Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một bộ phận ỷ lại vào chính sách hỗ trợ, không tự vươn lên thoát nghèo

Báo Tuổi Trẻ, ngày 18/06/2018 12:05 GMT+7 TTO - Thủ tướng vừa ký quyết định bãi bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do không còn phù hợp; xuất hiện một bộ phận người dân ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo... Sẽ thực hiện theo chính sách khác Theo quyết định 102 thực hiện từ 1-1-2010, người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn được hỗ trợ 80.000 đồng/người/năm; người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn được hỗ trợ 100.000 đồng/người/năm.  Tuy nhiên, đến nay các chính sách nói trên không còn phù hợp. Ngày 6-6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định bãi bỏ quyết định 102. Chủ trương của Chính phủ hiện nay là giảm hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; ưu tiên tăng nguồn lực đầu tư phát triển vùng có đông đồng bào dân tộc

Một vé đến đồng bằng

Báo Tuổi Trẻ, ngày 23/05/2018 09:31 GMT+7 Trần Hữu Hiệp Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ sở hữu vẻ vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc. Từ đó, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình, từ du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống đến du lịch biển đảo chất lượng cao. Khu vực này còn có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP.HCM, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong. Đề án "Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL" xác định sản phẩm du lịch xanh đặc thù "Thế giới sông nước Mê Kông" thể hiện những giá trị cốt lõi trên của du lịch vùng. Thời gian qua, Hiệp hội du lịch ĐBSCL cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong vùng và TP.HCM đã có nhiều nỗ lực liên kết vùng, tiểu vùng, "bắt tay nhau" tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù như "Một điểm đến, bốn

Lý lẽ chửi thề

VnExpress, ngày 08-5-2018 Vài lời: Lần đầu tiên tui đưa lên Blog này bài viết của một ông Tây bằng tiếng Việt, tất nhiên chỉ là link từ trang báo VnExpress. Anh này viết quá hay. Tui khen anh Tây mà buồn cho xứ tui. Dẫu rằng, chuyện anh Tây "chửi thề" tiếng Việt (thật ra là quá nhẹ nhàng) vì một anh chàng giữ xe là chuyện hàng ngày gặp ở mọi nơi ở nước mình, nhưng nó xảy ra trong không gian một trường đại học có tiếng tăm...  Nhớ cách đây hơn 20 năm, c ùng thân phân như anh Tây học tiếng Việt này,  tui  cũng lặn hụp với một ngoại ngữ trên đất khách. Cuối tuần, tranh thủ đi Flohmarkt vừa học thứ "ngôn ngữ ngoài trời", vừa mua đồ rẻ, tui có dịp học lóm mấy tiếng chửi thề của mấy anh bán hàng người Thổ. Học theo miệng và chỉ biết vậy thôi chứ đâu dám chửi ai, vì sợ bị "phò mủ" (thực ra là không có cơ hội dùng như anh Tây này). Ngẫm lại, ngoại ngữ thì điếc, nhưng tính ra cũng biết chửi thề bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tàu, lẫn tiếng ... Cam

Nông dân rau sạch - sự lựa chọn của KTS Lân

Báo Tuổi Trẻ, 25/04/2018 10:30 GMT+7 Du học ra trường với tâm bằng kiến trúc danh giá, nhưng lại chọn con đường mà nhiều người… lắc đầu: “Học cao hiểu rộng mà về làm… nông dân”… Sản phẩm rau trồng theo phương pháp thủy canh khi bán cho người tiêu dùng có luôn bộ rễ - kẢnh: Thanh Tú Đó là câu chuyện của anh Lê Trí Lân, phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Chuyện "bá láp" của Lân Lân kể năm 2005, anh sang Pháp du học ngành kiến trúc. Ra trường anh ở lại làm việc gần 8 năm với mức lương (năm 2017) là 2.500 Euro/tháng. Thời gian làm việc bên Pháp, anh được tiếp cận nhiều mô hình, qui trình sản xuất rau sạch chất lượng cao, trong đó đáng kể nhất là mô hình thủy canh của Israel. Thấy ở Việt Nam mô hình nông nghiệp tốn công sức, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều phân thuốc, trong khi lợi nhuận thấp, lại không an toàn, anh ấp ủ ước mơ sẽ xây dựng mô hình này ngay tại quê hương của mình. Giữa năm 2017, người dân ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Gian

Chuyển đổi đất lúa sang trồng cỏ nuôi bò

Báo Tuổi Trẻ, 04/05/2018 19:26 GMT+7 TTO - Mặt trời chếch bóng, anh Huỳnh Hữu Hiệp thong thả chèo chiếc ghe gỗ men theo mương nước phía sau nhà đi cắt cỏ cho bò. Khoảng 5 phút chèo ghe, một cánh đồng cỏ voi, cỏ alfalfa (linh lăng) xanh um hiện ra trước mắt. Xen giữa là hàng dừa xiêm đã cho trái vụ đầu. Vườn dừa, cỏ xanh um này cách đây hơn 2 năm là cánh đồng lúa "năm được, năm thất" của gia đình anh.   Nông dân Hữu Hiệp chèo ghe đi cắt cỏ. Ảnh: Mậu Trường Trồng cỏ nuôi bò Mới 3 năm trước đây thôi, mỗi năm đầu tắt mặt tối làm đều đặn 3 vụ lúa trên 4 công đất ruộng, song cuộc sống gia đình nông dân Huỳnh Hữu Hiệp (39 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn thiếu trước hụt sau. Hầu như năm nào cũng rơi vào tình trạng được mùa, mất giá hoặc phải thấp thỏm canh mặn. Đỉnh điểm là vụ mùa 2015 -2016, trong đợt hạn, mặn lịch sử toàn bộ 4 công lúa của gia đình anh Hiệp bị mất trắng. "Thiệt hại về lúa vụ đó mất khoảng trên 10 triệu