Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Quá khứ cơ cực ăn cơm độn khoai sắn của đại gia Việt

Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ nghèo khó, cơ cực. Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các  đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ những nghèo khó, cơ cực. Ông Trần Trinh Trạch, cha của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy Theo Vietnamnet, ông Trạch khoảng 10 tuổi đi làm công cho một gia đình điền chủ có quốc tịch Pháp. Hàng ngày, ông chăn trâu cắt cỏ làm lụng như một đày tớ để rồi được trả công bằng những chén cơm thừa canh cặn.   Cuộc sống lam lũ như thế dần trôi được 2 năm. Đến năm 1881, chính quyền thực dân Pháp ra một quyết định, con những người Tây gốc Việt phải đọc và nói được tiếng Pháp. Trường dạy tiếng Pháp được mở ra nhưng con ông điền chủ lại không mặn mòi với việc học. Ông điền chủ gọi ông Trạch lên đưa cho ông mấy bộ đồ mới tinh bảo ông mặc vào và đi học thay cậu chủ. Công việc chăn trâu giao cho người khác. Ông tư chất thông minh hơn người

Ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm với Phú Quốc

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Chủ Nhật,  6/11/2016 (TBKTSG) - Con đường từ công trường đến "thiên đường du lịch" đang mở ra với Phú Quốc, nhưng để đến đích, không chỉ là tăng tốc đầu tư mà cần làm mát, làm sạch môi trường đảo ngọc. Phú Quốc được nhận diện, không chỉ là một đặc khu kinh tế, mà cần được xây dựng, phát triển theo mô hình hòn đảo thông minh, trở thành điểm đến khác biệt, hấp dẫn, an toàn. Lấp lánh đảo ngọc quốc gia Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam (tổng diện tích tự nhiên gần 60.000 héc ta, tương đương đảo quốc Singapore, với 27 hòn đảo lớn, nhỏ), nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhất là chuỗi các điểm du lịch nổi tiếng như Singapore, Phuket, Bali, Hồng Kông, Nhật Bản, Jeju... Phú Quốc là một mắt xích quan trọng để kết nối các chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, giải trí tầm cỡ quốc tế. Tron

Hợp tác xuyên biên giới từ góc nhìn vùng Tây Nam Bộ

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, 8/11/2016 TCCSĐT - Biên giới và vấn đề hợp tác xuyên biên giới trước đây thường được tiếp cận theo nghĩa “biên giới cứng”. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa, các khái niệm này không còn được hiểu đơn thuần theo nghĩa truyền thống (ranh giới giữa các quốc gia) do nó luôn bị tác động trực tiếp hay gián tiếp bởi các yếu tố của “biên giới mềm”. Vì thế, vấn đề biên giới và hợp tác xuyên biên giới giờ đây nên được nhìn nhận theo nghĩa rộng hơn. Hợp tác xuyên biên giới không chỉ diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư mà nó còn biểu hiện đa dạng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường và các yếu tố an ninh phi truyền thống khác. Ngã ba biên giới (VN-Lào-CPC) tại Kon Tum Vấn đề “hợp tác xuyên biên giới” từ góc nhìn lý luận và thực tiễn vùng Tây Nam Bộ Theo Tổ chức Di cư quốc tế, thì biên giới (border) là đường chia cắt lãnh thổ trên đất liền hay trên biển của hai quốc gia hoặc các phần lãnh thổ của quốc gia. Ba yếu tố qu

Danh tướng cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn trên chiến trường

Để không phải đối đầu với bạn là tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, tướng Thoại Ngọc Hầu tự ý rời Phú Xuân về Gia Định khi chưa có lệnh vua. Theo sử cũ, Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu cùng quê làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) - nay là phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Hai người chơi với nhau rất thân, cùng uống nước một giếng làng, cùng tắm chung dòng sông Hàn. Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn Văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long) rồi tình nguyện theo phò Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) khi mới mới 16 tuổi. Gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) rồi vào Bình Định gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Tính khí đều kiên cường, bất khuất nên cả hai sớm trở thành tướng tâm phúc của Nguyễn Phúc Ánh và Nguyễn Huệ. Nguyễn Văn Thoại làm đến chức Khâm sai Bình tây Đại tướ

KHÔNG TÊN, GẠO VIỆT MÃI THIỆT

http://vtv.vn/video/chuyen-nha-nong-khong-ten-gao-viet-mai-thiet-178810.htm

Thư viện VideoClip: 40 năm đổi mới - Nhìn từ Đồng Tháp Mười

Vì sao gạo Việt “đội lốt” gạo Thái?

Tuổi Trẻ, ngày 02/10/2016 Trần Hữu Hiệp   Trên thị trường nội địa gần đây xuất hiện hiện tượng gạo Việt được đóng gói nhưng dán mác gạo Thái Lan bày bán tràn lan. Ngay cả các chợ lớn và siêu thị cũng bày bán các sản phẩm gạo Việt “đội lốt” gạo Thái. Vì sao? Dù mỗi năm gạo xuất khẩu đem về hơn 3 tỉ USD cho VN nhưng chủ yếu là gạo không có thương hiệu. Trong ảnh: công nhân vận chuyển gạo xuống ghe đưa đi xuất khẩu tại một công ty ở Tiền Giang - Ảnh: HỮU KHOA Thời gian gần đây, trên thị trường nội địa xuất hiện hiện tượng gạo Việt được đóng gói nhưng dán mác gạo Thái Lan bày bán tràn lan. Không chỉ ở các điểm bán gạo nhỏ lẻ, ngay cả các chợ lớn và siêu thị cũng bày bán các sản phẩm gạo Việt “đội lốt” gạo Thái. Trong thực tế, phần lớn các loại gạo gắn mác Thái không phải từ nhập khẩu mà được sản xuất tại ĐBSCL. Một trong những lý do có hiện tượng gạo Việt “đội lốt” gạo Thái là nhằm nâng giá bán cũng như thu hút nhiều hơn sự quan tâm của người tiêu dùng. VN nằm trong nhóm quố

Quá tải nhiệt điện than ở “vựa lúa”

Trần Hữu Hiệp Báo Nhân Dân, t hứ Sáu, 23/09/2016, 08:58:32 Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 dự kiến được đưa vào vận hành cuối năm 2016, phục vụ cấp điện cho các tỉnh, thành phía nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước một thách thức mới với “hai gọng kiềm”: Đó là tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, do ảnh hưởng của các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện và chuyển nước sông Mê Công. Mặt khác, hàng chục nhà máy nhiệt điện than đang mọc lên cũng tạo thành áp lực, bủa vây vựa lúa, thủy sản… của đất nước. Mật độ dày đặc Dọc theo tuyến sông Hậu từ TP Cần Thơ xuống Hậu Giang ra đến cửa biển giữa hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, đã và đang hình thành khoảng 14 nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, theo kế hoạch từ nay đến năm 2020 và tiếp sau, ĐBSCL sẽ được đầu tư, hình thành sáu trung tâm nhiệt điện than tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền