng, / về bưng ăn cá, / về giồng ăn dưa…”  Giồng  là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình

Hậu Giang: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực từ góc nhìn so sánh và tiếp cận theo vùng

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, ngày 12/8/2016 TCCSĐT - Tình trạng sản xuất thiếu liên kết, quy mô nhỏ lẻ, đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, mỗi tỉnh, thành phát triển sản phẩm chủ lực theo kiểu “mạnh ai nấy làm” hoặc mô phỏng lẫn nhau thường dẫn đến cạnh tranh cục bộ, triệt tiêu nguồn lực. Trong bối cảnh đó, việc tỉnh Hậu Giang xác định các mặt hàng nông sản chủ lực để tập trung đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ là hướng đi đúng, căn cơ. Vấn đề đang đặt ra là cần đặt những nỗ lực mang tính đột phá của Hậu Giang trong mối liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long và lợi thế so sánh để phát triển bền vững. Con đường lúa gạo miền Hậu Giang Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản phẩm chủ lực Sản phẩm chủ lực là khái niệm để chỉ những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh vượt trội, quy mô lớn, tính đồng nhất cao, có sức lan tỏa và chi phối, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của một địa phương, một vùng lãnh thổ, một quốc gia. Một số quốc gia còn xác địn

Đề nghị không làm sân bay An Giang 3.400 tỉ đồng

Báo Tuổi Trẻ Online, 10/08/2016 TTO - Đó là kiến nghị của ông Trần Hữu Hiệp, vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tại buổi họp lấy ý kiến về báo cáo kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và hệ thống logistics vùng Tây Nam bộ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức chiều 10-8.  Ông Trần Hữu Hiệp phát biểu quan điểm về việc đầu tư sân bay An Giang tại cuộc họp chiều 10-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC Buổi họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức vào ngày 22-8. Ông Hiệp nêu ba lý do của kiến nghị trên: Thứ nhất vốn đầu tư dự án sân bay quá lớn, thứ hai khoảng cách địa lý với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) là quá gần và thứ ba là

3.400 tỷ xây sân bay An Giang: Vẫn chưa cần thiết

Báo Đất Việt Thay vì xây sân bay An Giang, nên tập trung ưu tiên cho các dự án giao thông đang đầu tư dở dang. ·                   Ứng vốn SCIC cho sân bay Long Thành: Sai mục tiêu nhưng... ·                   Ứng vốn SCIC cho sân bay Long Thành: Xin vội quá... Đó là nhận định của ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tại buổi họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị chuyên đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Bộ GTVT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức vào ngày 22/8. Bên cạnh đó, ông Hiệp đưa ra 3 kiến nghị: " Thứ nhất,  vốn đầu tư dự án sân bay quá lớn, trong khi điều kiện của chúng ta rất là khó khăn, mà lĩnh vực bức xúc hiện nay cũng không phải ở lĩnh vực đó, vì vậy, nên cân nhắc kỹ. Thứ hai,  khoảng cách địa lý với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) là quá gần. Ở ĐBSCL đã có sân bay Cần Thơ, Rạch

Bàn tròn: Điểm cốt lõi là hài hòa lợi ích

Nhân Dân Cuối tuần, thứ Sáu, 05/08/2016 Làm thế nào để kích hoạt được Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ? Chủ đề nóng này sẽ được các ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ, và ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, bàn thảo cùng Báo Nhân Dân cuối tuần. Phóng viên (PV):  Thưa các ông, muốn phá thế cạnh tranh lẫn nhau giữa 13 tỉnh ĐBSCL thì liên kết vùng (LKV) sẽ phải tập trung vào điểm nào? Làm sao để có được chính sách đặc thù đủ mạnh để điều chỉnh một số lĩnh vực mũi nhọn như nông nghiệp, thủy sản…? Ông Trần Công Chánh:  Đây là một câu hỏi thú vị. Thực tế, LKV là câu chuyện không đơn giản, nhất là trong bối cảnh, lâu nay các tỉnh còn tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy cần hoàn chỉnh qu