Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Miền Tây chủ động đón lũ

Trần Hữu Hiệp SGGP, Thứ Ba, 25/7/2017 Nước sông Mê Công tiếp tục đổ về ĐBSCL, nhiều khu vực đầu nguồn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên nước đang lên nhanh. Đây là tín hiệu lạc quan cho những người dân ở ĐBSCL đang ngóng lũ. Khác với tình hình các tỉnh miền núi phía Bắc, mấy ngày qua mưa lớn gây lũ ống, lũ quét cục bộ, sạt lở đất gây thiệt hại về người, tài sản; thì phần lớn cư dân miền Tây đang “đón lũ” bằng tâm thế chủ động mà không chủ quan.  Người dân miền Tây gọi mùa nước nổi là mùa lũ. Ở ĐBSCL này không có lũ cuốn, lũ quét, càng không có lụt, chỉ có nước lên theo mùa. Mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nói theo các nhà khoa học, nó tham gia kiến tạo và phát triển đồng bằng.  Sông nước miền Tây Mấy năm qua ĐBSCL vắng bóng mùa lũ, kèm theo là hệ quả của việc mất một lượng lớn phù sa và dân cư mất sinh kế mùa nước nổi. Năm 2016, vùng này còn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong lịch s

Ðể chính sách đi vào đời sống

Trần Hữu Hiệp Nhân Dân cuối tuần, thứ bảy, ngày 22/07/2017 Thể chế, bao gồm cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi, cùng với hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực được xác định là “3 đột phá chiến lược” của nước ta. Các năm qua, cải cách thể chế đã góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển, hoàn thiện môi trường kinh doanh tốt hơn. Song trong thực tế vẫn còn không ít chính sách chưa đi đúng trọng tâm, thiếu đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống hoặc “theo đuôi thiệt hại”. Vì vậy không ít giải pháp được thực thi theo kiểu “đau đâu bôi thuốc đó” chứ chưa phải dựa trên các dự báo khoa học, “xét nghiệm” hay “kết quả tầm soát bệnh” để phòng tránh hiệu quả. Chính sách luôn bị “độ trễ” khi đến người dân. Lộc biển - Nông sản đồng bằng. Ảnh: Internet Lại có những chính sách không phát huy tác dụng. Nhiều nông dân phấn khởi trước chính sách hỗ trợ “cơ giới hóa nông nghiệp”. Nhưng Quyết định 63/2010/QÐ-TTg chỉ cho phép hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người dân mua m

“Gỡ khó” hạ tầng giao thông ĐBSCL

Báo Giáo dục và Thời Đại, ngày Thứ Ba, 30/5/2017 Quốc Ngữ GD&TĐ - Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có không ít địa phương trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư nhưng kết quả mang lại rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường không “ưng ý” khi khảo sát hạ tầng giao thông. Đây là thực trạng chung của vùng và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ…  Điều bất cập là được xem như yếu tố then chốt trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đầu tư cho hạ tầng giao thông ở vùng ĐBSCL lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Gặp khó vì hạ tầng giao thông Là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn ở vùng ĐBSCL, những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã không ngừng nỗ lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng nguồn vốn FDI rót vào tỉnh này vẫn rất nhỏ giọt. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường “bỏ của chạy lấy người” khi khảo sát hạ tầng giao thông trong tỉnh. Hiện tại, tỉnh Trà Vinh có 3 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn,

Thư viện VideoClip: Điểm nghẽn cơ chế xuất khẩu gạo

Phỏng vấn phút 12.08

Heo khó, bò khỏe

Báo SGGP, Thứ Sáu, 14/7/2017 06:52 Trần Hữu Hiệp “Giải cứu” thịt heo vẫn là vấn đề nổi cộm của ngành chăn nuôi hơn nửa năm qua. Đã có quá nhiều hoạt động “giải cứu” được phát động, cả hệ thống chính trị nhiều nơi vào cuộc.  Hàng loạt giải pháp được đưa ra, từ kêu gọi, vận động đến quy định chỉ tiêu phấn đấu, chỉ tiêu thi đua. Có lúc giá thịt heo trên thị trường có nhích lên đôi chút, nhưng nhìn chung “đầu ra con heo” vẫn bị nghẽn. Con heo vẫn đang gặp khó. Bò Úc sau khi bị gây choáng sẽ được mổ treo trên dây chuyền hiện đại, an toàn, vệ sinh. Ảnh: Quang Vinh Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nêu ra nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn heo không tiêu thụ được là do “cung vượt quá cầu” và “3 yếu kém” của ngành là chăn nuôi nhỏ lẻ, liên kết và tổ chức thị trường yếu kém. Nhưng thực ra, còn một nguyên nhân của mọi nguyên nhân là bất cập của cơ chế chính sách, chất lượng của quy hoạch, dự báo hạn chế và việc chỉ đạo, điều hành sản xuất chưa gắn k

Nhìn con bò, lo chính sách

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 12/07/2017, 09:30 (GMT+7) Lần đầu tiên ở ĐBSCL, một hệ thống cung cấp thịt bò tươi nhập khẩu nguyên con, sau khi nuôi nhốt và giết mổ bằng các lò mổ tập trung hiện đại, được đưa vào khai thác với thương hiệu “Bò Khỏe” tại Cần Thơ. Sau hơn nửa năm khai sinh, “Bò Khỏe” đã xác lập một chuỗi giá trị của con bò ngoại mới tại vựa lúa Tây Nam Bộ.  “Chuỗi giá trị ngược”: Bò từ Úc đến đồng bằng Hồi cuối tháng 4 năm nay, Tân Cảng Cái Cui (Cần Thơ) đã tổ chức lễ đón tàu biển quốc tế đầu tiên cặp cảng mang theo một lô hàng đặc biệt: 1.800 con bò tơ dưới 20 tháng tuổi từ Úc lần đầu tiên vượt đại dương đến đồng bằng. Cty TNHH TM DV SX Đông Hà là đơn vị nhập khẩu và là chủ đầu tư hệ thống “Bò Khỏe” phân phối thịt bò Úc tươi sống tại Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL và tiến tới mở rộng hệ thống cung cấp bò sạch, chất lượng cao trên toàn quốc. Nhà đầu tư không chỉ nhập hàng, phân phối thịt mà còn đầu tư các trang trại nuôi nhốt tại quận Ô Môn (Cần Th

Phú Quốc: Từ đại công trường đến thiên đường du lịch

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 16/07/2017 05:27 Phú Quốc có trở thành thiên đường du lịch? Tương lai của Phú Quốc ra sao?... Tất cả phụ thuộc vào cách ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm của con người đối với "đảo ngọc" hiện nay Trong 3 nơi được chọn xây dựng thành đặc khu là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) thì đảo Phú Quốc được đánh giá có nhiều lợi thế hơn. Phú Quốc nằm ở khu vực chiến lược biển Tây Nam, giàu tiềm năng, độc lập với đất liền, có điều kiện áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù và là không gian lý tưởng cho việc thí điểm xây dựng một mô hình đặc khu hành chính - kinh tế. Thời gian qua, "phần cứng" trên đảo đã được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới. "Cổng trời" - sân bay quốc tế Phú Quốc, "cửa bể" - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, Dương Đông; các đường trục Bắc - Nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá đã được xây dựng. Theo chân đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước

Đồng bằng sông Cửu Long: Cần đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Bài trên báo QĐND ngày 11-7-2017 Xác định giao thông là một trong ba khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội, thời gian qua, mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có sự quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu để phát huy thế mạnh của vùng và đang là “điểm nghẽn” của quá trình phát triển. Kết nối thông suốt Thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm của vùng ĐBSCL đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 TP Hồ Chí Minh-Năm Căn; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương; tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ-Phụng Hiệp; đường nối Cần Thơ-Vị Thanh... khởi công nâng cấp tuyến vận tải thủy từ TP Hồ Chí Minh qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên và TP Hồ Chí Minh-kênh Chợ Gạo-Chợ Lách-Mang Thít-Đại Ngãi-Bạc Liêu... Bên cạnh các công trình, dự án đã hoàn thành, còn có những con đường mới cùng các cây cầu được đầu tư xây dựng. Đơn cử như