Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Trồng lúa IR 50404 và chuyện dự báo hay “bấm độn”?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 26-4-2012 Trần Hiệp Thủy Chọn giống lúa trồng không phải là trò chơi may rủi Mới đây, khi các doanh nghiệp đầu mối thu mua lúa gạo vừa báo cáo hoàn thành vượt 108% chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về đích trước 4 tuần, thì lúc giá thị trường lúa gạo ĐBSCL tăng vọt. Điều trớ trêu là giống IR 50404 mới mấy tuần trước bị coi là thủ phạm gây ế hàng, khó tiêu thụ, nay lại được thương lái tìm mua. Cũng mấy tuần trước đó, người ta trách nông dân “nói hoài không nghe”, đua nhau trồng giống lúa cao sản, tuy là “vua” kháng sâu bệnh, nhưng ngặt nổi phẩm cấp thấp, dân “ngoại quốc ít chịu ăn”. Song, không trồng những giống lúa cấp thấp thì trồng gì? Trước những thông tin tù mù, anh nông dân miền Tây phải chọn lựa, thay vì nghe theo “dự báo”, thì đành “bấm độn”.

Sáng lên diện mạo đồng bằng

Bài trên Báo Lao Động ngày 26-4-2012  Trước thềm Triển lãm - Hội chợ (TLHC) thành tựu 10 năm XD&PT ĐBSCL, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, Trưởng ban Chỉ đạo TLHC có cuộc trò chuyện với Báo Lao Động về những thành tựu, kể cả thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế; từ đó đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển vùng đất giàu tiềm năng này. Ông Quang (ảnh) chia sẻ: Trong 10 năm qua, ĐBSCL đã có sự phát triển toàn diện, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Kinh tế vùng liên tục tăng trưởng 2 con số, hơn gấp rưỡi mức tăng trưởng bình quân cả nước. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, từ một xuất phát điểm thấp, đã có bước phát triển quan trọng, làm thay đổi hẳn diện mạo của vùng.

Đố nhanh không có thưởng

Đố nhanh, đáp gọn: Cái gì đây? Của ai? Lưu ý: Trẻ em dưới 16 tuổi không được tham gia.

“NỢ ĐỌNG VĂN BẢN” & “NỢ XẤU”

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 22-4-2012 Trần Hiệp Thủy Nợ đọng XDCB là mối lo trong đầu tư công, “nợ đọng văn bản” cũng đang là mối lo của Nhà nước pháp quyền. Nhiều đạo luật được Quốc hội ban hành như Luật phá sản, Luật Trọng tài thương mại … trong tình trạng chờ Nghị định hướng dẫn. Đến lượt mình, Nghị định của Chính phủ lại phải “nhờ vả” Thông tư của các Bộ qui định chi tiết. Thậm chí, Luật Trung ương còn phải chờ chính quyền địa phương “cụ thể hóa”, thì mới đến được với người dân. Đường đi của nhiều đạo luật xem ra còn lắm nhiêu khê. Với thái độ “quyết liệt”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ máy của mình (Công văn số 1463/TTg-PL) phải khẩn trương khắc phục “ tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật” . Mặc dù hơn 90% văn bản Luật của Quốc hội là do Chính phủ dự thảo, trình ban hành, nhưng Chính phủ đang là “con nợ” lớn. Theo “chinhphu.vn”, đến cuối năm 2011, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chưa ban hành 58 văn bản hướng dẫn thi hành đối với 22 luật, t

Tăng cường liên kết vùng ĐBSCL

SGGP, thứ hai, 23/04/2012, 14:57 (GMT+7) Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về tăng cường liên kết vùng ĐBSCL. Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì, phối hợp với các địa phương trong vùng tiếp tục triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 740/VPCP-KTN, ngày 1-2-2010, về chủ trương liên kết vùng. Trong đó, xác định rõ nội dung cần liên kết, hợp tác đầu tư để gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm phát huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của các chương trình, đề án đã được phê duyệt trên địa bàn. Phó Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các ngành, địa phương liên quan xem xét, nghiên cứu cơ chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL, trong đó xác định rõ những nội dung cần phải liên kết; trên cơ sở đó xác định danh mục các chương trình, dự án có tính chất liên vùng để kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, báo cáo Thủ tướng; Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với

Chùa “Cử nhân” ở ĐBSCL

(Dân trí) - Chùa Pitu Khôsa Răngsây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo cho bà con Phật tử đồng bào Khmer mà hơn 16 năm qua nhà chùa còn là nơi cưu mang hàng ngàn tăng sinh, sinh viên Khmer đang theo học tại các trường ĐH trên địa bàn TP Cần Thơ. Chùa Pitu Khôsa Răngsây (chùa Viễn Quang), tại số 27/18 đường Mạc Đỉnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Từ năm 1996 đến nay, mỗi năm chùa Pitu Khôsa Răngsây tiếp sức cho 45 tăng sinh, sinh viên (SV) là con em dân tộc Khmer ở các tỉnh ĐBSCL có điều kiện ăn, ở học hành.   Ông Lý Hùng, Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương giáo Hội phật giáo Việt Nam, Phó thư ký, kiêm Chánh văn phòng Ban trị sự phật giáo TP Cần Thơ. Phó Hội trưởng thường trực Hội đoàn kết sư sải yêu nước TP Cần Thơ, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây cho biết thời gian tới ngoài việc tiếp tục giúp đỡ các tăng sinh, SV có điều kiện học hành, nhà chùa xin phép thành lập Quỹ Khuyến học để giúp đỡ kịp thời cho các sinh viên Khmer nghèo, hiếu học cũng như khen thưởng,

ĐBSCL: Đồng tâm, hợp lực để phát triển bền vững

SGGP, thứ hai, 23/04/2012, 04:07 (GMT+7) TRẦN MINH TRƯỜNG Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập. Đầu tư lớn, tăng trưởng nhanh Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ  Bùi Ngọc Sương, trong 10 năm qua, có thể nói thành tựu hạ tầng là quan trọng nhất. Nguồn vốn đầu tư đã tập trung cho 3 khâu đột phá là giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và y tế, an sinh xã hội. Từ đó, tăng trưởng của vùng gần 12% mỗi năm trong 10 năm qua, quy mô GDP gấp 3,5 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; chuyển dịch cơ cấu ki

Tọa đàm trực tuyến: Phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

8:55 AM, 22/04/2012 (Chinhphu.vn) – Sáng nay, 22/4, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Cổng TTĐT Chính phủ và VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.  Quang cảnh Tọa đàm trực tuyến  Truyền hình trực tuyến Còn 5 ngày nữa tại thành phố Cần Thơ sẽ chính thức diễn ra rất nhiều hoạt động chào mừng 10 năm xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là dịp các địa phương trong vùng đánh giá lại kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (giai đoạn 2001-2010). Trong thành tựu 10 năm của vùng Tây Nam Bộ trước hết là việc phát huy nội lực, nhưng điểm quan trọng có thể nhìn thấy rõ nhất là Trung ương quan tâm đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng điểm mang tính đột phá là: Phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và giáo dục - đào tạo nguồn nhâ