Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí

Để sầu riêng luôn cười

  Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ - 23/09/2023 10:26 GMT+7 Xuất khẩu trái cây tám tháng đầu năm 2023 đạt hơn 3,4 tỉ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước.  Loại trái cây vua này sau nhiều bận khóc cười bây giờ đang lên ngôi, mang lại lợi nhuận hấp dẫn, tạo ra sức hút mạnh mẽ với nhiều nhà vườn và thương nhân. Xuất khẩu sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước - Ảnh: THẢO THƯƠNG Tròn một năm sau sự kiện lô hàng  sầu riêng  đầu tiên xuất khẩu chính ngạch chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Ước đến cuối năm, trái sầu riêng sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỉ USD, tăng hơn 3,5 lần so năm trước. Bốn lợi thế của trái sầu riêng Việt thách thức vị trí hàng đầu thế giới mà người Thái chiếm giữ nhiều năm qua. Đó là lợi thế gần Trung Quốc - thị trường tiêu dùng sầu riêng lớn nhất thế giới với khoảng 4,2 tỉ USD/năm. Thương nhân Việt chỉ cần 1,5 - 2 ngày là có thể đ

Trông đợi quyết sách khơi thông nguồn lực phát triển

  Trần Hữu Hiệp Báo Đại biểu Nhân dân -  Thứ Ba, 19/09/2023, 15:11 Nguồn lực cho sự phát triển mà Quốc hội quyết là có hạn. Thông qua những trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, mong Quốc hội sẽ đưa ra quyết sách nhằm tạo ra nguồn lực mới, ưu tiên giải quyết các vấn đề mới phát sinh mang tính đột phá cho phát triển. Thách thức từ không gian phát triển mới Năm 2023, trước bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, một số nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái, kinh tế nước ta tuy duy trì ổn định, bảo đảm các cân đối lớn, tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn rất lớn! 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,72%, tạo áp lực lớn lên các quý còn lại của năm 2023 ( mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%, do đó tăng trưởng 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 9%).  Xuất nhập khẩu - động lực chính của tăng trưởng, 8 tháng qua, kim ngạch ước giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%. Hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ, thị t

Trợ lực cho miền Tây tăng tốc phát triển

  Trần Hữu Hiệp SGGP 18/09/2023 06:52 (GMT+7) Gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã và đang có nhiều trợ lực để miền Tây tăng tốc trong giai đoạn phát triển mới. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với 13 địa phương ĐBSCL về thúc đẩy các dự án cao tốc và ODA; đi khảo sát thực tế và có cuộc làm việc với lãnh đạo các địa phương về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được phân công làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng, làm việc với 8 tỉnh, thành để thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Toàn cảnh cầu Mỹ Thuận 2 song song với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, nối tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài khoảng 6,6 km, tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng. Ảnh  NAM LONG (Báo Thanh Niên) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với các địa phương trong vùng ĐBSCL về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Thủ tướng Trần Hồn

Sập sàn đấu giá và hiện thực hóa tài sản vô hình

  Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Tư, 6/09/2023 (KTSG) – Phiên đấu giá trực tuyến biển số ô tô được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam hôm 22-8 phải hủy để tổ chức lại. Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam giải thích là do sự cố kỹ thuật, lượng truy cập tăng đột biến gây quá tải hệ thống, khách hàng không truy cập được vào phòng đấu giá. Đồng thời, đơn vị tổ chức cũng cam kết giữ nguyên quyền lợi khách hàng khi tham gia cuộc đấu giá tiếp theo. Có 11 biển số đẹp của 10 tỉnh, thành được đấu giá. Theo quy định, người tham gia đấu giá phải nộp 40 triệu đồng tiền cọc cho mỗi biển số mong muốn. Nếu thông tin số người tham gia phiên đấu giá lên đến hàng ngàn người, dẫn đến nghẽn mạng như ban tổ chức công bố là đúng thì lượng tiền đặt cọc không nhỏ. Những người muốn sở hữu biển số xe đẹp một cách minh bạch, hay xem việc sở hữu này là khoản đầu tư sinh lợi hẳn đã tham gia vì muốn cạnh tranh sòng phẳng chứ không chỉ ngồi hóng. Thật không may khi phiên đấu giá chưa “mở hàng” đã sậ

Để ai cũng được mưu sinh trên quê hương mình

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM -  06/09/2023 - 06:29 PNO - Ngay khi hết dịch, đất quê vẫn không giữ chân được người quê. Họ lại quay về cuộc sống bấp bênh nơi phố thị để tìm kiếm việc làm. Trong 7 tháng đầu năm 2023, cả nước có 113.300 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng, có 16.200 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Các nữ công nhân làm việc trong một công ty dệt may ở khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Làm việc cho doanh nghiệp trong tỉnh nhà giúp họ có điều kiện chăm sóc gia đình - Ảnh: Huỳnh Lợi Mặc dù Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định tiếp tục hỗ trợ 1-3 triệu đồng từ kinh phí công đoàn cho người bị giảm giờ làm, ngừng việc, mất việc từ ngày 1/4 đến ngày 31/12 năm nay, nhưng đó cũng chỉ là nguồn động viên trong muôn vàn khó khăn của lao động ngoại tỉnh và không phải ai cũng được hưởng. Trong tình thế chông chênh, nhiều người lao động mất việc phải chọn con đường h

Khai thác tốt dư địa để xuất khẩu thủy sản về đích

  Trần Hữu Hiệp SGGP - 05/09/2023 05:25 (GMT+7) Trong bối cảnh chung, xuất khẩu thủy sản khó có sự bừng sáng ngoạn mục. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cần tận dụng để mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu trong các tháng tiếp theo. Xuất khẩu thủy sản sau khi đạt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong năm 2022 đã rơi vào khó khăn trong năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 5,68 tỷ USD, giảm 25,4% so cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm cao nhất trong các nhóm nông sản. Từ giữa năm, các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu thị trường và Hiệp hội Thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi và tăng tốc từ quý 4-2023 để đạt tổng kim ngạch xuất khẩu trên 9 tỷ USD. Liệu ngành hàng xuất khẩu tỷ USD này có thực sự ấm lên vào cuối năm? Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực, chiếm hơn 49% tỷ trọng toàn ngành như tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc tuy đang phục hồi nhưng vẫn còn trong thế

Vẽ lại bản đồ du lịch cao tốc miền Tây

  Trần Hữu Hiệp Báo Đại biểu Nhân dân -  Thứ Sáu, 01/09/2023, 09:50 Đồng bằng sông Cửu Long sau nhiều thập kỷ "khát" đường giao thông, đang thời kỳ tăng tốc xây dựng. Trong đó, hệ thống đường cao tốc đang mở ra không gian phát triển mới, kết nối các cụm, tuyến, điểm đến du lịch. Cao tốc đang vẽ lại bản đồ du lịch miền Tây, mở đường phát triển. Không gian phát triển mới Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 300 năm hình thành và phát triển. Đây là vùng đất có văn hóa đậm đặc và mang bản sắc riêng. Đó là văn hóa châu thổ, văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, văn hóa Óc Eo của người Việt cổ, của các dân tộc Khmer, Chăm, Việt cùng sinh sống, chia sẻ, giao lưu. Đó là văn hóa sông nước, miệt vườn, làng nghề, ẩm thực… Tất cả đã tạo nên cốt cách con người vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, trong đó có 9 di tích quốc gia đặc biệt, 204 di tích cấp quốc gia, 618 di tích cấp tỉnh. Rõ ràng, tài nguyên văn hóa của vùng hết sức phong phú, đa

Tiếp sức cho ngành xuất khẩu tỉ đô phát triển

Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM - 21/08/2023 - 06:09 PNO - Cùng với gạo, xuất khẩu rau quả là 1 trong 2 điểm sáng về xuất khẩu của cả nước những tháng qua. Chỉ trong 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 3,25 tỉ USD, vượt giá trị xuất khẩu rau quả của cả năm 2022 (3,16 tỉ USD). Nhìn từ động lực thị trường thì nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Đặc biệt, các nghị định thư được ký với nước này đã khai thông dòng chảy rau quả. Mặc dù bị tác động của lạm phát, các thị trường khó tính như Mỹ, các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc, New Zealand… vẫn tiếp tục nhập khẩu rau quả của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng ấn tượng của ngành hàng này. Nhìn từ vùng nguyên liệu thì rau quả Việt cũng đã hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh; mạng lưới trang trại, nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đến việc liên kết, hợp tác, đăng ký mã số vùng trồng, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Chúng ta có nhiều giống rau,

Để người trồng thanh long thôi khóc

  Trần Hữu Hiệp SGGP 06/11/2023 07:26 (GMT+7) Sớm hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ, chủ động ứng phó, tạo ra giá trị thặng dư dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Phát triển ngành hàng trái cây tích hợp đa giá trị là hướng đi bền vững để người trồng trái cây thôi lặp lại điệp khúc “cười - khóc”. 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước với hơn 45.000ha, chiếm 82% diện tích và 90% sản lượng. Nhưng giữa lúc toàn ngành trái cây Việt đang tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục hơn 78% so với cùng kỳ năm trước, thì loại trái cây “vua” từng giúp nhiều nông dân làm giàu lại phải ngậm ngùi chịu cảnh rớt giá, mất thị trường tiêu thụ. Người trồng cây thanh long nếm đủ nụ cười và nước mắt. Ảnh: Vietnamnet Hiện nay, tình trạng nhà vườn chặt bỏ cây thanh long đang diễn ra ở nhiều nơi. Các “vương quốc” thanh long Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, giảm mỗi tỉnh vài ngàn hécta. Kim ngạch xuất kh

Thích ứng với biến đổi tự nhiên ở đồng bằng

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM - 06/11/2023 - 06:09 PNO - Ngay khi vùng đồng bằng sông Cửu Long vào cao điểm mùa lũ, cộng với các đợt triều cường dâng cao, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam dự báo, mùa mưa năm nay sẽ kết thúc sớm, tình trạng xâm nhập mặn cũng sẽ đến sớm và nghiêm trọng. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất. Cùng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc các quốc gia đầu nguồn sông Mê Kông xây đập thủy điện tràn lan, chuyển nước dòng chính, nạn khai thác cát bừa bãi, khoan giếng nước ngầm vô tội vạ đã tạo ra hiện tượng sông khát vì khô hạn, nước đói vì thiếu phù sa gây sạt lở, sụt lún đất và các tác động tiêu cực tích lũy liên hoàn, khiến thiên tai ngày càng thất thường và nghiêm trọng hơn. Khi viết về thiên tai ở miền Trung, tôi cho rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và nhân tai phải trở th